Đây là cảm nhận của mình, vì mình cũng có thằng em (quen biết) xin vào thực tập, hên là nó quen mình, chứ không chắc kiếm chỗ thực tập và có người chỉ hơi khó. :-?
Thằng em cứ lo và sợ, cứ hỏi anh ơi, nên chọn đề tài gì, làm vậy không biết có sao và sai gì hông.
Mình thì nói, nếu muốn an toàn, thì cứ chọn mấy cái đề tài cũ rích, làm tới làm lui ở các trường Cao Đẳng Đại Học là phân tích tín dụng (ngắn, trung, dài); tín dụng cá nhân, doanh nghiệp; nguồn vốn; thẻ, . . .
Còn "nội công thâm hậu" thì chọn đề tài cao siêu, đó giờ chưa ai làm. Làm cái đó hên xui may rủi lắm. Cái đó tùy thuộc vào trình độ cảm thụ của Giảng viên và quan điểm cá nhân của từng người. Chứ không phải làm cái lạ, cái mới là hay.
Cũng dặn thằng em, có biết chơi đá banh hông? Hay môn thể thao nào không? Đó cũng là 1 lợi thế trong quá trình đi thực tập hay đi tìm việc lắm lắm. Nếu thuộc hàng giỏi cấp tỉnh thì quá là ngon lành.
Bữa nào gặp thằng em, dẫn nó đi giao tiếp khách hàng vài ba quận. Cho gặp khách hàng lạ, không thể gặp khách hàng đã quan hệ rồi. Cho thằng em luyện cách tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, trước tiên phải cho thằng em biết nó đang nói cái gì, ngân hàng nó đang nói có những gì.
Cách nhìn người, coi người ta lúc vui hay lúc buồn. Người thích tám hay không thích tám. Người có tiền hay không có tiền. Phải đeo dai dẳng hay từ bỏ đối tượng khách hàng của mình. Không phải ai cũng có thể đeo suốt được. Nhưng bao giờ cũng vậy, hãy giúp họ thỏa mãn điều họ đang muốn, để biết được điều đó, phải điều tra, điều tra từ chính họ hay từ những người xung quanh và hay từ giác quan, cảm giác của bản thân mà suy đoán.
Hiện giờ, các ngân hàng đang rơi vào vòng xoáy tái cơ cấu, thay đổi mô hình hoạt động, kiểm tra kiểm soát, đẩy mạnh chỉ tiêu, . . . nên áp lực dồn vào các anh chị tại ngân hàng đôi khi rất lớn. Do đó, việc bạn thực tập, 1 người chẳng là đồng nghiệp, chẳng quen biết . . . thì các anh chị khó mà nhiệt tình với bạn được. Vì có suy nghĩ bao quanh là họ phải lo cho họ trước.
Nếu bạn may mắn gặp được các anh chị nhiệt tình, dễ thương thì còn gì bằng. Tùy "số" của từng người thôi.)
Do đang gặp khó khăn, nên chương trình nhận sinh viên thực tập cũng không rầm rộ như mọi năm! Các bạn nghĩ đúng không?8-x
Lấy lòng, đôi khi là thứ nhiều người rất ghét và nhiều người ngại cũng như chẳng biết làm sao. Nhưng, đó là cách bạn đi vào lòng người một cách tốt nhất. Cũng nhẹ nhàng thôi, bạn có người quen, người thân, hay chính gia đình mình, cả bạn cả bè nữa ... coi có tiền gửi, nhu cầu vay, mở thẻ ... thì lên danh sách trước.
Rồi khi vào thực tập, coi anh chị nào phụ trách mình hay là mình kết với anh chị nào đó, thì mình cũng hỏi anh chị có chạy chỉ tiêu không. Rồi mình cũng chia sẻ thật lòng, đại ý "nói thấy anh chị cực quá, làm suốt, chắc mệt lắm" . . . khi đụng vào "bệnh than", khắc có người "xổ cái lòng" ra cho bạn nghe. Nhớ là phải biết ngồi nghe nhe, không có "bốp chát" lại hay tỏ vẻ mình hiểu và biết những điều anh chị ấy đang nói. Phải biết nịnh 1 tí, nói anh chị sao mà giỏi quá, gặp em là em làm không được rồi.
