Hỏi về kinh nghiệm quản lý khoản vay tại ngân hàng nước ngoài

thaonh

Verified Banker
Theo mình được biết thì các ngân hàng nước ngoài cho vay đối với doanh nghiệp chủ yếu là cho vay tín chấp, quản lý theo dòng tiền và nguồn thu nhập để trả nợ phải xuất phát từ chính dòng tiền tạo ra từ khoản vay, nếu nguồn trả nợ của khách hàng không phải từ chính nguồn tiền tạo ra từ khoản vay thì khi cấp lại hạn mức tín dụng mới sẽ có những hạn chế nhất định. Mình cũng nghe nói là xét duyệt một hồ sơ vay tín chấp thường là dễ dàng hơn hồ sơ vay có tài sản đảm bảo.

Theo lý thuyết chung được truyền đạt lại là vậy nhưng mà mình nghĩ thực tế có lẽ sẽ có những sự linh hoạt do thực tế kinh doanh ở VN khá khó khăn trong việc kiểm soát luân chuyển dòng tiền, nhất là các doanh nghiệp SME.

Việc phát sinh nợ quá hạn ở các ngân hàng nước ngoài có vẻ như rất khó xảy ra.

Vì vậy có bạn nào nắm về việc quản lý khoản vay tại các ngân hàng nước ngoài thì chia sẻ giúp mình.
 
Theo mình được biết thì các ngân hàng nước ngoài cho vay đối với doanh nghiệp chủ yếu là cho vay tín chấp, quản lý theo dòng tiền và nguồn thu nhập để trả nợ phải xuất phát từ chính dòng tiền tạo ra từ khoản vay, nếu nguồn trả nợ của khách hàng không phải từ chính nguồn tiền tạo ra từ khoản vay thì khi cấp lại hạn mức tín dụng mới sẽ có những hạn chế nhất định. Mình cũng nghe nói là xét duyệt một hồ sơ vay tín chấp thường là dễ dàng hơn hồ sơ vay có tài sản đảm bảo.

Theo lý thuyết chung được truyền đạt lại là vậy nhưng mà mình nghĩ thực tế có lẽ sẽ có những sự linh hoạt do thực tế kinh doanh ở VN khá khó khăn trong việc kiểm soát luân chuyển dòng tiền, nhất là các doanh nghiệp SME.

Việc phát sinh nợ quá hạn ở các ngân hàng nước ngoài có vẻ như rất khó xảy ra.

Vì vậy có bạn nào nắm về việc quản lý khoản vay tại các ngân hàng nước ngoài thì chia sẻ giúp mình.

Chào Thao :)

Mình sẽ nêu ra 1 ví dụ điển hình về 01 khách hàng có hoạt động vay vốn tại các tổ chức tín dụng nước ngoài là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam -PETROLIMEX do phòng mình quản lý nhé:

Hiện tại, Petrolimex được các NHNN sau cấp HMTD:
1. Standard Chartered Bank
2. CityBank
3. ANZ
4. HSBC

Cơ sở ra quyết định cho vay của NHNN thường dựa trên:
- Quản lý dòng tiền
- Nắm được bản chất các khoản nợ, bản chất doanh thu, bản chất dòng tiền
- Sức mạnh thương hiệu trên thị trường
- Thị phần hiện tại, chất lượng sản phẩm, đặc thù sản phẩm
- Khả năng trả nợ thực tế ( lý giải cho vì sao Petro lỗ toàn vài nghìn tỷ nhưng dòng tiền về quá tốt, hệ số thanh toán nhanh cao nên cho vay thoải mái )
- Dựa vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng năng lực quốc tế
- Dựa vào chính sách ưu đãi, mối quan hệ giữa lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức cấp cao nước sở tại.
....
HMTD của các NH nước ngoài này cấp cho Petrolimex giao đồng từ khoảng 70 - 100tr USD, và thời hạn là vài năm một chứ hok fai 1 năm 1 như VN mình.
Cơ sở để nó nó cấp tín dụng cho Petro là vì những lý do sau
1. Tuy không trực tiếp được quản lý dòng tiền, do theo quy định dòng tiền Petro chị được chạy qua 04 ngân hàng có vốn nhà nước chính nhưng Petro cần cung cấp cho các NHNN sao kê dòng tiền
>> Giá mua usd và lãi suất vay USD quá cạnh tranh nên việc share thông tin để hưởng những ưu đãi như trên là điều Petro sẵn sàng làm.

