[HOT] Các câu hỏi PV vào BIDV và cách trả lời sưu tầm (updating)

Đây là tổng hợp tất cả những câu hỏi phỏng vấn mà mình sưu tầm được, gồm nghiệp vụ, tình huống, KT XH. Mình thấy mấy topic kia nhiều trang quá nên tập hợp qua đây cho các bạn dễ theo dõi, không cần phải mò từng trang ^^~ (từ câu 30 trở đi là câu hỏi năm 2012 nhé).
Cái này là mình thực tế pv:
http://ub.com.vn/threads/cau-hoi-phong-van-cv-qhkh-bidv-cn-ben-thanh-01-08-2013.101221/

1. Theo anh, chị, căn cứ để xác định thời hạn cho vay hợp lý là gì?

Trả lời:

Những căn cứ cơ bản đề ngân hàng xác định thời hạn cho vay:
• Đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn. Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động ảnh hưởng và có tính chất quyết định tới luồng tiền ra và luồng tiền vào của khách hàng cả về số lượng và thời gian, theo đó nó ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn để trả nợ vay ngân hàng.
• Đối tượng vay vốn tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng: Giá trị của khoản vay được chuyển dịch toàn bộ hay dần từng phần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi chu kỳ ngân quỹ kết thúc cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí.
• Mục đích vay vốn: Vay ngắn hạn hay trung, dài hạn. Vay để mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định.
• Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư.
• Khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
2. Phân biệt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba và cầm cố thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Trả lời:
Nêu khái niệm:
• Bảo lãnh là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay, nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thức ba (không thực hiện hành vi bảo lãnh là việc bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cầm cố, thế chấp cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay.
Khác nhau:
• Bảo lãnh: Khi khách hàng không trả được nợ, bên bảo lãnh phải trả nợ thay và chỉ hết nghĩa vụ khi đã trả nợ đầy đủ.
• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba: Khi khách hàng không trả được nợ, bên thứ ba chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đã được cầm cố thế chấp. nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ thì ngân hàng tiếp tục thu nợ từ khách hàng.

3. Vì sao ngân hàng quy định khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư vay vốn?

Trả lời:

• Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
• Tăng cường trách nhiệm của người vay.
• Giảm chi phí tài chính cho phương án, dự án.

4. Một khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại có tài sản đảm bảo là Sổ Tiết Kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau. Bạn sẽ soạn thảo hợp đồng bảo đảm là “hợp đồng thế chấp tài sản” hay “hợp đồng cầm cố tài sản”?

Trả lời:

Hợp đồng cầm cố tài sản.
Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp tài sản là sổ tiết kiệm bắt buộc phải giao cho ngân hàng nắm giữ nên phải là hợp đồng cầm cố.

5. Khi phân tích tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng có thể dựa vào các nguồn thông tin nào? Tại sao trong quá trình xem xét hồ sơtín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cần phải thực hiện phỏng vấn khách hàng? Khi phỏng vấn, nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những nội dung nào?

Trả lời:

Các nguồn cung cấp thông tin để phân tích tín dụng:
• Hồ sơ từ khách hàng vay cung cấp.
• Thông tin lưu trữ tại khách hàng đối với khách hàng đã có quan hệ.
• Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn.
• Thông tin khác: từ ngân hàng khác, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ các tổ chức chuyên môn (CIC), thông tin từ các cơ quan truyền thông…
Mục đích phỏng vấn là để thu thập thông tin bổ sung và kiểm tra tính chân thực của thông tin do khách hàng cung cấp.
Nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những thông tin hay tài liệu nào chưa rõ ràng, có dấu hiệu nghi ngờ hay những thông tin mà khách hàng chưa cung cấp đầy đủ.

6. Có bao nhiêu NHTM Nhà nước hiện nay? (5 NHTM NN: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, MHB).

7. NH không được phép cho vay những đối tượng nào?

8. Cho vay và tín dụng có khác nhau không?

9. Bảo lãnh có phải là tín dụng không?

10. Điều kiện quan trọng nhất của tài sản đảm bảo?

11. Trong hoạt động tín dụng, em quan tâm nhất tới điều gì?

12. Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P xếp hạng vn thế nào? Ai quản lý tổ chức ấy?

13. Hiểu gì về câu "thương trường là chiến trường"?

14. Nhận định tình hình kinh tế VN 7 tháng đầu năm?

15. Bạn biết gì về
BIDV? BIDV Chi nhánh...?

16. Tại sao bạn đăng ký vị trí này?

17. Nêu các bước của quy trình tín dụng.

18. Hồ sơ tín dụng gồm những gì?

19. Ta dùng những tỉ số nào để đánh giá xem có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Những tỷ số đó được tính như thế nào? Tỷ số đó ở mức bao nhiêu thì có thể cho vay?

