Khối Nguồn vốn: Kinh doanh giấy tờ có giá

daibang168

Verified Banker
Như đã giới thiệu với các bạn về Hoạt động của Khối Nguồn vốn, đợt này mình cùng trao đổi một số vấn đề Hoạt động của Bộ phận Kinh doanh Giấy tờ có giá.

Hoạt động Kinh doanh GTCG tại các Ngân hàng ở Việt Nam, rộng hơn là tại các TCTD, được thực hiện tại Hội sở (cụ thể đa số thực hiện tại Khối Nguồn vốn) do mục đích, khả năng tiếp cận thông tin, sự nhanh nhạy về diễn biến thị trường, sự liên hệ mật thiết mới MM và thanh khoản và sự cần quản lý tập trung đặt ra.

Bộ phận/Mảng kinh doanh GTCG có thể và bao gồm các mảng như sau:

  • Đề xuất, thực hiện Mua/bán hẳn, repo, trung gian mua bán Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu ngân hàng nhà nước.
  • Đề xuất, thực hiện Mua/bán hẳn, repo, trung gian mua bán Mua/bán Trái phiếu TCTD
  • Đề xuất, thực hiện Mua/bán hẳn, repo, trung gian mua bán Trái phiếu doanh nghiệp
  • Đề xuất, thực hiện Mua/bán hẳn, repo, trung gian mua bán các công cụ nợ khác, bao gồm các công cụ nợ phái sinh như trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng, trái phiếu liên kết rủi ro tỷ giá……
  • Theo dõi, phân tích, quản lý danh mục trái phiếu và đề xuất các biện pháp xử lý khi xảy ra các tình huống, sự kiện hoặc thông tin ảnh hưởng tới từng trái phiếu và/hoặc toàn bộ danh mục trái phiếu.
  • Phân tích, đánh giá, dự đoán và viết các báo cáo thị trường trái phiếu.
  • Các hoạt động khác: cầm cố, thế chấp chứng khoán nợ, ……
  • Tư vấn phát hành trái phiếu (có thể tách thành phòng riêng) cho khách hàng và bản thân ngân hàng để thu phí.
Trong này mảng này có thể phân tách thành các bộ phận nhỏ hơn: tự doanh, bank book (có thể thâm quản lý và giám sát danh mục), trung gian/môi giới, tư vấn phát hành, phân tích.

Chi tiết, vui lòng mở file đính kèm do không hiểu ub.com bị lỗi gì, mấy cái quy định post lên nó bảo chữ đó cấm post. Đề nghị admin xem lại sao mấy chữ viết tắt của 3 ký tự Bộ Tài Chính, rồi tổng công ty lắp máy việt nam (tên tiếng anh viết tắt) không post được cứ báo lỗi.View attachment Hoat dong kinh doanh GTCG.rar.

Ví dụ, Tại LPB, sau khi đọc báo cáo thường niên của bank này, có thể có vài nhận xét như sau:

1. Hoạt động mua bán TPCP
*) Trong mảng kinh doanh trái phiếu của LPB, mảng kinh doanh TPCP vẫn còn thấp và không phải là mảng quan trọng nhất của bộ phận này, dựa trên báo cáo thường niên năm 2011, tại 31/12/2011 số dư TPCP (giá trị ghi sổ) tại LPB là 1.036 tỷ đồng, con số này tương đối thấp chỉ chiếm khoảng 2,1% tổng tài sản của LPB (tỷ lệ trung bình của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 5-7%, muốn tìm hiểu rõ đọc Thuyết minh báo cáo tài chính các bank mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư), cộng với hiện tại LPB đang xin làm thành viên HNX có thể thấy Ban lãnh đạo ngân hàng này đang chú trọng hơn về mảng này.

Chỉ tiêu/năm 2011 2010 2009 2008
TPCP (tỷ đồng) 1.036 1.419 1.399 1.125
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2009 của LPB)

(Số liệu năm 2008 gồm hạch toán tại TPCP mục sẵn sàng để bán và giữ đến ngày đáo hạn)
*) Việc mua bán TPCP của LPB được đặt lệnh qua công ty chứng khoán (trước đây, nếu có ) . Tuy nhiên, trên hệ thống HNX, mình thấy LPB đang xin làm thành viên thứ cấp thị trường TPCP do đó, nếu là thành viên trực tiếp thì sẽ đặt lệnh mua/bán thứ cấp trực tiếp qua HNX thông qua máy tính đặt lệnh tại ngay cơ quan của thành viên).

