Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

phanphongvn

Verified Banker
Chào các thành viên,

Liên quan đến hoạt động tín dụng - nghiệp vụ mà các ngân hàng đều rất quan tâm và kiểm toán nội bộ luôn lên kế hoạch hàng năm kiểm toán hoạt động này. Lần này mình post lên KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG cho mọi người tham khảo , nghiên cứu , áp dụng. Ai có ý kiến, tài liêu gì cùng chia sẽ theo tiêu chí cùng nhau tiến bộ.

KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

I . Mục tiêu của Kiểm toán tín dụng:
1. Kiểm toán hoạt động tín dụng nhằm đánh giá đúng thực trạng, chất lượng tín dụng, phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng từ đó đề xuất tư vấn hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng Giám Đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên các biện pháp, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2. Kiểm toán hoạt động tín dụng là một trong những nội dung chính trong kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm, hàng quý của NHTM và cũng là nội dung chính trong các chương trình kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Chủ Tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc và của Giám Đốc các đơn vị thành viên trong hệ thống Ngân hàng.
II. Yêu cầu của Kiểm toán nội bộ:
1. Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy định, quy trình hoạt động tín dụng hiện hành (bao gồm cả việc đánh giá sự phù hợp của bản thân các chính sách và các quy định và quy trình quản lý tín dụng của hệ thống ngân hàng so với các quý định của Nhà nước và của ngành).
2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3 Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống có đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả không?
4. Đánh giá tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin về hoạt động tín dụng không chỉ ở từng chi nhánh riêng biệt mà trong toàn hệ thống.
5. Đánh giá việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với chương trình hoạt động tín dụng.
6. Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
7. §¸nh gi¸ vÒ viÖc ph©n lo¹i nî vµ viÖc trÝch lËp dù phßng rñi ro theo quy ®Þnh hiÖn hµnh
8. KiÕn nghÞ, t­ vÊn víi H§QT vµ c¸c cÊp l·nh ®¹o vÒ viÖc chØnh söa c¸c vÊn ®Ò ph¸t hiÖn qua ho¹t ®éng kiÓm to¸n
III. Đối tượng kiểm toán hoạt động tín dụng:
1. Là các đơn vị, cá nhân làm việc hoặc liên quan đến nghiệp vụ tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng.
2. Nhiệm vụ chính của các nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm toán nghiệp vụ tín dụng tại Hội sở chính là đánh giá được vai trò tham mưu, tư vấn cho Ban Lãnh Đạo trong quá trình xét duyệt cho vay, ban hành văn bản chế độ và quản trị điều hành hoạt động tín dụng của toàn hệ thống; Tại các chi nhánh, đơn vị thành viên trong hệ thống ngân hàng là đánh giá việc chấp hành chế độ; thực hiện quý trình cho vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh.
IV. Phạm vi kiểm toán hoạt động tín dụng:
1. Toàn bộ doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đến thời điểm kiểm tra hoặc đến thời điểm quý định trong quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền
2. Toàn bộ hồ sơ hiện có tại Hội sở chính hoặc tại các đơn vị thành viên, trong đó cán bộ quản lý chi nhánh đơn vị thành viên tại Hội sở chính và cán bộ tín dụng tại các đơn vị thành viên hiện đang quản lý đối với hồ sơ và số dư nợ còn lại của khách hàng đến thời điểm kiểm tra hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc hoàn chỉnh, bổ sung các tài liệu còn thiếu mà các đoàn kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu chỉnh sửa sau kiểm tra, kiểm toán.
V. Căn cứ kiểm toán hoạt động tín dụng:
1. Căn cứ các văn bản luật hiện hành đã được Quốc Hội thông qua như luật ngân hàng; luật các TCTD; Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước...
2. Căn cứ các quý định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành liên quan như quý chế cho vay, quý chế đảm bảo tiền vay, quý chế cho vay đồng tài trợ, quý chế đăng ký giao dịch đảm bảo, các quý định liên quan đến quyền sở hữu nhà, đất...
3. Căn cứ các văn bản chỉ đạo tín dụng hiện hành của NHTM như chính sách tín dụng; chính sách khách hàng; hướng dẫn thực hiện quý chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; quy trình cho vay và quản lý tín dụng; Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng; định giá tiền vay; quản lý rủi ro tín dụng sổ tay tín dụng...
4. Căn cứ hồ sơ lưu giữ theo quý định tại các Phòng, Ban tín dụng, kế toán... của Hội sở chính và các đơn vị thành viên. Trong đó, Nhân viên kiểm toán khi kiểm toán cần áp dụng đúng các văn bản luật hiện hành, vấn đề phát sinh tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản quý định tại thời điểm đó. Tránh các trường hợp đưa ra các kiến nghị không phù hợp vì áp dụng sai văn bản quý định.
VI. Phương pháp kiểm toán hoạt động tín dụng:
Nhân viên kiểm toán cÇn ¸p dông ph­¬ng ph¸p kiÓm to¸n ho¹t ®éng vµ kiÓm to¸n tu©n thñ ®Ó thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh kiÓm to¸n ®· ®­îc cÊp cã thÈm quyÒn phª duyÖt.