2. Cơ chế hoạch toán của Petro có 1 hệ thống kế toán riêng, cũng là mua từ nước ngoài, do vậy họ nắm được bản chất các con số trên báo cáo Petro, thực sự làm ăn quá có lãi, lợi nhuận siêu khủng, có hoạch toán lỗ thì cũng là do đặc thù ngành
>>> họ nắm được bản chất làm ăn thật của khách hàng

3. Dòng tiền của Petro về liên tục và số lượng quá khủng khiếp

4. Do đặc thù hàng hóa, Thị phần quá lớn, 55% thị phần , mạng lưới bán hàng phủ quá rộng

5. Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo tập đoàn và chính phủ

6. Sự thiêu thân của các NH trong nước >> phải đi cầu cạnh để Petro đồng ý giải ngân hoặc mua USD bên mình, thực tế Petro chỉ sử dụng khoảng 10- 20% hạn mức mà các NH trong nước cấp cho mình, nhiều khi chỉ để đấy cho vui.
Có thể thấy, nếu có động thái vĩ mô, các NHNN sẽ là người rút ra trước, người ra đi sẽ là các con thiêu thân trong nước

Còn rất nhiều nguyên nhân nữa, tuy nhiên mình không tiện nêu ở đây, qua những ví dụ trên chắc Thao cũng đã định hình được các căn cứ cho vay của NHNN, thực sự họ quá láu cá, quá giỏi nên mới có thể vươn xa như vậy.
Không đơn giản mà họ cho mình vay tín chấp phải không, họ cứ chọn những DN như vậy để làm, chắc ăn, số lượng/KH bù cho số lượng KH, ăn chắc mặc bền.
Chúc bạn 1 ngày làm việc hiệu quả !
 
Cảm ơn bạn longvd :D

Petrolimex cũng có HMTD bên mình nhưng ít sử dụng.

Các tập đoàn và công ty lớn thường có hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp và dòng tiền dồi dào nên việc kiểm soát nguồn vốn theo mình cũng không khó khăn lắm.

Ý mình thì mình muốn hỏi về các công ty có quy mô vừa thôi, tại vì ở các đơn vị này thường không minh bạch về tài chính và rất khó để quản lý dòng tiền ra vào của họ.
 
Cảm ơn bạn longvd :D

Petrolimex cũng có HMTD bên mình nhưng ít sử dụng.

Các tập đoàn và công ty lớn thường có hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp và dòng tiền dồi dào nên việc kiểm soát nguồn vốn theo mình cũng không khó khăn lắm.

Ý mình thì mình muốn hỏi về các công ty có quy mô vừa thôi, tại vì ở các đơn vị này thường không minh bạch về tài chính và rất khó để quản lý dòng tiền ra vào của họ.

Vậy mình cũng xin trả lời luôn, các đơn vị medium muốn vay vốn tại các TCTD nước ngoài thì
1. Cũng phải có hoạt động minh bạch tương tự, đơn vị kiểm toán có uy tín.
2. Cung cấp sao kê dòng tiền chạy qua TK NH và sẽ xem xét đối chiếu từng nội dung cụ thể như: Đối tác thanh toàn tiền hợp đồng ...Công ty thanh toán tiền nhập...
3. Có quan hệ với các tổ chức tín dụng nước ngoài khác hoặc chí ít là ACB, vì đấy là những đơn vị kiểm soát hồ sơ rất chặt
>> thay vào đó là các cơ chế ưu đãi về phí, lãi vì nó tuân theo nguyên lý, rủi ro ít thì lợi nhuận ít
4. Vẫn là mối quan hệ tạo ra các đầu ra cho doanh nghiệp
vân vân...

Nếu không minh bạch, dòng tiền không có sẽ không vay được của NHNN vì NHNN là tổ chức độc lập, không chịu chi phối bắt buộc cho vay của các mối quan hệ, cho vay dựa trên hoạt động làm thật ăn thật của DN
Vì vậy lãi suất họ mềm, nếu không minh bạch sẽ không làm được với các TCTD nước ngoài, họ không nhắm mắt đưa lao như mình đâu.
Cách thẩm định của NHNN với các DN SME so với BigCorp không khác nhau là mấy, vì thực sự các món vay của BigCorp của mình so với họ cũng chỉ là lìu tìu :)
 
Chà, vậy là báo cáo tài chính phải thông qua kiểm toán hết àh? Vậy thì cũng ít công ty đáp ứng được nhỉ.

Theo mình nghe nói thì khi doanh thu sinh ra từ vốn vay của khách hàng chuyển về là ngân hàng sẽ thu nợ ngay chứ không chờ đến ngày đáo hạn khoản vay phải ko?
 
Chà, vậy là báo cáo tài chính phải thông qua kiểm toán hết àh? Vậy thì cũng ít công ty đáp ứng được nhỉ.

Theo mình nghe nói thì khi doanh thu sinh ra từ vốn vay của khách hàng chuyển về là ngân hàng sẽ thu nợ ngay chứ không chờ đến ngày đáo hạn khoản vay phải ko?