20. Bạn có nhận xét gì về các báo cáo tài chính của các DN Việt Nam?

21. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?


Rất nhiều ứng viên trả lời câu hỏi này trong sự mơ hồ rằng vì đây là công việc đã tìm kiếm lâu nay, vì công việc này sẽ phát huy hết được khả năng, kinh nghiệm bản thân, vì lòng ngưỡng mộ với công ty…Tuy nhiên nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn những thông tin trên.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn lại hy vọng được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác trong cùng lĩnh vực?”. Chính vì thế khi trả lời những câu hỏi này hãy tập trung làm rõ những ý trên. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty…Những thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.

22. Thế mạnh của bạn là gì?

Câu trả lời thường là: Tôi có thể làm việc ăn ý với những đồng nghiệp khác, tôi nhiệt tình, tôi có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc…Những câu trả lời chung chung như vậy thường ít đem đến sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: "Làm thế nào bạn có thể biến thế mạnh của mình thành lợi nhuận của công ty?”. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới, những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc không. Hãy tập trung làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng, bạn có thể sáng tạo những ý tưởng mới và lãnh đạo một nhóm làm việc triển khai những ý tưởng này.

23. Đâu là điểm yếu của bạn?

Các ứng viên thường cố gắng liệt kê ra những điểm yếu của mình tương tự như kể ra những điểm mạnh cho dù là thành thật hay không thành thật như: “Tôi là một người quá cầu toàn” hoặc “Tôi là người không thể nói không khi có người yêu cầu giúp đỡ”…Những câu trả lời kiểu này gần như là được “đóng hộp” như nhau. Nhà tuyển dụng đã “chán ngấy” những câu trả lời giống nhau như thế và họ có cảm giác rằng bạn đang lẩn tránh những điểm yếu thực sự của mình.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Tôi muốn biết mức độ trung thực và tự đánh giá bản thân của bạn” và “Làm thế nào bạn giải quyết thành công những thách thức trong công việc của mình?”, “Bạn đã khắc phục những điểm yếu của mình như thế nào trong những công việc đã qua?”. Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi người đều dám thừa nhận nó. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng biết bạn thường không tự tin nói trước đám đông. Và giải pháp của bạn là: trình bày ý tưởng dự án của mình trước đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công ty trước khi trình bày trước một tập thể rộng lớn hơn. Khẳng định với nhà tuyển dụng rằng dần dần những điểm yếu này đã được khắc phục.

24. “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?”

Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì hiếm có ứng viên nào dám mạnh dạn đề xuất mình làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm khi “chân ướt chân ráo” bước vào công ty.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn có định hướng gì cho công việc sắp tới của mình không”, “Bạn có thể kể lại một kinh nghiệm đã từng làm việc với một hoặc một nhóm đồng nghiệp để giải quyết một khó khăn, thách thức nào đó trong công việc không?” Với câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra những giải pháp của riêng mình.

Biết được mục đích thực sự của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc là một lợi thế. Bằng việc cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin thực sự họ muốn biết, đồng thời tạo ra sự khác biệt so với những ứng viên khác là một cách tạo ấn tượng hiệu quả với nhà tuyển dụng và là cách nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn.

25. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.


Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”

Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên. Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?

26. Nêu ra lý do vì sao chúng tôi phải chọn bạn?

27. Cho em chọn trong 3 yếu tố: Ông chủ tốt, lương và cơ hội thăng tiến hãy sắp xếp theo thứ tự mà em cho là hợp lý. Đối với câu hỏi mang tính chất tương đối như thế này, có thể mình trả lời không trùng với ý của nhà tuyển dụng nhưng chỉ cần giải thích logic và thuyết phục là được.
Thế nào là ông chủ tốt?
28.
Ngân hàng yêu cầu em huy động được 5 tỷ từ 1 khách hàng thì mới ký hợp đồng tuyển dụng với em, nhưng người khách hàng này nói sẽ chỉ gửi nếu ngày nào em cũng đi uống cf với anh ta, em có đồng ý không?

29. Nếu
Ngân hàng tuyển em vào mà bố trí em ở vị trí khác, hoặc cho em làm việc xa, ở các PGD khác, em có chấp nhận không?

30. Nếu cho em làm
sale, em sẽ chọn sản phẩm nào của BIDV để kinh doanh?

31. Chủ tịch huyện/ thành phố nơi em đang sống?

32. Tỷ giá vàng, tỷ giá đô la, vàng và đô la có mối quan hệ ntn? Các chính sách của
NHNN ảnh hưởng gì đến giá vàng?

33. Lãi suất huy động của
BIDV hiện nay là bao nhiêu? Lãi suất thấp hơn các ngân hàng khác làm sao vẫn thu hút được khách hàng?