VII. Nội dung kiểm toán hoạt động tín dụng:
1. Đánh giḠrủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng: theo 3 cấp độ (cao; trung bình và thấp). Khi phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng cần đi sâu vào các rñi ro träng yÕu sau:
a/Hồ sơ khách hàng chưa đầy đủ.
b/Các thông tin thẩm định vÒ khách hàng và khoản vay chưa đầy đủ và chính xác.
c/ Không được tuân thủ việc phân cấp uû quyÒn trong quy tr×nh cho vay đối với khách hàng.
d/ Thông tin trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố không khớp đúng với quyÕt ®Þnh phª duyệt kho¶n vay vµ thông tin trên hệ thống SIBS.
e/ Việc đăng ký giao dịch bảo đảm và thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan tài sản bảo đảm tiền vay kh«ng được thực hiện theo đúng quy định.
g/ Căn cứ giải ngân chưa đầy đủ và ®óng quy định.
h/ Công tác kiểm tra khách hàng sau cho vay chưa kịp thời, ch­a bảo đảm chất lượng và ch­a được kiểm soát chặt chẽ.
i/ Việc quản lý thu nợ chưa chặt chẽ.
k/ Việc cơ cấu nợ (gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ) chưa đầy đủ căn cứ.
l/ Việc phân loại nợ chưa thực hiện theo đúng quy định. ViÖc trÝch lËp dù phßng rñi ro ch­a ®óng víi thùc tÕ ph©n lo¹i nî
m/ Công tác đánh giá khách hàng định kỳ chưa được thực hiện kịp thời và đầy đủ.
p/ Việc quản lý phân quyền truy cập vào phân hệ tín dụng trong hệ thống SIBS không đúng quy định.
...
2 Đánh giá chất lượng hoạt động của hÖ thèng kiểm so¸t tÝn dông tại đơn vị được kiểm toán:
Khi đánh giá cần nhận thức tổng thể và đầy đủ theo các nội dung sau:
Rà soát môi trường pháp lý tác động đến hoạt động của Ngân hàng nh­ những thay đổi về luật pháp và phạm vi hoạt động của Ngân hàng sẽ bị tác động, ảnh hưởng; Các vi phạm chế độ chính sách được phát hiện trong các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trước. Các văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cho phép đánh giá tính tuân thủ của Ngân hàng (các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng...).
Xem xét kết quả hoạt động th«ng qua các chỉ tiêu về kết quả hoạt động với kế hoạch trong thời kỳ từ 3 - 5 năm. Các báo cáo tài chính (gồm bản cân đối kế toán và và báo cáo kết quả kinh doanh …).
Xem xét những thay đổi cơ cấu tổ chức cán bộ: Các thay đổi trong cơ cấu tổ chức và nhân sự; Nh÷ng thay đổi nhân sự ở những vị trí chủ chốt, quan trọng (Giám đốc, Trưởng, Phó phòng...); Chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm và chấm dứt hợp đồng làm việc; các chương trình đào tạo...
Xem xét về phương pháp và biện pháp triển khai thực hiện kiểm so¸t hoạt động tín dụng tại đơn vị được kiểm toán.
3. Nội dung kiểm toán nghiệp vụ tín dụng:
3.1 C¸c b­íc thùc hiÖn
-Đánh giá kết qu¶ ho¹t ®éng trong thêi hiÖu kiÓm to¸n
-Xem xÐt về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các Phòng tín dụng và Phòng TĐ&QLTD; C¸c thay ®æi trong ho¹t ®éng tÝn dông
-Xem xét các văn bản, quy định về cho vay, phân cấp uỷ quyền
-KiÓm to¸n thùc hiÖn quy tr×nh quy ®Þnh:

  • Kiểm tra hồ sơ vay vốn với danh mục hồ sơ theo quy định;
  • Kiểm tra néi dung các tờ trình thẩm định, tờ trình cho vay, báo cáo định giá TSĐB: Có đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định không;
  • Các nội dung thẩm định có chính xác không. Có sự kiểm soát của cán bộ quản lý các cấp không...;
  • Kiểm tra trình tự xét duyệt cho vay: Cấp phê duyệt? Hạn mức phê duyệt?Các báo cáo tư vấn của HĐTD, HĐ định giá…;
  • Kiểm tra việc đăng ký giao dịch bảo đảm và lưu trữ giấy tờ gốc liên quan đến TSĐB: Việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm (kịp thời và đầy đủ)? Thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan cã ®Çy ®ñ, kÞp thêi?...
  • Kiểm tra căn cứ giải ngân và đối chiếu chữ ký của khách hàng với mẫu chữ ký đã đăng ký: Cã đầy đủ căn cứ giải ngân;
  • Mục đích giải ngân khớp đúng so với mục đích vay vốn và chuyển đúng đối tượng thụ hưởng; Số tiền giải ngân có nằm trong hạn mức không;
  • Kiểm tra chữ ký trên hồ sơ vay vốn với chữ ký đăng ký giao dịch.Kiểm tra khách hàng sau giải ngân: Rà soát và đối chiếu các nội dung của Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay;
  • Xem xét Biên bản kiểm tra t×nh h×nh tµi chÝnh vµ ho¹t ®éng kinh doanh cñakh¸ch hµng định kỳ,®ét xu©t;
  • Biên bản kiểm tra và định giá lại TSĐB định kỳ và đột xuất;
  • Báo cáo kết quả kiểm tra tµi s¶n h×nh thµnh tõ vèn vay, các vấn đề tồn tại, vướng mắc, kiến nghị, biện pháp xử lý…
  • Kiểm tra việc quản lý thu nợ: Sự phối hợp giữa CBTD và phòng DVKH trong việc thu nợ;
  • Việc thu nợ có được kiểm soát hay không...Kiểm tra việc cơ cấu nợ: Căn cứ gia hạn nợ, điều chỉnh nợ;
  • Quy trình gia hạn nợ, điều chỉnh nợ; Kiểm tra việc phân loại nợ: Việc phân loại nợ có chính xác không; Có được thực hiện kịp thời theo quy định không.
