Chào bạn,
Thông thường một DN ( bao gồm cả Ngân hàng ) có 3 loại báo cáo : báo cáo nội bộ, báo cáo kết quả kinh doanh cho người quan tâm xem ( gọi tắt là báo cáo thường niên ) và báo cáo kết quả kinh doanh nộp cho cơ quan Thuế ( gọi tắt là báo cáo Thuế )
Vấn đề bạn hỏi về mảng Tín dụng cá nhân. Để xem doanh số cho vay ntn/ dự nợ ra sao/ nợ quá han /đánh giá tốt hay xấu... thì
- Nếu đứng ở góc độ là Ngân Hàng thì bản thân người lãnh đạo họ xem báo cáo nội bộ ( những con số thật nhất )
- Nếu đứng như trên Phương diện người quan tâm ( khách hàng, nhà đầu tư, ...) thì chỉ Được xem Báo cáo thường niên thôi !
Mình thấy, như bạn hiểu đang nhầm ý, nếu đứng ở góc độ là Ngân hàng thì Chỉ xem báo cáo nội bộ thôi, còn cái Báo cáo kết quả kinh doanh đó được làm mầu rồi, nếu có xem thì xem xem như thế đã được chưa để mang ra nộp/ báo cáo cho người khác xem thôi.
Còn nếu bạn là khách hàng thì tất nhiên chỉ được xem cái báo cáo Thường niên đó ( public rộng rãi mà ) chứ không được xem báo cáo nội bộ của họ đâu.
Nhưng nếu bạn Đứng ở góc độ người đánh giá Ngân hàng ( Kiểm toán , khách hàng nhưng là một tổ chức tín dụng khác có ý định cho ngân hàng này vay tiền ) thì bạn có thể xem kết hợp hai báo cáo : báo cáo Thường niên và Báo cáo thuế . Từ đó, tự đánh giá ra cái mức độ ngân hàng đang ở .
Mỗi bản báo cáo lại có sự sai lệch : Báo cáo Thuế thì Chi phí lớn, doanh thu ít --> lợi nhuận ít --> hạn chế khoản nộp thuế ^^
Báo cáo Thường niên : Doanh thu lớn, chi phí ít, lợi nhuận nhiều --> thu hút nhà đầu tư
Báo cáo nội bộ : con số thật --> nhà lãnh đạo xem để còn điều hành bộ máy .
Chúc vui ^^