34. Bạn hãy hoạch định
chiến lược và đưa ra phương hướng, cách thức, quy trình thực hiện để huy động 3 tỷ và cho vay 3 tỷ trong thời gian 1 tháng.(ko dựa vào bất kỳ mối quan hệ thân quen nào,bỏ qua những lợi thế có sẵn, tự lực cánh sinh)

35. Khách hàng cầm sổ hồng trị giá 5 tỷ, đến NH vay 200 đi du lịch nước ngoài, phương an trả nợ từ nguồn tiền của con trai làm việc tại nước ngoài. Là NVQHKH cá nhân bạn sẽ quyết định như thế nào, cách ứng xử trong tình huống này như thế nào?

36. Anh/chị là nhân viên thử việc, khách hàng của nhân viên cũ khiếu nại tuy nhiên anh/chị không liên lạc đc với nhân viên cũ đó. anh/chị xử lý thế nào?

37. So sánh cho vay vốn lưu động với cho vay dự án đầu tư? Vay dài hạn dùng cho mục đích gì?

38. Kể về một ví dụ chứng tỏ khả năng sáng tạo/khả năng quản lý/khả năng lãnh đạo của anh chị.

39. Bạn là 1 ng thích sự tự do và sáng tạo nhưng phải làm việc với 1 ng khô khan và cứng nhắc thì phải làm như thế nào?

40. Đánh giá TSĐB như thế nào? Khách hàng muốn vay 5 tỷ và có 1 lô đất mặt đường rộng 4m, sâu 15m, trên đó xây 1 ngôi nhà 2 tầng, UBNN tỉnh niêm yết giá đất khu đó là 20 triệu 1m vuông, thị trường chợ đen định giá là 60tr 1m vuông, trong 1 năm nay không có hoạt động giao dịch mua bán đất nào ở khu đó. Vậy em định giá như thế nào về TSĐB này và cho vay như thế nào?

41. Những
rủi ro tài chính ngân hàng phải đối mặt?

42. Các nghiệp vụ cấp tín dụng?

43. Bao thanh toán hiện nay ở Việt Nam triển khai ra sao?

44. Những đối tượng nào được mua ngoại tệ của Ngân hàng?

45. Các loại bảo lãnh?

46.
Ngân hàng phân loại nợ như thế nào? Trích lập dự phòng rủi ro ra sao? Kể tên các nhóm nợ?

47.
Ngân hàng làm gì để tránh rủi rotín dụng?

48. Phân biệt rủi rotín dụng và tổn thất tín dụng?

49. Có mấy loại chứng từ phân loại theo địa điểm lập chứng từ? Kế tên.

50. Nếu bạn là nhân viên mới. Khách hàng ko muốn giao dịch với bạn vì là ng mới nên thường lúng túng,... Bạn làm thể nào trong trường hợp này.

51. Tại VN có bao nhiêu
ngân hàng quốc doanh và Tmai. Kể tên 1 vài NH và nêu các hình thức kinh doanh của các ngân hàng đó.

52. Vay tín chấp nếu KH ko trả được nợ thì NH xử lý thế nào?

53. NH cho vay theo quyết định nào?

54. Nêu công thức và ý nghĩa các chỉ tiêu TC: NPV, ROE,ROA.

55. Các yếu tố cần quan tâm khi cho KH vay.

56. Các hình thức cho vay; bảo lãnh, thư L/C, cho thuê tài chính có phải là hình thức tín dụng ko?

57. Nếu bạn có việc cần xác nhận của trưởng phòng nhưng trưởng phòng gây khó khăn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

58. Lạm phát VN nguyên nhân là gì?

59. Biện pháp xử lý nợ quá hạn?

60. Phân biệt chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng, chặt chẽ.

61. Các biện pháp kích cầu của chính phủ.

62. Thông tư có phải do Chính Phủ ban hành hay ko?

63. Theo em thế nào là đạo đức nghề nghiệp??? Cho một vài ví dụ.


64. Số tiền đi vay giữa các tổ chức tín dụng với nhau có phải trích dự trữ bắt buộc ko?

65. Hiện nay có bao nhiêu hình thức tổ chức bộ máy kế toán? BIDV đang áp dụng hình thức nào?

66. Tỉ lệ nhập siêu của năm 2008 có phải lớn hơn 15.000 tỉ ko?

67. Luật kinh tế ban hành năm nào, áp dụng cho đối tượng nào?

68. Báo cáo tài chính được lập dựa trên số bao nhiêu, do ai chịu trách nhiệm? Nêu các loại báo cáo cần lập.

69. Nêu sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.

70. Phân biết kế toán trưởng và giám đốc tài chính.

71. Nêu cách trích lập dự phòng rủi ro, lập dự phòng khi nào?

72. Kết cấu tài khoản 4711, 4712, TSCĐ cho thuê tài chính.

73. Nêu các phương thức cho vay. Hạn mức tín dụng là gì? Nêu khái niệm về hệ số K. Ưu và nhược điểm của NPV.

74. Công chứng và chứng thực TS thế chấp và gaio dịch bào đàm có giống nhau không? Nó giúp gì cho Ngân hàng.

75. Kỳ hạn và thời hạn vay vốn là gì? Căn cứ vào đâu để NH cho vay các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp.