Nhớ là phải biết khen đúng lúc đúng chỗ, chứ không phải hở cái gì cũng khen cũng nịnh nót hết.
Đôi lúc, bạn cũng phải biết chia sẻ chuyện của bạn hoặc của ai đó giống tình cảnh mà anh chị đang kể. (Cái này thì nữ dễ nói lắm, nam thì chắc ra bàn nhậu quá, cũng tùy người bạn nhé).
Bạn phải có kỹ năng sử dụng máy tính và chương trình WORD, EXCEL ok trước nhé. Đánh văn bản nhanh là 1 lợi thế không chối bỏ. Vì khi vào thực tập, có thể anh chị nhờ bạn đánh văn bản nào đó, hoặc làm file XLS nào đó, biết đâu chừng.
Đừng có "nhiều chuyện quá" với những chuyện cơ quan người ta và cũng đừng can dự gì nhiều nhé, không tốt đâu.
Sự chuẩn bị: rất ít Sinh viên chuẩn bị tốt khâu này, cứ tới đâu thì hỏi đó, dễ khiến người bị hỏi bực mình lắm. Nãy giờ nói chuyện kỷ năng, thì bạn cũng phải có 1 kế hoạch làm đề tài cụ thể, bạn cũng cần nghiên cứu kỷ, và chuẩn bị 1 bản số liệu "ảo", đưa cho anh chị hướng dẫn coi, coi như thế nào. Trước khi đưa thì nhớ hỏi ý kiến là "em làm như vậy có sao không". Vì thực tế, đa số khi đi thực tập, các ngân hàng ít cho số liệu thực cho sinh viên mà làm.>-)
(cơ bản là vậy nhé. Chi tiết quá thì không ai đọc hết đâu hi hi)
Thằng em cứ lo và sợ, cứ hỏi anh ơi, nên chọn đề tài gì, làm vậy không biết có sao và sai gì hông.
Mình thì nói, nếu muốn an toàn, thì cứ chọn mấy cái đề tài cũ rích, làm tới làm lui ở các trường Cao Đẳng Đại Học là phân tích tín dụng (ngắn, trung, dài); tín dụng cá nhân, doanh nghiệp; nguồn vốn; thẻ, . . .
Còn "nội công thâm hậu" thì chọn đề tài cao siêu, đó giờ chưa ai làm. Làm cái đó hên xui may rủi lắm. Cái đó tùy thuộc vào trình độ cảm thụ của Giảng viên và quan điểm cá nhân của từng người. Chứ không phải làm cái lạ, cái mới là hay.
Cũng dặn thằng em, có biết chơi đá banh hông? Hay môn thể thao nào không? Đó cũng là 1 lợi thế trong quá trình đi thực tập hay đi tìm việc lắm lắm. Nếu thuộc hàng giỏi cấp tỉnh thì quá là ngon lành.
Bữa nào gặp thằng em, dẫn nó đi giao tiếp khách hàng vài ba quận. Cho gặp khách hàng lạ, không thể gặp khách hàng đã quan hệ rồi. Cho thằng em luyện cách tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, trước tiên phải cho thằng em biết nó đang nói cái gì, ngân hàng nó đang nói có những gì.
Cách nhìn người, coi người ta lúc vui hay lúc buồn. Người thích tám hay không thích tám. Người có tiền hay không có tiền. Phải đeo dai dẳng hay từ bỏ đối tượng khách hàng của mình. Không phải ai cũng có thể đeo suốt được. Nhưng bao giờ cũng vậy, hãy giúp họ thỏa mãn điều họ đang muốn, để biết được điều đó, phải điều tra, điều tra từ chính họ hay từ những người xung quanh và hay từ giác quan, cảm giác của bản thân mà suy đoán.