-Kiểm tra số liệu nhập trên hệ thống SIBS: cơ sở chỉnh sửa dữ liệu trên hệ thống SIBS. Đối chiếu thông tin giữ HĐTD và tờ trình cho vay. §ối chiếu giữa hợp đồng tín dụng với số liệu lưu trữ trên SIBS; Kiểm soát việc tạo lập, phê duyệt khoản vay, ID truy cập,…
-Đánh giá về việc tác nghiệp trong việc thực hiện quy trình cho vay: Phối hợp trong việc thẩm định dự án; Phối hợp trong việc thực hiện thẩm tra, định giá TSĐB trong quá trình xét duyệt cho vay, định kỳ hàng năm, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo; Phối hợp trong việc đánh giá xếp loại khách hàng.
-Kiểm tra việc đánh giá toàn diện kh¸ch hµng định kỳ (hàng năm): Trách nhiệm trong việc rà soát và báo cáo đánh giá toàn diện khách hàng của toàn Chi nhánh; Trách nhiệm trong việc rà soát và báo cáo đánh giá lại toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh.
Trong quá trình kiểm toán, Nhân viên KTNB cần lưu ý môt số vấn đề sau:
Một là: Kiểm tra cho vay đảo nợ (trừ trường hợp cho vay đảo nợ theo quyết định, chỉ định của chính phủ).
Trong thực tế, có thể diễn ra các hình thức đảo nợ sau:
+ Cho vay chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, sau đó dùng số dư tài khoản tiền gửi để thu nợ.
+ Doanh nghiệp đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay của các bạn hàng, dùng số tiền vay được để trả nợ những món nợ đến hạn, quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Sau đó vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển để trả nợ các tổ chức tín dụng hoặc bạn hàng mà trước đó doanh nghiệp đã vay trả cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
+ Cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt sau đó doanh nghiệp dùng số tiền này để nộp vào ngân hàng để trả nợ những món vay dàin hạn hoặc đã quá hạn.
+ Doanh nghiệp vay Ngân hàng , tiền vay được chuyển vào tài khoản tiền gửi của một doanh nghiệp khác (mặc dù hai doanh nghiệp không phát sinh quan hệ thanh toán tiền hàng - dịch vụ). Sau đó số tiền này được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp đã vay vốn và dùng để thu nợ các món vay đến hạn - quá hạn.
+ Dùng bút toán để điều chỉnh cho vay, thu nợ ngay trong ngày (Tất toán món vay trước, sau đó cho vay lại với cùng đối tượng nhưng không đầy đủ điều kiện cho vay).
Khi kiểm tra cần xem các tài liệu sau: Sổ phụ tài khoản cho vay, tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng; kiểm tra chi tiết sổ phụ cho vay xem số tiền vay được chuyển đi đâu, số tiền thu nợ từ nguồn nào, từ đâu chuyển về (xem các chứng từ liên quan). Kiểm tra sổ quỹ, bảng kê nộp - nhận tiền. Trong nhiều trường hợp phải kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay tại doanh nghiệp hoặc nắm bắt thông tin trong nội bộ và các bằng chứng pháp lý từ bên ngoài mới đủ cơ sở để kết luận có việc cho vay đảo nợ hay cho vay không đúng mục đích, đối tượng?
Hai là: Kiểm tra việc nhập xuất và bảo quản tài sản làm đảm bảo tiền vay:
+ Kiểm tra việc nhập xuất tài sản là đảm bảo tiền vay: Tuỳ theo tính chất của các cuộc kiểm tra mà tiến hành kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra điển hình. Tuy nhiên khi kiểm tra cần lưu ý: việc theo dõi tài sản thế chấp, cầm cố trên sổ sách phải khớp đúng chủng loại và giá trị như trong hợp đồng đảm bảo tiền vay; phải khớp đúng về mặt thời gian; việc xuất tài sản đảm bảo chỉ được tiến hành khi người vay đã trả xong nợ và lãi (hoặc người vay thoả thuận với ngân hàng thay đổi tài sản thế chấp, cầm cố); những khoản vay tiếp sau nhưng vẫn dùng tài sản cũ làm đảm bảo cần kiểm tra về về quý trình, thủ tục xuất nhập ngoại bảng và tính hợp pháp hợp lệ của tài sản có theo đúng quy định không.
+ Kiểm tra tài sản và việc bảo quản TSĐB tiền vay (đối với những TSCC do ngân hàng giữ và quản lý trong thời gian vay vốn). Khi kiểm tra cần lưu ý: Kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại tài sản đảm bảo xem có khớp đúng với hợp đồng đảm bảo tài sản và sổ sách kết toán hay không; Đối với những tài sản phải niêm phong đã niêm phong theo đúng quy định chưa (những tài sản có niêm phong khi kiểm tra phải mời khách hàng đến để mở niêm phong); kiểm tra việc bảo quản tài sản xem đã đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn chưa.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Bảo lãnh của người thứ 3 có đúng quy định hay không.
