Hỏi về thủ tục xoá thế chấp?

  • Bắt đầu Bắt đầu Ella Tran
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Ella Tran

Thành viên
Hôm nay e có đọc được bài viết này trên Vnexpress:

Cựu trưởng phòng của Vietinbank bị điều tra tham ô

Ngày 15/9, VKS Quảng Bình đã phê chuẩn lệnh khởi tố, tạm giam Nguyễn Đức Hải (30 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Hải Đình, chi nhánh Vietinbank Quảng Bình) để điều tra hành vi tham ô trên 3 tỷ đồng.

Hải được Giám đốc Vietinbank Quảng Bình ủy quyền thực hiện việc giải ngân, theo dõi quản lý kiểm tra giám sát cho vay và hoàn tất món vay của Công ty TNHH Đại Lộc Phát.
Cảnh sát cho rằng, nắm được sơ hở, thiếu sót của các cán bộ ngân hàng trong việc quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm, Hải đã làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp khi chưa làm thủ tục tất toán.
Tiếp đó, Hải thực hiện việc xóa tài sản thế chấp và lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quản lý tài sản, lập hồ sơ khống về vay vốn để chiếm đoạt 3,2 tỷ đồng của Vietinbank.
Theo nhà chức trách, ngoài số tiền tham ô tại Vietinbank Quảng Bình, Hải còn bị nghi vấn đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để vay nợ hàng tỷ đồng của nhiều người dân. Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ việc này.


Mọi người cho e hỏi cán bộ NH trên đã làm thủ tục xoá thế chấp như thế nào?

Và trong quy trình tín dụng của NH, có quy định gì để khắc phục vấn đề trên không?
Em cảm ơn các anh, chị!!!
 
Xin cho hỏi Ella Tran có làm việc ở ngân hàng chưa, và nếu có thì có fải lĩnh vực cho hay hay ko?
 
Up...để mọi người bàn luận ạ. Em cũng muốn tìm hiểu ạ!
 
Việc xóa thế chấp này chỉ thực hiện khi khách hàng tất toán các khoản vay và ngân hàng đồng ý giải chấp cho khách hàng. Khi đó khách hàng và nhân viên tín dụng tới sở tài nguyên môi trường xin xóa thế chấp ( mà trước đó đã đăng ký ). Mình chỉ biết có thế thui :)

Khi đã giải chấp cho khách hàng mà chưa tất toán thì coi như món vay đó không có TSBĐ. Còn việc xử lý thế nào thì chưa làm nên chưa biết a :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Xin cho hỏi Ella Tran có làm việc ở ngân hàng chưa, và nếu có thì có fải lĩnh vực cho hay hay ko?
Người ta không hiểu thì mới hỏi, cứ hỏi ngược làm chi, @-) ai biết gì thì trả lời thôi. Đây là diễn đàn mà, chí ít thì cũng để mọi người cùng thảo luận.

Mọi người cho e hỏi cán bộ NH trên đã làm thủ tục xoá thế chấp như thế nào?

Và trong quy trình tín dụng của NH, có quy định gì để khắc phục vấn đề trên không?
Em cảm ơn các anh, chị!!!
[FONT=&quot]Thông thường, khi KH đã trả toàn bộ nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ trả nợ khác cho Ngân hàng hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đã được bảo đảm bằng tài sản khác, thì Đơn vị cho vay thực hiện các công việc sau: [/FONT]
1) Giải toả toàn bộ tài khoản, tài sản bảo đảm (thực hiện trong nội bộ Ngân hàng, lấy hồ sơ TS bảo đảm đó ra khỏi kho do bộ phận Kho Quỹ quản lý);
2)
Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu chưa hết thời hạn đăng ký);[FONT=&quot] Lập và gửi Thông báo giải toả tài sản bảo đảm cho cơ quan đã công chứng, chứng thực, đăng ký thế chấp và các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan khác.
[/FONT][FONT=&quot]Mình cũng chưa nghiên cứu quy trình của Vietinbank nhưng qua thông tin có thể thấy ở[/FONT][FONT=&quot] đây, lợi dụng "[/FONT]sơ hở, thiếu sót của các cán bộ ngân hàng trong việc quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm"[FONT=&quot]và "[/FONT]lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quản lý tài sản[FONT=&quot]" [/FONT][FONT=&quot]được hiểu là 1 số cán bộ ở Phòng giao dịch, Chi nhánh đó đã không tuân thủ đúng quy định (có khi là do ko nắm quy định, có khi là móc nối, mà có khi cũng do là Phòng giao dịch không đủ người, không đủ bộ phận nên ông này được giao nhiều quyền), mà để cho [/FONT][FONT=&quot]"ông con zời này" vừa đá bóng (cầm được giấy tờ của tài sản, mà đúng ra phải tất toán xong, có xác nhận của các bên thì Bộ phận Kho quỹ mới đưa giấy tờ ra) vừa thổi còi (ký phê duyệt, ký thông báo giải tỏa TS gửi cơ quan chức năng) nên có thể 1 mình tự làm tất tần tật các việc đã được nói.
Nên vụ này, kiểu gì cũng có 1 số cán bộ liên quan cùng hầu tòa, chứ không phải một mình bác này đâu.
Quy trình các NH quy định rất đầy đủ các khâu có những ai tham gia, việc để sơ hở hay móc nối giữa các cán bộ đều có thể gây rủi ro, lúc rủi ro thì sẽ xới tung vấn đề ra, lỗi ai người ấy chịu. @-) Cứ làm đúng quy trình, chức năng, nhiệm vụ của mình thì không sợ.
Thêm thông tin cho bạn, liên quan đến xuất kho tài sản bảo đảm, để đảm bảo an toàn thường yêu cầu phải có: người yêu cầu giải tỏa (Phòng Tín dụng/Phòng Quản lý tín dụng), người xác nhận dư nợ (đã trả nợ, Phòng Kế toán và/hoặc Phòng quản lý tín dụng), Giám đốc ký quyết định.
[/FONT][FONT=&quot] Bộ phận kho quỹ chỉ xuất hồ sơ tài sản khỏi kho khi có đủ chữ ký của ít nhất 3 thành phần kia.
[/FONT]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cảm ơn anh rất nhiều ạ. Đọc đến đây thấy sáng mắt hẳn ra ạ. :):)
 
Back
Bên trên