Hỏi về cách hạch toán lãi định kỳ! Help.

phamquyen105

Thành viên
Mình có một ví dụ như thế này: Ngày 10/12/x bà A đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm có thông tin sau: Số tiền gửi ngày 15/8/x là 200 triệu, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 9%/năm, lĩnh lãi hàng tháng. Theo quy định của ngân hàng, rút vốn trước hạn áp dụng lãi suất 0,3%/tháng. Ngân hàng dự chi vào ngày cuối tháng, khách hàng đã lĩnh lãi được 3 tháng.
Em thắc mắc là ở đây, ngân hàng vẫn tính dự chi vào cuối mỗi tháng là ngày 31/8, 30/9, 31/10,30/11. Và đến ngày 15 hàng tháng thì cũng phải trả tiền lãi cho khách hàng. Thế thì cái khoản lãi dự chi vào cuối mỗi tháng ta sẽ xử lý như thế nào đây ạh? Mọi người định khoản và giải thích cụ thể giúp em với nhé.
Nếu cái ngày trả lãi trùng vào ngày cuối tháng thì em có thể định khoản được ngon lành chỉ cần ghi Nợ 801: ....triệu và Có 1011 (tk thích hợp): ....triệu là xong. Nhưng ở đây hai ngày này không trùng nhau nên em không biết phải xử lý cái khoản dự chi vào ngày cuối tháng ra sao nữa. EM định dùng bút toán thoái chi cái khoản dự chi đó vào ngày 15 hàng tháng nhưng không biết có được dùng như thế không nữa.
 
Đối với các ngân hàng chưa có corebanking thì mới quy định tính lãi dự thu, dự chi vào ngày 25 hàng tháng, còn các ngân hàng có core rồi thì tính hàng ngày luôn. Khi tính lãi dự chi, hạch toán Nợ Chi phí trả lãi, Có lãi dự chi, đến ngày trả lãi thực tế hạch toán Nợ lãi dự chi, Có tiền mặt.
Bạn có thể tham khảo QĐ 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của NHNN về hạch toán lãi dự thu dự chi.
 
Cuối mỗi tháng bạn vẫn làm bút toán dự chi bình thường vào TK 491
đến ngày 15 hàng tháng trả lãi cho khách hàng, bạn sẽ tính lãi cho KH, trả lãi bằng cách lấy phần đã dự chi từ TK 491, phần chưa dự chi ( từ mùng 1 đến 15) bạn lấy chi phí 801 ra để trả.
Nợ TK 491: phần đã dự chi
Nợ TK 801: phần chưa dự chi
Có TK 1011: tiền lãi định kỳ
 
Back
Bên trên