Ba là: Cho vav ngoại tệ:
Khi tiến hành cho các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, ngoài những quy định thống nhất của NHTM, các chi nhánh còn phải chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý ngoại hối của Chính phủ và của NGÂN HÀNG NHÀ NƯớC VIệT NAM Việt nam. Vì vậy khi kiểm tra cho vay ngoại tệ, Nhân viên kiểm toán cần chú ý những điểm sau:
+ Đối tượng cho vay ngoại tệ để doanh nghiệp nhập khẩu vật tư hàng hoá, nguyên liệu sản xuất kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế hoặc trả các chi phí liên quan đến vận tải, bảo hiểm từ ngoài nước. Tuyệt đối không cho vay ngoại tệ để doanh nghiệp sử dụng trả nợ ngân hàng và các tổ chức kinh tế trong nước hoặc chuyển đổi ra đồng Việt nam (VNĐ)
+ Doanh nghiệp phải được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Trường hợp doanh nghiệp nhập uỷ thác có nhu cầu vay ngoại tệ thì phải được phép của Tổng giám đốc bằng văn bản.
+ Doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu vật tư, hàng hoá, máy móc xin vay.
+ Phải có hợp đồng nhập khẩu giữa doanh nghiệp xin vay với phía nước ngoài.
+ Tiền vay chỉ được sử dụng để chuyển trả cho bên nước ngoài theo phương thức thanh toán quốc tế qua NHTM, trường hợp chuyển sang ngân hàng thương mại khác để thanh toán quốc tế thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc.
Bốn là: Lưu ý kiểm toán cơ cấu khoản vay; các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng và những trường hợp không được cho vay và những trường hợp hạn chế cho vay (theo Luật các TCTD và quý chế cho vay hiện hành).
Năm là: Trong trường hợp hồ sơ có nhiều sai sót, bị tẩy xoá thì cần phải được quan tâm xem xét, kiểm tra và làm rõ các nội dung liên quan đến khoản vay, có kế hoạch tổ chức kiểm tra đối chiếu trực tiếp tại doanh nghiệp.
Sáu là: Trong quá trình kiểm tra hồ sơ cần kết hợp phỏng vấn gặp gỡ những cán bộ trực tiếp giải quyết cho vay như: CBTD, trưởng phòng tín dụng, kế toán cho vay, thủ quỹ, thủ kho để tì hiểu những vấn đề còn chưa rõ.
3.2 Thùc hiÖn kiÓm to¸n
1. Đánh giá kÕt qu¶ ho¹t ®éng trong thêi hiÖu kiÓm to¸n
a/ Tổng dư nơ:
- Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn trên tổng dư nợ so với chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế trên tổng dư nợ so với chỉ tiêu kế hoạch được giao.
b/ Chất lượng tín dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên cân đối của đơn vị tại thời điểm kiểm tra.
- Tỷ lệ Nợ quá hạn, nợ xấu thực tế đến thời diểm kiểm tra do đoàn kiểm tra xác định. Cần phân định rõ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi và những cố gắng thu hồi nợ quá hạn của đơn vị.
- Tỷ lệ thu lãi tiền vay thực tế trong kỳ so sánh với lãi tiền vay phải thu trong kỳ cũng là một chỉ tiêu gián tiếp để đánh giá chất lượng tín dụng, nếu đạt trên 90% là tốt, nhỏ hon 80% là xấu (lưu ý: loại trừ yếu tố thời vụ).
- Tỷ lệ nợ khoanh, chờ xử lý trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ
c/Xem xÐt về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các Phòng tín dụng và Phòng TĐ&QLTD; C¸c thay ®æi trong ho¹t ®éng tÝn dông
- Kiểm tra việc triển khai chế độ, thể lệ và các văn bản chỉ đạo của NHTM
- Kiểm tra việc bố trí cán bộ làm công tác tín dụng: tỷ lệ cán bộ tín dụng trên tổng số cán bộ trong ngân hàng ở mức trung bình hiện nay từ 30- 40% . Chú ý: Chỉ tính những cán bộ trực tiếp cho vay, nếu trưởng phó phòng tín dụng không trực tiếp cho vay thì không tính là cán bộ tín dụng
2. Đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng tại đơn vị kiểm toán: t¨ng tr­ëng; c¬ cÊu; chÊt l­îng tÝn dông; Bè trÝ cán bộ tín dụng đã hợp lý chưa? khối lượng công việc đối với một cán bộ tín dụng nhiều hay ít? có đảm bảo quản lý tốt dư nợ sau khi cho vay không?...
[h=6]3. KiÓm to¸n thùc hiÖn quy tr×nh, quy ®Þnh [/h]A. KIỂM TOÁN TẠI HỘI SỞ CHÍNH (MẪU M-4TD): Tham chiếu nội dung sổ tay tín dụng và quý trình ISO của NHTM
1. Kiểm tra về chất lượng tín dụng
a/ Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách tín dụng
- Xây dựng, chỉnh sửa chính sách tín dụng
- Xây dựng,chỉnh sửa chính sách khách hàng
- Uỷ quyền phân cấp hạn mức tín dụng
- Xây dựng chức năng nhiệm vụ
- Hướng dẫn cơ chế cho vay đối với từng loại khách hàng
- Hướng dẫn thực hiện các quý định về cho vay, đảm bảo tiền vay
b/ Đánh giá về Chất lượng tín dụng tại địa bàn được phân công
- Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ thu lãi
- Tỷ lệ nợ khoanh/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ nhóm 4,5/Tổng dư nợ …
c/ Kiểm tra thực hiện trình tự thẩm định, tái thẩm định dự án theo phân cấp uỷ quyền
- Thực hiện quý trình
- Chất lượng thẩm định, tái thẩm định
- Cơ cấu cho vay, gipứo hạn cho vay
- Phối hợp giữa các phòng/Ban ….
d/ KIểm tra việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ
- Xác định hạn mức cho vay đối với từng khách hàng theo thẩm quyền
- Xác định giới hạn cho vay của từng chi nhánh
- Kiểm tra việc thực hiện
Chi nhánh…
Chi nhánh…
- Trực tiếp đàm phán, tham mưu ký kết hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng khung ….