76. Nêu khái niệm về cầm cố, thế chấp TS.


77. Tố chất gì một người kế toán nên có.

78. Nêu các sản phẩm của
ngân hàng.

79. Làm thế nào để phát triển sản phẩm thẻ, làm thế nào để thu hút khách hàng đến với
ngân hàng, làm thế nào để ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi?

80. Chăm sóc khách hàng như thế nào là tốt.

81. K
ế toánngân hàng gồm những loại nào, thích làm kế toán nào và vì sao?

82. Làm sao để biết khách hàng nào phù hợp với sản phẩm nào, khi khách hàng đến thì phải làm những gì?

83. Tài khoản thanh toán là gì? Hiện nay, khách hàng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn hay dài và vì sao. Bạn tưởng tượng ra công việc của một giao dịch viên ngân hàng là như thế nào?

84. Sắp xếp các loại hình cấp tín dụng sau theo mức độ rủi ro giảm dần: Cho vay dài hạn, cho vay ngắn hạn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
mình nghĩ là ngoài việc học kiến thức nghiệp vụ các bạn nên học thêm các kĩ năng và nộp hồ sơ và pv thật nhiều vào, sau một thời gian bạn sẽ tự tin và dày dạn hơn rất nhiều, dù đc hay không thì không quan trọng, tiếp nữa là mua cuốn kinh nghiệm ôn thi và thi tuyển bidv của giangblog mình thấy có rất nhiều thứ bổ ích vì mình thi bidv cũng 2 lần rùi, đến lần này mình đã đặt mua, chuẩn bị tốt hơn mình cảm giác mọi thứ khác hơn hoàn toàn, một bước tiếp là khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng, chuẩn bị giọng nói tốt, luyện nói trôi chảy trước gương và bạn bè hoặc người thân, tự suy luận các câu hỏi từ chuỗi các câu trả lời của mình, đến nói mình nộp có thể mở 1 tài khoản thanh toán gì gì đó ở đấy rùi nói họ mình sẽ có buổi pv ở đây chẳng hạn, nên chọn 1 bạn gdv trẻ nhất có thể, nhớ chọn lúc vắng khách và có thể rảnh chút, có thể hỏi thăm 1 số thông tin từ đồng minh, người mà ngày trước cũng đã từng thi tuyển và pv như mình bây giờ, 1 ng có khả năng cao sau sẽ là đồng nghiệp chả lẽ lại không nói được một số sản phẩm bạn nên quan tâm tại chi nhánh, nhớ mag sổ ghi chép lại hoặc xin sdt, ghi tên nhân viên đó lại, ghi lại cảm xúc đc là khách hàng tại đó ... Để nếu đến câu hỏi biết gì về chi nhánh, có thể bạn k có nhiều thông tin nhưng bạn nói bạn muốn là nhân viên tại đây và muốn làm cho khách hàng hài lòng khi được là khách hàng như vậy, thì họ sẽ nghĩ mình thực sự muốn làm tại đây và thực sự quan tâm đến Chi nhánh này, đến cv này. Có thể tham quan thông tin xung quanh có thể bạn nắm thêm đc thông tin gì đó hữu ích. Trước mình chỉ biết nộp hồ sơ và đi thi, đến khi pv xong họ bảo ngoài vị trí mình đang pv còn quan tâm vị trí gì khác k vì CN k có nhu cầu tuyển vị trí đó, mình điên lắm nhưng mình bảo có xong rồi mình làm vị trí khác tại đó 1 thời gian và nhận thấy, việc tìm hiểu cơ quan mới rất quan trọng, bạn có thể làm quen nhân viên ở đó trc rồi thì khi vào có nhận việc thì đỡ phải làm quen lại và đỡ bỡ ngỡ lại thêm đồng minh. Khi pv chú ý không căng thẳng và luôn vui vẻ. Để làm dc điều ấy thì nên pv thật nhiều thực hành thật nhiều, thoải mái như một cuộc trò chuyện khi mình bạn thôi, đừng nên đặt nặng chuyện đỗ hay k, quên chuyện run đi, đi pv cầm thêm chai nước run = uống nước và hít thở sâu.
Trên đây là lan man vài kinh nghiệm của bản thân mình
Chúc các bạn may mắn
 
Cám ơn bn đã đăng lên cho những người đợt tới thi như mình học hỏi. Tài liệu của bn rất hữu ích
 
Back
Bên trên