Uh, phải có kiểm toán và phải là những công ty kiểm toán có uy tín cơ, chính vì việc nó kiểm soát chặt nên lãi suất nó rất cạnh tranh.
Bản thân QLKH các NHNN nó cũng chơi vs kiểm toán nhiều, đấy là nguồn KH cho nó tiếp cận, và nó không dại gì làm với DN báo cáo không minh bạch đâu :), chúng nó khôn lắm :). Trông thế mà lượng KH nó cũng lớn phết đấy.
Còn việc khi có dòng tiền về có thu nợ hay không thì nó cũng phải thỏa thuận với KH như bên mình, thường thì là khuyến khích KH làm 1 cái đề nghị trả nợ trước hạn,
Việc trả nợ này không thể ép buộc được khi KH vẫn đang hoạt động tốt, làm như thế là rất ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng. Do đó bọn Nước ngoài hay làm theo cách: nếu tính ra 1 năm vốn KH quay 3 vòng >> mỗi KU cho vay thương là 04 tháng. Tuy nhiên đối với món này nó tính toán và thỏa thuận với KH được là chỉ cần vay 03 là đủ, tránh tình trạng tiền về chưa có kế hoạch KH đem đầu tư ngoài gây rủi ro lúc trả nợ lại không có tiền >> thường KH nếu thấy hợp lý thì ok luôn vì cno thuyết phục rất tốt.
>> Khi đó tình trạng thừa tiền và phải nơm nớp lo thu nợ ít xảy ra hơn.
 
Uh, phải có kiểm toán và phải là những công ty kiểm toán có uy tín cơ, chính vì việc nó kiểm soát chặt nên lãi suất nó rất cạnh tranh.
Bản thân QLKH các NHNN nó cũng chơi vs kiểm toán nhiều, đấy là nguồn KH cho nó tiếp cận, và nó không dại gì làm với DN báo cáo không minh bạch đâu :), chúng nó khôn lắm :). Trông thế mà lượng KH nó cũng lớn phết đấy.
Còn việc khi có dòng tiền về có thu nợ hay không thì nó cũng phải thỏa thuận với KH như bên mình, thường thì là khuyến khích KH làm 1 cái đề nghị trả nợ trước hạn,
Việc trả nợ này không thể ép buộc được khi KH vẫn đang hoạt động tốt, làm như thế là rất ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng. Do đó bọn Nước ngoài hay làm theo cách: nếu tính ra 1 năm vốn KH quay 3 vòng >> mỗi KU cho vay thương là 04 tháng. Tuy nhiên đối với món này nó tính toán và thỏa thuận với KH được là chỉ cần vay 03 là đủ, tránh tình trạng tiền về chưa có kế hoạch KH đem đầu tư ngoài gây rủi ro lúc trả nợ lại không có tiền >> thường KH nếu thấy hợp lý thì ok luôn vì cno thuyết phục rất tốt.
>> Khi đó tình trạng thừa tiền và phải nơm nớp lo thu nợ ít xảy ra hơn.

À, mình cứ nghĩ là bắt buộc phải thu trước hạn cơ. Bên mình thì cũng áp dụng cách này hoặc nếu thấy tài khoản khách hàng đang thừa tiền mà chưa có nhu cầu sử dụng thì cũng khuyến khích tất toán trước hạn rồi sau này khách hàng cần vốn thì giải ngân lại sau.
 
À, mình cứ nghĩ là bắt buộc phải thu trước hạn cơ. Bên mình thì cũng áp dụng cách này hoặc nếu thấy tài khoản khách hàng đang thừa tiền mà chưa có nhu cầu sử dụng thì cũng khuyến khích tất toán trước hạn rồi sau này khách hàng cần vốn thì giải ngân lại sau.

Hì, linh động thì tốt hơn phải không, còn việc chưa thu thì NH ăn lãi nên NH sẽ cân nhắc, tùy sếp tùy sếp, thiện tai thiện tai :)
 
Kiểm toán uy tín thì có Big 4, Grant Thorton, vài công ty ở Việt Nam như AC&C (quên tên rồi, đâu trụ sở to đùng trong quận 1), DTL...
Mấy công ty lớn thuộc chuỗi ngành dầu khí và các công ty thuộc loại dòng tiền ra vô liên tục với con số khủng toàn vay NHNN (tất nhiên trong nước cũng có).
Như PVD, vay toàn USD, lãi suất 3,5 - 4,5%. Cho tỷ giá biến động 5%/năm, tính ra vay không quá 10%/năm...vay toàn NHNN, trong nước có Vietcombank, MB vì 2 thằng này là cổ đông và đối tác lâu năm.
 
Khi đi tiếp thị các DN XNK nằm trong top của VN về các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao , mình thật sự ngán khi thấy DN đó đã quan hệ hay đang bị tiếp cận bởi các NHNN và VCB vì giá vốn, tỷ giá, các cách thức linh động trong chăm sóc KH, thời gian giải quyết hồ sơ mình không đua lại, mặc dù NH mình nói về cho vay XNK và TTQT chắc chỉ kém VCB. Nghe các DN bảo NHNN quản lý dòng tiền rất chặt chẽ, 1 chút rục rịch là nó biết ngay vì các HĐ XK cho DN ở nước ngoài cũng là KH của bank đó luôn nên họ nắm thông tin. Mà k biết sao mình đọc qua nhiều hướng dẫn,quy chế,quy trình, sp của các NH trong nước mà tuyệt nhiên chưa thấy các tài liệu của NHNN nhỉ để học hỏi cái
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,484
Thành viên mới nhất
Steely Dan Merc
Back
Bên trên