2. Đánh giá về chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Ban/Phòng
a/ Kiểm tra sự phân công của lãnh đạo
- Bố trí, sắp xếp cán bộ có hợp lý
+ Khối lượng công việc
+ Năng lực chuyên môn
+ Phẩm chất đạo đức …
- Chỉ đạo, điều hành
+ Văn bản chỉ đạo
+ Biên bản họp phòng
+ Hội thảo các chuyên đề
- Việc đào tạo nâng câp trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
b/ Kiểm tra việc tham mưu xây dựng chế độ và triển khai thực hiện chính sách chế độ tại địa bàn được phân công
(Đánh giá theo các chỉ tiêu quý định tại phần 1điều này)
3. Đánh giá về chất lượng của cán bộ tín dụng
- Thông qua hiệu quả tín dụng tại các chi nhánh được phân công quản lý
- Báo cáo kịp thời các khoản vay có vấn đề và các khoản vay kém hiệu quả
- Tham mưu các biện pháp tháo gỡ
- Đánh giá việc tham mưu xây dựng chế độ và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách tại các chi nhánh được phân công quản lý(Đánh giá theo các chỉ tiêu quý định tại phần 1điều này)
- Đánh giá về phân loại rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh được phân công quản lý
- Đánh giá phân loại về rủi ro thị trường, thiên tai, khách hàng cố ý lừa đảo …
B. KIỂM TOÁN TẠI CHI NHÁNH (MẪU M- 2 TD)
1. Kiểm to¸n hồ sơ vay vốn
a/ Trước hết, Nhân viên kiểm toán cần xem các tài liệu sau:
- Sao kê về nợ vay doanh nghiệp đến thời điểm cần kiểm tra;
- Sổ phụ kế toán về dư nợ vay của doanh nghiệp
- Hồ sơ tín dụng (Tham chiếu phụ lục 8A và 9A - sổ tay tín dụng Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam )
Yêu cầu: Hồ sơ tín dụng phải đầy đủ theo quý định của ngân hàng; giữa sao kê, sổ phụ, cân đối tài khoản phải khớp đúng về tên khách hàng, tài khoản, số tiền. Sự khớp đúng này sẽ tránh được hiện tượng những khoản vay xấu, những khoản vay có vấn đề nhưng đơn vị được kiểm toán không xuất trình hoặc xuất trình không đủ các khoản dư nợ thực tế còn lại.
b/ Kiểm tra việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ của cán bộ tín dụng (tham chiếu chương VI quý trình cho vay và quản lý tín dụng - sổ tay tín dụng ngân hàng- mục quản lý tín dụng).
Thông qua việc kiểm tra hồ sơ vay vốn và quản lý hồ sơ của cán bộ tín dụng để dẫn chiếu về chất lượng tín dụng tại chi nhánh
2. Kiểm to¸n viÖc tu©n thñ trình tự cho vay: Khi thùc hiÖn cần lưu ý:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các lọai hồ sơ theo các văn bản pháp luật hiện hành trong trường hợp luật doanh nghiệp có thay đổi thì trong quá trình kiểm tra phải xem xét cho phù hợp với những bổ sung sửa đổi đó.
- Cần tham chiếu chi tiết các loại quý trình thẩm định dự án, quý trình cho vay, quý trình thao tác nghiệp vụ theo sổ tay tín dụng, quý trình ISO và dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán của NHTM.
- Các nội dung dẫn chiếu trong báo cáo kiểm toán được thể hiện tại báo cáo kiểm toán chi tiết khoản vay (MẪU M- 2 TD) đính kèm sổ tay này
Bước 1. KiÓm tra về trình tự thẩm định
Kiểm tra trình tự thẩm định của cán bộ chi nhánh gồm các nội dung sau:
- Báo cáo thẩm định có đúng mẫu quý định không?
- Nội dung báo cáo thẩm định đã phân tích đầy đủ các yếu tố về khách hàng và dự án theo quý trình thẩm định và sổ tay tín dụng chưa?
- Chất lượng thẩm định có tốt không (liên hệ với các khoản vay khác và kết hợp với quá trình thu nợ thu lãi và xử lý các vấn đề phát sinh để đánh giá về khách hàng, tài sản thế chấp và hiệu quả của khoản vay)
Bước 2. Kiểm tra trình tự phê duyệt tín dụng:
Thực hiện theo quý trình thẩm định và sổ tay tín dụng gồm các nội dung chính như sau:
- Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ, nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình kèm hồ sơ trình truởng phòng tín dụng
- Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và ghi trực tiếp ý kiến đánh giá, đề xuất cho vay hay không cho vay vào tờ trình cán bộ tín dụng lập
- Ý kiến tham gia của các phòng chức năng (thẩm định, nguồn vốn)
- Ý kiến của hội đồng tín dụng (nếu có)
- Ý kiến quyết định của Lãnh đạo chi nhánh trên tờ trình của phòng tín dụng
- Văn bản trả lời của Hội sở chính NHTM (đối với các khoản vay vượt mức phán quyết)
Bước 3. Kiểm tra trình tự cho vay
1/ Néi dung kiÓm tra: Nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm tra các nội dung sau theo quy trình cho vay và sổ tay tín dụng:
- Hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Ký hợp đồng tín dụng; hợp đồng Bảo đảm tiền vay;
- Đăng ký giao dịch đảm bảo
- Quá trình giải ngân
- Quá trình thu nợ gốc và lãi
- Xử lý các phát sinh, điều chỉnh gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ, chuyển nợ quá hạn.
