Hỏi về đăng kí giao dịch bảo đảm với quyền sử dụng đất.

theo 163 thì vẫn có trường hợp thế tài sản đảm bảo tại 2 ngân hàng. vậy làm cách nào để thế chấp được nếu chỉ có 1 sổ đỏ.

KH đã thế chấp tại NH A, nếu muốn thế chấp tiếp tại NH B thì phải có sự thỏa thuận thống nhất 3 bên: KH, NH A, NH B
 
một tài sản vẫn có thể thế chấp được 2 ngân hàng mà mọi người, NH Y sẽ ra thông báo cho NH X là ông A muốn thế chấp tài sản M (đang thế chấp tại NH X), NH X sẽ cùng NH Y mang sổ đỏ đến đăng ký giao dịch bảo đảm cho NH Y, sau đó thì sổ đỏ vẫn do NH X giữ, Tài sản M sau khi đăng ký giao dịch bảo đảm thì sẽ được thế chấp lần thứ 2 tại NHY
 
Ông A thế chấp mảnh đất của mình để vay vốn tại cả 2 ngân hàng Z và Y, trong đó tại ngân hàng X ông A có đăng kí giao dịch bảo đảm, còn tại ngân hàng Y thì lại không đăng kí. Vậy việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Y có được coi là hợp lệ ko, bởi với thế chấp quyền sử dụng đất thì theo quyết định 163 là bắt buộc phải đăng kí giao dịch bảo đảm.
Mong mọi người giúp đỡ:D
Chắc bạn đang học về phần giao dịch bảo đảm của tín dụng ngân hàng à, theo như bạn thì ông A đang thế chấp mảnh đất tại NH X (có đăng ký giao dịch bảo đảm), muốn dùng lại mảnh đất này để xin vay tại NH Y (giá trị mảh đất đủ thế chấp cho 2 khoản vay), thì phải thỏa thuận với NH X mang sổ đỏ đi đăng ký giao dịch bảo đảm cho NH Y, thì được vay lần nữa bên NH Y, còn k đăng ký giao dịch bảo đảm thì không vay được bên NH Y
Vấn đề này nằm trong chương tài sản bảo đảm, phần đăng ký giao dịch bảo đảm của tín dụng ngân hàng, bạn có thể đọc ở quyển này và xem trong quyết định 163 nếu mình nhớ không lầm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
HỎI

Tôi hiện đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng và tôi đang là chủ sở hữu của 1 căn nhà tại thành phố Hà Nội, tôi đang thắc mắc không biết là có thể dùng sổ đỏ căn nhà mình để mang đi vay vốn ở 2 ngân hàng khác nhau được không? Mỗi ngân hàng tôi vay vốn một ít, chứ không vay dồn vào 1 ngân hàng cụ thể
TƯ VẤN VIÊN DOANH SỐ 02 TRẢ LỜI

Qúy Bạn thân mến !

Như chúng tôi hiểu thì Qúy Bạn đang có nhu cầu vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng sổ đỏ ngôi nhà của mình, về thủ tục vay ngân hàng Qúy Bạn vui lòng nhấn chuột để xem thêm.

Văn bản luật có quy định
Điều 326 Bộ luật dân sự có quy định: cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình.
Và Khoản 1, điều 432 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Từ những quy định trên thì khi cầm cố tài sản để vay vốn, người đi vay phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng tài sản đó. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điểm chung của hai loại hình này theo quy định là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, đối với thế chấp tài sản thì việc thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo.

Như vậy: nếu Qúy bạn không cầm cố tài sản mà dùng tài sản để thế chấp thì phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo. Vậy thì khi đã được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực, nghĩa là tài sản của Qúy bạn sẽ không được được công chứng hay chứng thực lần 2, và khi đó tài sản của bạn không thể vay vốn tại 2 ngân hàng khác nhau vì Qúy bạn không được công chứng 2 lần. Mặt khác khi Qúy bạn đã thế chấp sổ đỏ tại một ngân hàng nào đó mà Qúy bạn chưa thanh lý hợp đồng vay thì sổ đỏ của Qúy bạn vẫn đang được ngân hàng đó quản lý, nếu không có sổ đỏ thì làm sao Qúy bạn có thể mang đi thế chấp cho ngân hàng khác được.
 
Back
Bên trên