tranthithuha124
Thành viên
Đến thời điểm này với những DN tốt, dù lãi suất xuống dưới 10%/năm vẫn không hấp dẫn được họ bởi thị trường đầu ra chưa được khai thông. Vấn đề cốt lõi là sức hấp thụ vốn Ngay sau khi trần lãi suất huy động giảm 1%/năm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm, các ngân hàng rục rịch hạ lãi suất cho vay. Cụ thể, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ ngày 28/5, các khách hàng vay trung và dài hạn có định hạng tín nhiệm cao được áp dụng lãi suất cho vay từ 12% - 13%/năm. Ngoài ra, vốn cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu và khắc phục bão lũ, lãi suất là 13%/năm, thấp hơn 1% so với trần quy định. Trước đó, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) "nhanh chân" tung gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh. Cụ thể, với khoản vay kinh doanh của khách hàng cá nhân hoặc hộ kinh doanh, lãi suất vay chỉ từ 13%/năm. Đối với khoản vay mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê, lãi suất cho vay là từ 14%/năm, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.
Theo nhận định chung của các ngân hàng, hạ lãi suất huy động vừa tăng cường khả năng tiếp cận vốn của DN đồng thời thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tính đến hết tháng 5 theo con số thống kê chưa đầy đủ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng vẫn đang âm. Mặc dù vậy, theo lãnh đạo một số NHTMCP lớn hoạt động tốt tín dụng bắt đầu chảy dù chưa đạt như kỳ vọng từ đầu năm. Song đây là tín hiệu tích cực sau những nỗ lực cắt giảm lãi suất cũng như áp biên độ chênh lệch lãi suất 3%/năm đối với 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên thời điểm này, lãi suất không phải là yếu tố then chốt để giúp DN vượt khó. Bởi hàng tồn kho của doanh nghiệp quá lớn, hoặc có bán được hàng nhưng không thu được tiền về. Một lãnh đạo NHTMCP cho rằng, DN vay vốn để làm gì khi hàng chất đầy kho. Đến thời điểm này với những DN tốt, dù lãi suất xuống dưới 10%/năm vẫn không hấp dẫn được họ bởi thị trường đầu ra chưa được khai thông. Song cũng có ý kiến cho rằng, các ngân hàng nói là cung cấp tín dụng rẻ nhưng thực tế không phải vậy. Các ngân hàng luôn tạo khiên chắn vững chắc cho mình. Nhưng theo vị lãnh đạo trên, ngân hàng thừa vốn, thể hiện ngân hàng muốn cho vay chứ không ai muốn phải giữ cục tiền lãi suất bằng 0%. Vấn đề là sức hấp thụ vốn như thế nào và nếu khả năng hấp thụ vốn tốt thì dòng vốn rẻ sẽ chảy vào DN. Về vấn đề này, ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bày tỏ, trên thực tế có nhiều thông tin ngân hàng cho vay 17 - 18%/năm nhưng đó chỉ là một số ngân hàng chứ không phải đa phần. Trên thực tế bản thân các ngân hàng cũng luôn trăn trở làm sao để có thể hỗ trợ tối đa lãi suất cho các DN. Như tại Eximbank mức lãi suất cho vay 14%/năm chiếm tới 60% trong cơ cấu tín dụng, bên cạnh đó ngân hàng còn những gói tín dụng rẻ hấp dẫn như gói tín dụng 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay với mức lãi suất 6%. Thừa nhận tăng trưởng tín dụng ngân hàng mình đang âm gần 5%, nhưng theo ông Trương Văn Phước sự "âm" đó là bình thường và hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Muốn tăng trưởng tín dụng không phải khó bởi ngân hàng vẫn có thể đẩy vốn bằng mọi giá. Nhưng tại sao ngân hàng vẫn chấp nhận âm bởi nếu cho vay sẽ tích tụ rủi ro khi hàng tồn kho không có đầu ra. Đó là giải pháp kinh doanh tín dụng không thông minh. Cần phác đồ điều trị mang tầm quốc gia Vấn đề là làm sao để giải tỏa hàng tồn kho tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp và đạt mục tiêu tăng trưởng? Lãnh đạo một NHTMCP lớn đề xuất, đẩy mạnh mua bán, sáp nhập DN là một giải pháp. Theo vị lãnh đạo trên, ngân hàng có thể tư vấn cho những khách hàng kinh doanh không hiệu quả bán tài sản cho một DN khác có hiệu quả hơn theo kiểu áp dụng“văn hóa cắt lỗ”. Bên cạnh tiếp tục tính toán giảm lãi suất cho các DN, các ngân hàng cũng cần tái cấu trúc các mảng kinh doanh theo hướng mạnh dạn cắt bỏ những dự án đầu tư mạo hiểm, không hiệu quả... để củng cố nguồn lực tài chính cho các mảng sản xuất kinh doanh chính. Tuy nhiên, thời điểm này theo nhiều ý kiến cho rằng vấn đề không phải chỉ là doanh nghiệp và ngân hàng mà phải ở tầm quốc gia. Theo ông Phước, Nghị quyết 11 của Chính phủ với mục tiêu giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát, có nghĩa là “kiêng ăn để trị bệnh”. Nhưng khỏi bệnh rồi mà sức khỏe vẫn yếu thì cần tăng chất đạm dinh dưỡng vào cơ thể nền kinh tế, tức là tăng sức cầu nền kinh tế, mà lúc này một mình chính sách tiền tệ không thể đủ sức để tạo sức cầu mà cần có sự phối hợp của chính sách tài khóa để tăng đầu tư công, kích cầu đầu tư, tiêu dùng.... Lãnh đạo một NHTMCP lớn hy vọng, với mức lãi suất cho vay 14 - 15%/năm như hiện nay, các ngân hàng đang cố gắng để đến cuối năm giảm xuống thấp hơn nữa cùng với các biện pháp kích cầu của Chính phủ sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho DN. Như vậy tình hình tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện trong những tháng còn lại. Theo đó tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt 10%. Ông Phước cho biết, với diễn biến thị trường trong năm 2012 khó đạt mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng. Eximbank cũng tính toán tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 10 - 12% chứ không cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá.
Theo Thời báo ngân hàng
Theo Thời báo ngân hàng