- Kiểm tra tài sản đảm bảo
2/ C¸c b­íc tiÕn hµnh
a/ Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục:
- Các tài liệu cần thiết khác: bổ xung đủ, đúng quý định, đúng mẫu?
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: đầy đủ, đúng quý định, đúng mẫu?
b/ Ký HĐTD; HĐ cầm cố thế chấp:đúng quý định, đúng mẫu?
c/ Thực hiện giao dịch bảo đảm: đầy đủ, đúng quý định?
d/ Kiểm tra quý trình giải ngân (Tham chiếu quý trình ISO; quý trình giải ngân trong sổ tay tín dụng)
- Kiểm tra hồ sơ giải ngân và chứng từ thanh toán
- Kiểm tra các căn cứ phát tiền vay theo quý định và tờ trình giải ngân có phê duyệt của lãnh đạo, địa chỉ chuyển tiền…
- Kiểm tra việc hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác trong sổ kế toán ngân hàng bảo đảm có đủ thẩm quyền của người giải ngân, người kiểm soát, người duyệt.
đ/ Kiểm tra việ thu nợ, thu lãi:
- Khách hàng có trả nợ đúng cam kết không? tỷ lệ việc thu nợ gốc/nợ lãi có đúng quy định không?
- Kiểm tra việc phân loại nợ quá hạn theo thời gian có chính xác hay không?
- Lãi suất áp dụng có đúng không?
- Kiểm tra việc tính và thu lãi có đúng, đầy đủ hay không?
- Miễn giảm lãi thực hiện theo đúng quy chế miễn giảm lãi hay không?
e/ Kiểm tra việc xử lý các vấn đề phát sinh:
- Chuyển nợ quá hạn
- Gia hạn nợ
- Phân loại nợ
- Bổ sung, chỉnh sửa HĐTD, tài sản và hồ sơ thế chấp …
Khi kiểm tra Nhân viên kiểm toán cần lưu ý thời điểm xử lý các vấn đề phát sinh; các căn cứ xử lý và các tồn tại chưa được xử lý. Cán bộ tín dụng, kế toán có thực hiện đúng quy trình chuyển nợ quá hạn theo quý định không (hồ sơ, thủ tục chuyển nợ quá hạn có kịp thời không? có đúng phạm vi, thẩm quyền không? Nguyên nhân, lý do không thu đủ, đúng số nợ gốc và lãi?)
Đánh giá việc đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, thu lãi (Các thông báo nhắc nợ, có các biện pháp kiên quyết đối với nợ quá hạn ...);
Đánh giá việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quý định
f/ Kiểm tra tài sản đảm bảo
Kiểm tra việc nhập, quản lý số liệu và lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố:
Khi kiểm tra, Nhân viên kiểm toán căn cứ sổ tay tín dụng quý định về quý trình quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quý định của NHTM để đánh giá trên các mặt:
- Hồ sơ vay vốn do bộ phận nào quản lý? Có đúng quy định hay không?
- Quy trình bảo quản, xuất nhập hồ sơ có đúng trình tự quy định không?
- Quản lý hồ sơ và quy trình nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố có đúng trình tự quy định không? bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố? mở sổ theo dõi đầy đủ hay không? So sánh số liệu của kế toán và của kho quỹ (Ngày xuất nhập tài sản, giá trị tài sản xuất nhập; Mỗi lần xuất nhập tài sản có ghi sổ) có khớp không? Việc xuất nhập tài sản có đúng quy trình, quy định không? Có kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định không?…
Các biên bản kiểm tra tài sản định kỳ, đột xuất: Đối chiếu với sổ sách, chứng từ kế toán đang lưu giữ tại ngân hàng.
Lưu ý: các trường hợp thế chấp để vay vốn dài hạn tại ngân hàng có được đánh giá lại định kỳ, hàng năm hoặc đánh giá lại theo quý định của Nhà nước không?
Bước 4. Kiểm tra về việc tất toán HĐTD, giải chấp tài sản đảm bảo: có đúng thời gian và theo yêu cầu của khách không
C. KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU TRỰC TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG VAY VỐN:
- Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm tra; Nhân viên kiểm toán chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Trưởng đoàn kiểm tra vì đây là một việc rất tốn công sức, đồng thời cũng là một việc rất tế nhị. Cán bộ đối chiếu phải vừa phỏng vấn khách hàng để thu thập đủ các thông tin, tài liệu theo yêu cầu công việc, vừa tránh để khách hàng có ấn tượng không tốt về ngân hàng.
- Thông qua đối chiếu trực tiếp hồ sơ vay vốn để chứng tỏ được vốn vay có hiệu quả hay không, chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không. Việc đối chiếu phải đạt được yêu cầu: đối chiếu dư nợ, tình hình trả nợ, lãi của người vay (giữa hạch toán tại sổ sách ngân hàng với các căn cứ của người vay); xem xét hiệu quả sử dụng vốn, xem xét tài sản thế chấp, đồng thời qua đối chiếu trực tiếp cũng có thể rút ra được những mặt được, chưa được, những vướng mắc của người vay để phản ánh với các cấp có thẩm quyền. Ngoài ra những vụ việc tiêu cực thuờng chỉ được phát hiện thông qua đối chiếu trực tiếp với người vay.