Hiện giờ, các ngân hàng đang rơi vào vòng xoáy tái cơ cấu, thay đổi mô hình hoạt động, kiểm tra kiểm soát, đẩy mạnh chỉ tiêu, . . . nên áp lực dồn vào các anh chị tại ngân hàng đôi khi rất lớn. Do đó, việc bạn thực tập, 1 người chẳng là đồng nghiệp, chẳng quen biết . . . thì các anh chị khó mà nhiệt tình với bạn được. Vì có suy nghĩ bao quanh là họ phải lo cho họ trước.
Nếu bạn may mắn gặp được các anh chị nhiệt tình, dễ thương thì còn gì bằng. Tùy "số" của từng người thôi.)
Do đang gặp khó khăn, nên chương trình nhận sinh viên thực tập cũng không rầm rộ như mọi năm! Các bạn nghĩ đúng không?8-x
Lấy lòng, đôi khi là thứ nhiều người rất ghét và nhiều người ngại cũng như chẳng biết làm sao. Nhưng, đó là cách bạn đi vào lòng người một cách tốt nhất. Cũng nhẹ nhàng thôi, bạn có người quen, người thân, hay chính gia đình mình, cả bạn cả bè nữa ... coi có tiền gửi, nhu cầu vay, mở thẻ ... thì lên danh sách trước.
Rồi khi vào thực tập, coi anh chị nào phụ trách mình hay là mình kết với anh chị nào đó, thì mình cũng hỏi anh chị có chạy chỉ tiêu không. Rồi mình cũng chia sẻ thật lòng, đại ý "nói thấy anh chị cực quá, làm suốt, chắc mệt lắm" . . . khi đụng vào "bệnh than", khắc có người "xổ cái lòng" ra cho bạn nghe. Nhớ là phải biết ngồi nghe nhe, không có "bốp chát" lại hay tỏ vẻ mình hiểu và biết những điều anh chị ấy đang nói. Phải biết nịnh 1 tí, nói anh chị sao mà giỏi quá, gặp em là em làm không được rồi.
Nhớ là phải biết khen đúng lúc đúng chỗ, chứ không phải hở cái gì cũng khen cũng nịnh nót hết.
Đôi lúc, bạn cũng phải biết chia sẻ chuyện của bạn hoặc của ai đó giống tình cảnh mà anh chị đang kể. (Cái này thì nữ dễ nói lắm, nam thì chắc ra bàn nhậu quá, cũng tùy người bạn nhé).
Bạn phải có kỹ năng sử dụng máy tính và chương trình WORD, EXCEL ok trước nhé. Đánh văn bản nhanh là 1 lợi thế không chối bỏ. Vì khi vào thực tập, có thể anh chị nhờ bạn đánh văn bản nào đó, hoặc làm file XLS nào đó, biết đâu chừng.
Đừng có "nhiều chuyện quá" với những chuyện cơ quan người ta và cũng đừng can dự gì nhiều nhé, không tốt đâu.
Sự chuẩn bị: rất ít Sinh viên chuẩn bị tốt khâu này, cứ tới đâu thì hỏi đó, dễ khiến người bị hỏi bực mình lắm. Nãy giờ nói chuyện kỷ năng, thì bạn cũng phải có 1 kế hoạch làm đề tài cụ thể, bạn cũng cần nghiên cứu kỷ, và chuẩn bị 1 bản số liệu "ảo", đưa cho anh chị hướng dẫn coi, coi như thế nào. Trước khi đưa thì nhớ hỏi ý kiến là "em làm như vậy có sao không". Vì thực tế, đa số khi đi thực tập, các ngân hàng ít cho số liệu thực cho sinh viên mà làm.>-)
(cơ bản là vậy nhé. Chi tiết quá thì không ai đọc hết đâu hi hi)