Thông tin LPB đăng ký làm thành viên thị trường trái phiếu tại đây:

http://bond.hnx.vn/default.aspx?tabi...148&tabIndex=1
2. Hoạt động Mua bán Trái phiếu doanh nghiệp

Nhìn vào báo cáo thường niên 2011, báo cáo tài chính và bản thuyết minh, bạn thấy số dư TPDN (ở đây chỉ nói trái phiếu tổ chức kinh tế) (giá trị ghi sổ) của LPB là 8.167 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục trái phiếu (lưu ý rằng, ở đây không nêu rõ TPDN chỉ do Hội sở thực hiện hay chi nhánh/pgd cũng được thực hiện, cái này chắc phải hỏi ai đó làm LPB mới biết được). Tuy nhiên, chắc chắn tại Khối Nguồn vốn có thực hiện nghiệp vụ mua/bán TPDN do đoạn mô tả công việc có viết "Phối hợp với các Khối/Phòng có liên quan kiểm tra, giám sát quá trình giải ngân, thực hiện phương án, dự án sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp; và - Kiểm tra, giám sát các khoản đầu tư trái phiếu theo định kỳ hoặc đột xuất, chủ động đề xuất các phương án giải quyết đối với các trái phiếu đã đầu tư". Do đó, hoạt động này theo dự đoán của tôi, tại Bộ phận kinh doanh trái phiếu (Khối Nguồn vốn) thì mảng trái phiếu doanh nghiệp là quan trọng nhất.

Nếu nhìn số liệu TPDN (do TCKT phát hành, quy đổi VND) của ngân hàng này qua các năm trên báo cáo thường niên do họ công bố, có thể thấy một vài điều khá thú vị :

Chỉ tiêu/năm 2011 2010 2009 2008
TPCP (tỷ đồng) 1.036 1.419 1.399 1.125
TPDN (tỷ đồng) 8.167 6.914 650 91
Cho vay (tỷ đồng) 12.757 9.833 5.423 2.414
TPTCTD (tỷ đồng) 7.615 7.637 3.738 0
Thu nhập từ lãi đầu tư ck nợ 2.131 1.039 377 151
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2009 của LPB), lưu ý ở đây là xét theo loại tiền tệ quy đổi VNĐ, không có số liệu chi tiết theo nguyên tệ.
Nhìn vào bảng số liệu trên và báo cáo thường niên 2011, 2009 cho thấy:


- TPDN (do TCKT phát hành) của LPB (dựa vào các quy định hiện hành và thông tin báo chí, có thể thấy, TPDN này là Trái phiếu phát hành bằng VND) được mua rất nhiều trong năm 2010 (tăng tới gần 6.300 tỷ đồng, hơn 10 lần so với năm 2009), năm 2011 tăng hơn 1200 tỷ đồng. Trong khi đó, trong năm 2010 tình hình kinh tế tương đối khó khăn, không có mấy doanh nghiệp lớn phát hành TPDN thành công.
- TPDN (do TCKT phát hành) của LPB chủ yếu là hạch toán sẵn sàng để bán.
- TPCP gần như không tăng và giảm dần
- TPTCTD tăng rất mạnh trong năm 2009 và 2010, chững lại trong năm 2011.
- Đáng chú ý nhất là thu nhập từ lãi đầu tư chứng khoán nợ tăng rất mạnh trong năm 2010 và đặc biệt là 2011. Năm 2010 thu nhập từ lãi từ đầu tư chứng khoán nợ tăng mạnh là do TPDN tăng mạnh (hơn 6300 tỷ) và TPTCTD tăng khoảng 3900 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều chú ý là năm 2011, TPCP giảm 400 tỷ đồng, TPDN tăng 1.200 tỷ đồng, TPTCTD giảm 18 tỷ đồng nhưng thu nhập từ lãi đầu tư chứng khoán nợ tăng tới 1.092 tỷ đồng, bằng 205% so với 2010 (trong khi đó tổng số dư chứng khoán nợ tăng 848 tỷ đồng, bằng 105% số dư năm 2010), điều này nói lên rằng TPDN do LPB đầu tư có lãi suất cao trong năm 2011 (có thể đầu tư do đáo hạn, đầu tư mới, thay đổi lãi suất) và khả năng định kỳ điều chỉnh lãi suất ngắn (có thể là 1 tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng, 1 năm có thể có nhưng không nhiều), có như vậy mới giải thích rằng thu nhập lãi từ đầu tư chứng khoán nợ tăng đột biến nhiều như vậy trong khi số dư tăng rất ít.
- Các nhận xét khác: để rõ ràng hơn có thể so sánh với các bank quốc doanh (thường đầu tư TPDN lớn và định kỳ điều chỉnh lãi suất là hàng năm) và nhìn đầy đủ hơn các khoản mục khác, các thuyết minh trong báo cáo tài chính của bank này.