3.1. Xác nhân nợ vay ( MẪU. 1TD)
- Căn cứ vào tài liệu đang lưu giữ tại ngân hàng (sao kê kế ước, sổ kế toán cho vay, các khế ước đang còn dư nợ đối với doanh nghiệp), để xác định số tiền doanh nghiệp đang còn nợ ngân hàng bao gồm dư nợ: Ngắn, trung, dài hạn (nội, ngoại tệ).
- Yêu cầu doanh nghiệp ký xác nhận số tiền đang còn nợ ngân hàng. Trong trường hợp có chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân.
3.2. Kiểm tra viêc sử dụng tiền vay
Kiểm tra sử dụng tiền vay cửa doanh nghiệp có đúng mục đích xin vay không.
- Cần làm rõ: Tiền vay được chuyển trả cho ai? để thanh toán cho hợp đồng kinh tế nào? có phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong hồ sơ tín dụng không?
- Trong quá trình kiểm tra cần xem các tài liệu sau:
+ Chứng từ chuyển tiền (nếu vay bằng chuyển khoản) hoặc phiếu chi (nếu vay bằng tiền mặt, ngân phiếu).
+ Hợp đồng kinh tế liên quan.
+ Hoá đơn bán hàng của người bán.
+ Phiếu nhập kho, thẻ kho.
- Phải kiểm tra thực tế tài sản được hình thành từ tiền vay ngân hàng tại doanh nghiệp.
3.3. Kiểm tra thực trạng tài sản làm đảm bảo nợ vay
- Kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố làm đảm bảo tiền vay. Qua đó đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay có đúng như trong hồ sơ thế chấp, cầm cố làm đảm bảo nợ vay đang lưu giữ tại ngân hàng không.
- Cần làm rõ những vấn đề sau:
+ Tình trạng hiện tại của tài sản (ai đang sử dụng? chất lượng tài sản . . .).
+ Giá trị tài sản đánh giá lại từng kỳ (Nếu thấy bất hợp lý có thể xem xét thêm về chất lượng của việc định giá giá trị của tài sản thế chấp xem có phù hợp với giá trị của tài sản ghi trong hồ sơ thế chấp tài sản).
Đối với tài sản đảm bảo là nhà và đất cần lưu ý
- Đối với tài sản đảm bảo là đất:
+ Kiểm tra diện tích thuộc quyền sử dụng đất của doanh nghiệp (hoặc diện tích đất thuê của doanh nghiệp) so với diện tích đất trong hợp đồng đảm bảo tiền vay.
+ Kiểm tra giá trị đất của doanh nghiệp (trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh, TP quy định).
- Đối với tài sản đảm bảo là nhà trên đất:
+ Kiểm tra vị trí ngôi nhà (mặt đường, trong ngõ, trong làng...) có đúng như trong hồ sơ đảm bảo nợ vay không.
+ Kiểm tra diện tích xây dựng, diện tích sử dụng (so với diện tích nhà trong hợp đồng đảm bảo tiền vay).
+ Kiểm tra giá trị nhà của doanh nghiệp trên cơ sở khung giá về xây dựng do UBND tỉnh, TP quý định tại các thời diểm (so vơí giá trị nhà trong hợp đồng đảm bảo tiền vay).
* Cần chú ý đến giá cả thị trường tại thời điểm đánh giá tài sản thế chấp. Nếu giá cả thị trường cao hơn giá quy định thì giá trị tài sản thế chấp lấy theo giá quy định, ngược lại nếu giá cả thị trường thấp hơn giá quy định thì giá trị tài sản thế chấp lấy theo giá cả thị trường. Những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm thì không cho vay vượt quá giá trị được bảo hiểm và ngân hàng phải giữ giấy tờ bảo hiểm.
- Đối với đảm bảo bằng hàng hoá: cần chú ý kiểm tra chế dộ quản lý kho và kiểm tra thực tế hàng hoá trong kho. Việc nhập xuất hàng hoá phải đảm bảo đúng nguyên tắc và chỉ được xuất hàng hoá khi dược sự đồng ý của ngân hàng cho vay; Việc thu tiền bán hàng phải được quản lý chặt chẽ để thu nợ. Ngoài ra cán bộ kiểm tra cần xem xét cấu trúc của kho để xác dịnh độ an toàn và khả năng bảo đảm chất lượng của hàng hoá trong kho.
3.4. Kiểm tra hiệu quả dự án và trả nợ của doanh nghiệp
Việc phát huy hiệu quả kinh tế của dự án được thể hiện trên các mặt: tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi kiểm tra tình hình tài chính, đặc biệt chú ý các khoản công nợ đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác (có thể phải phân tích kỹ các nhóm công nợ); kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp; Khả năng tiêu thụ sản phẩm (thị trường, giá cả...), khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi tới hạn trả nợ cho NHTM.
* Tình hình tài chính của doanh nghiêp: .
Cần xem các tài liệu: Báo cáo quyết toán hoặc cân đối kế toán kỳ gần nhất; sổ sách kế toán, hợp đồng kinh tế và các chứng từ liên quan để làm rõ các vấn đề sau:
- Doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ?
- Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp: Có sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn không? Nếu có thì doanh nghiệp dự kiến lấy nguồn nào để bù dắp.
- Tình trạng công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu (cần xem chi tiết các khách nợ, chủ nợ), có các khoản nợ phải thu khó đòi không? Doanh nghiệp có các khoản nợ đến hạn - quá hạn nhưng không có khả năng thanh toán không.
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Cần xem các tài liệu:
- Các hợp đồng kinh tế đầu ra của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp các kỳ gần nhất (xem báo cáo bán hàng, tài khoản doanh thu bán hàng).
