Chào em, theo chị biết thì phần LC khống là trường hợp không phổ biến ở VN, trong quá trình học, khi tìm hiểu về những rủi ro gặp phải khi dùng phương thức thanh toán LC thì chị có tham khảo qua một số trường hợp như đã kể ở trên. Quan trọng là em phải hiểu như thế này: LC là một trong những hình thức bão lãnh trong phần nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng, là cam kết thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trên cơ sở họ phải cung cấp cho mình BỘ CHỨNG TỪ HỢP LỆ theo như LC đã phát hành, như vậy trong phương thức này, sẽ có 3 mối quan hệ xuất hiện là: người nhập khẩu với ngân hàng-khi phát hành LC; người xuất khẩu-nhập khẩu khi ký kết hợp đồng ngoại thương; giữa 2 ngân hàng trong quá trình thanh toán tiền hàng. Việc lập LC khống thì có thể có 2 trường hợp xảy ra là: hoặc người xuất khẩu cấu kết với người nhập khẩu lập hợp đồng ngoại thương giả và bộ chứng từ giả để lừa ngân hàng hoặc là người nhập khẩu cấu kết với cán bộ ngân hàng lập LC khống (trường hợp này hoàn toàn có thể vì cán bộ ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc kiểm tra chứng từ). Về bộ chứng từ giả, em có thể tìm hiểu về vụ án của công ty An Khang - Cần Thơ về việc làm giả bộ chứng từ rồi xin chiết khấu tại các ngân hàng trong thời gian gần đây để làm dẫn chứng cho bài tập của mình. Còn LC khống thì theo chị nhớ là vụ án giữa công ty Epco Minh Phụng cấu kết với phó giám đốc Vietinbank hình như cũng xuất hiện trường hợp này. Từ thời gian đó đến nay thì chị không nghe thấy có tình trạng trên nữa, trên thế giới thì càng không nắm được số liệu cụ thể ^^
Chúc em thành công!