3. Hoạt động mua bán Trái phiếu/Kỳ phiếu/Chứng chỉ tiền gửi do TCTD phát hành
*) Không có giải thích nào về TP TCTD ở đây bằng VND, ngoại tệ do đó không thể xác định rõ cơ cấu TP TCTD nguyên tệ. Đồng thời, cũng không rõ là TP TCTD này có những đơn vị nào tại Hội sở của LPB tham gia. Tyu nhiên, có thể dự đoán :)
*) Có một số điểm đáng lưu ý khi nhận xét về TPTCTD như sau:
- Tại Báo cáo thường niên 2011 (phần Mô hình tổ chức, LPB có Khối Quan hệ và Kinh doanh Quốc tế)
- TPTCTD của LPB chủ yếu là trái phiếu bằng USD: tại thuyết minh báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán 31/12/2011- theo báo cáo thường niên 2011 (quy đổi VND) cho thấy số dư TP TCTD là 7.615 tỷ đồng , tại thuyết minh báo cáo thường niên mục Thuyết minh các công cụ tài chính, phần rủi ro tiền tệ có ghi chứng khoán đầu tư bằng USD là 7.515 tỷ đồng , trong khi đó TPDN, TPCP chỉ có loại bằng VND nên suy ra 7.515 tỷ đồng TP bằng USD là Trái phiếu TCTD.

Chỉ tiêu/năm 2011 2010 2009 2008
TPTCTD (tỷ đồng) 7.615 7.637 3.738 0
CK đầu tư bằng USD (tỷ đồng) 7.515 6.837 3.588 0
(Nguồn: phần rủi ro tiền tệ, báo cáo thường niên 2011, 2009)

Dựa vào các quy định về TPDN (do TCKT phát hành), TPCP, và các thông tin về tình hình thị trường, có thể dự đoán rằng chứng khoán đầu tư bằng USD của LPB đa số là trái phiếu TCTD bằng USD.
- Vì vậy dựa vào mô hình cơ cấu tổ chức và TP TCTD bằng USD của LPB, có thể thấy, nhiều khả năng TP TCTD có thể cả Nguồn vốn và Khối Quan hệ và Kinh doanh quốc tế của bank này thực hiện.

4. Mua bán các công cụ chứng khoán nợ phái sinh (cái này thì không biết là LPB có làm hay không). Tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì như sau:
- Liên quan đến phái sinh, trước tiên lưu ý có nhiểu loại phái sinh như phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa, các công cụ chứng khoán phái sinh, rồi các công cụ liên kết rủi ro. Có thể bạn đọc qua Cuốn Cẩm nang ngân hàng đầu tư của tác giả Mạc Quang Huy khá tổng quát.
- Chú ý các sản phẩm khác liên kết: trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit linked note - CLN); trái phiếu liên kết rủi ro tỷ giá (FX linked note), …..Để rõ hơn bạn nên vào trang web một số bank sau về phần sản phẩm của họ để xem xét: HSBC, Citi, SC, BIDV, TECH, Sacombank và MB.
Tôi được biết một số bank được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho đầu tư sản phẩm phái sinh gắn với rủi ro tín dụng quốc gia như TECH, Habubank, LienVietbank...(nguồn: baomoi).
http://www.baomoi.com/Them-ngan-hang...26/3197324.epi

5. Hoạt động khác: Hoạt động mua bán mua bán có kỳ hạn chứng khoán nợ; trung gian/môi giới, cầm cố/thế chấp chứng khoán nợ,…..

6. Một quy định chung lưu ý đối với hoạt động Kinh doanh trái phiếu: như file đính kèm

7. Các lưu ý về thủ tục
- Các quy định nội bộ về kinh doanh trái phiếu
- Thẩm quyền phê duyệt: đối với các định chế đều quy định rõ thẩm quyền ở mức nhất định tùy rủi ro của mỗi loại trái phiếu. Riêng TPDN, các bank đều do một hội đồng quyết định bởi quy mô các khoản TPDN thường lớn, và rủi ro tín dụng cao.
- Các Khối/Trung tâm/Phòng/ban liên quan: như kế toán, quản lý rủi ro, thẩm định…….
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
em đang định thi tuyển thực tập vào khối nguồn vốn đây :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cám ơn anh nhiều, bọn em rất cần những kiến thức bổ ích như thế này!
 
Bài viết rất hay, cám ơn bạn nhiều nhé.Bài viết rất hay, cám ơn bạn nhiều nhé.
 
Back
Bên trên