* Kiểm tra thực tế trả nợ của doanh nghiệp:
- Cần đối chiếu giữa HĐTD, khế ước, thông báo nhắc nợ…của ngân hàng với các chứng từ lưu giữ tại doanh nghiệp
- Cần xem xét về nguồn thu từ dự án và các nguồn thu khác của doanh nghiệp với thực tế trả nợ của doanh nghiệp để đánh giá thêm về chất lượng công tác thẩm định dự án của ngân hàng
VIII. Lập và gửi báo cáo kiểm toán tín dụng.
1. Nguyên tắc lập báo cáo kiểm toán:
Lập và gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng là một công việc rất quan trọng của kiểm toán nội bộ. Báo cáo rõ ràng chính xác từ mỗi cuộc kiểm toán giúp cho việc thiết lập một tập hợp các thông tin chính xác về hoạt động tín dụng giúp cho công tác điều hành của lãnh đạo có được những quyết sách đúng đắn điều chỉnh những sai sót và phát huy những lợi thế của HĐ tín dụng, không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Khi kết thúc một cuộc kiểm toán phải kịp thời lập báo cáo kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán phải trình bầy rõ nội dung đã kiểm toán, cụ thể đã tiến hành kiểm toán hoạt động tín dụng tại chi nhánh nào? Thời gian kiểm toán, thực hiện việc kiểm tra trên những hồ sơ nào? chọn mẫu những đơn vị nào?
- Nội dung Báo cáo yêu cầu chính xác, rõ ràng để tránh hiểu nhầm, tránh những tữ khó hiểu, thuật ngữ và tránh những chi tiết không cần thiết để đảm bảo tác dụng của Báo cáo. Phản ánh sự thật, không thiên vị và những phát hiện trong báo cáo không mang tính thành kiến và bóp méo. Báo cáo cần mang tính xây dựng, giúp đỡ đối tượng kiểm toán và với những kiến nghị, đề xuất các biện pháp sửa chữa và khắc phục sai phạm, cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức tín dụng nếu có. Không mang tính cá nhân và cảm tính. Báo cáo về những phát hiện mang tính thủ tục và kiểm soát chứ không mang tính chất của phát hiện đơn lẻ. Những sai sót đơn lẻ không mang lại giá trị và có thể có những tác động ngược lại đối với bản báo cáo.
- Toàn bộ những phát hiện trong báo cáo cần được trích dẫn đến những hồ sơ, báo cáo kiểm toán chi tiết từng khoản vay và cần được trao đổi với giám đốc/Phụ trách bộ phận tín dụng. Trong trường hợp phụ trách bộ phận tín dụng chậm trễ trong việc xử lý các phát hiện, cần đưa ra một thời gian chính thức để bộ phận này giải đáp vấn đề và cần thông báo rằng trong trường hợp không thực hiện yêu cầu sẽ bị nêu trong báo cáo.
2. Những nội dung sau đây cần được nêu trong báo cáo:
- Phạm vi công việc kiểm toán -Mẫu M3-TD (kiểm toán toàn bộ hoạt động tín dụng hay một/ một nhóm đối tượng tín dụng cụ thể).
- Đánh giá môi trường kiểm soát
- Những điểm mạnh cụ thể và những phát hiện mang tính tích cực.
- Những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và những sai sót được phát hiện (có các bằng chứng kèm theo).
- Giải trình của đối tượng kiểm toán về những sai sót.
- Kết luận về nội dung kiểm toán.
- Khuyến nghị và đề xuất chỉnh sửa khắc phục sai sót.
- Khuyến nghị cải tiến thủ tục trong quá trình cho vay thu nợ.
- Khuyến nghị khác.
Điều quan trọng và cũng là mục tiêu của báo cáo kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng là cần đảm bảo rằng từng điểm quan trọng trong báo cáo kiểm toán phải được đối tượng kiểm toán hiểu rõ. Do vậy báo cáo dự thảo cần có sự xác nhận thông qua trao đổi với lãnh đạo của bộ phận được kiểm toán trước khi thông báo với giám đốc đối tượng kiểm toán;
3. Gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng:
Báo cáo kiểm toán được gửi đến 4 nơi sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Trưởng ban kiểm soát Hội đồng quản trị
- Ban Lãnh Đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
- Đơn vị được kiểm toán.
4. Theo dõi sau kiểm toán.
- Xem xét báo cáo khắc phục của đối tượng kiểm toán.
- Tiến hành kiểm tra lại tại đối tượng kiểm toán về các hoạt động sửa chữa, khắc phục và các kết quả hay hiện trạng liên quan đến các phát hiện kiểm toán quan trọng. Thời gian thực hiện việc kiểm tra này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và các điều kiện có liên quan.
- Phương pháp kiểm tra bao gồm phỏng vấn, quan sát trực tiếp, thử nghiệm và kiểm tra bằng chứng của các hoạt động sửa đổi; công việc kiểm tra này cũng được lập hồ sơ như các công việc kiểm toán khác.
- Đánh giá lại các rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên các điều kiện đã được sửa đổi hoặc dựa trên những giải pháp mà đối tượng kiểm toán cho biết là đã hoặc sẽ thực hiện.
- Lập báo cáo theo dõi sau kiểm toán.
 
co bac nao di hoc lop nghiep vu Kiem toan, Kiem soat noi bo do ngan hang hoi so dao tao chua .cho em xin it tai lieu va cau hoi on tap.em cam on nhieu.
 
Back
Bên trên