Hỏi kinh nghiệm

  • Bắt đầu Bắt đầu ccbum
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

ccbum

Verified Banker
1. hồ sơ KH chuẩn bị rất đầy đủ, nhưng sau khi tìm hiểu phát hiện có khả năng KH sẽ sử dụng tiền vay để trả cho môt món nợ đến hạn tại NH khác. C ác NH có hỗ trợ được nhau không để tránh trường hợp này ?
2. để chứng minh phần vốn tự có của mình, KH cung cấp cho mình các biên bản góp vốn, các phiếu thu ...nhưng tất cả các giây tờ này đều do KH tự làm, có cách nào để kiểm tra tính chính xác của phần vốn góp này của KH được ?
Nhờ các ace góp ý
 
1. Khách hàng có thành thật là đang vay ở ngân hàng khác không?
Khách hàng có nói là sẽ dùng số tiền này để trả bên kìa bao nhiêu? Còn dư bao nhiêu để dùng việc gì không?
Tra CIC thấy nhóm nợ khách hàng thế nào?

Nếu khách hàng không trung thực, thì từ chối. Từ đầu đã có ý lấp liếm với mình rồi, thì không biết có âm mưu gì không!
 
- Nếu là cho vay hạn mức thì mình có thể cho vay theo tỷ lệ (hiện nay với các ngân hàng tỷ lệ cho vay theo các phương án giải ngân khoảng 80% vốn vay và khách hàng tham gia 20% VTC), khách hàng nếu chuyển khoản thì có thể cung cấp UNC hoặc sao kê TK của khách hàng thể hiện việc khách hàng đã chuyển tiền thanh toán 20% phương án
- Nếu là thẩm định 1 khoản vay thông thường, thì muốn kiểm tra vốn góp vào kinh doanh của KH thì có thể tham khảo trong báo cáo tài chính thuế (phần vốn góp kinh doanh)
- Mình đồng ý với ý kiến của anh Nhật, trước khi giải ngân (thẩm định) tra thông tin CIC khách hàng
Đây là một số ý kiến của mình, mong mọi người cùng tham khảo nhé
 
mình có tra CIC thì thấy nhóm nợ vẫn ổn, KH đương nhiên là không nói là dùng để đảo nợ bên NH kia rùi, mà trình bày với mình một phương án mở rộng sản xuất. Chủ yếu là mình thấy cái phương án mở rộng sản xuất của bác ấy hơi bị quá đà, lại hóng hớt đc tin vỉa hè là bác ấy có đang kẹt ở BĐS một ít, nên mình đoán tình hình là bác ấy đang kẹt vốn, muốn vay để bù đắp VLĐ, hoặc tệ hơn là dùng để trả nợ khác.

Phần vốn tự có của KH tham gia phương án, họ chứng minh bằng biên bản góp vốn giữa các thành viên, nhưng những biên bản này do KH tự lập, về mặt hồ sơ giấy tờ thì có thể coi thế là đủ, nhưng về thực tế, liệu số vốn góp đấy có tồn tại thực sự không? làm thế nào để kiểm soát được phần VTC đó? Mới chập chững vào nghề nên kinh nghiệm quản lý KH vẫn còn kém, mong ace chỉ giáo tiếp
 
Chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty


1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:( GCNĐKKD)

Giấy CNĐKKD thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn của các thành viên hoặc của các cổ đông.

Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp hiện hành (có hiệu lực ngày 01/07/2006), thì khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy CNĐKKD, các thành viên hoặc cổ đông sáng lập đều không phải chứng minh phần vốn góp thực tế vào doanh nghiệp (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định).

Hoạt động góp vốn này chủ yếu do nội bộ thành viên công ty tự kiểm soát và thực hiện dựa trên nhu cầu hoạt động sản xuất-kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Điều kiện để cấp Giấy CNĐKKD theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp cũng chỉ khái quát các yêu cầu cơ bản: điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nộp lệ phí theo quy định…

2/ Điều lệ công ty:

Điều lệ công ty thể hiện những nội dung cơ bản nhất về hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có thể hiện chi tiết về tỷ lệ góp vốn, hình thức tài sản góp vốn, tiến độ góp vốn của các thành viên công ty. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, Luật doanh nghiệp hiện hành không yêu cầu các thành viên hoặc cổ đông sáng lập không phải chứng minh phần vốn góp thực tế vào doanh nghiệp, nên các nội dung về vốn góp trong điều lệ công ty cũng chỉ mang tính tham khảo.

Thậm chí, sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy CNĐKKD, đại diện pháp luật của doanh nghiệp có gửi Thông báo góp đủ vốn đến cơ quan cấp Giấy CNĐKKD, thì thông báo đó vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa phải là tài liệu xác định thực tế phần vốn góp của các thành viên vào công ty.

3/Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu:

Theo Điều 39, Điều 85 Luật doanh nghiệp, giấy chứng nhận góp vốn (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đây viết tắt là “Công ty TNHH”), cổ phiếu (đối với Công ty cổ phần, sau đây viết tắt là “Công ty CP”) là tài liệu xác thực chứng minh phần tài sản mà thành viên hoặc cổ đông đã góp vào công ty.

Như vậy, khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên hoặc cổ đông, thì dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đông đó đã góp vốn vào công ty hay chưa, thì tài liệu đó vẫn là một trong các chứng cứ pháp lý quan trọng để xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.

4/ Sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông:

Theo Điều 40, Điều 85 Luật doanh nghiệp, Công ty TNHH phải lập và lưu giữ sổ đăng ký thành viên, Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông ngay sau khi được cấp Giấy CNĐKKD. Các tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn, cổ phần, loại tài sản góp vốn..do vậy, các loại sổ này cùng với giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu là tài liệu pháp lý quan trọng để xác định hoạt động góp vốn trên thực tế của thành viên công ty.

5/ Báo cáo tài chính doanh nghiệp, sổ sách kế toán doanh nghiệp:

Trên thực tế, nếu thành viên công ty đã góp vốn vào doanh nghiệp, thì hoạt động đó bắt buộc phải được thể hiện trên các chứng từ được lưu giữ tại trụ sở doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý thuế như sau:

+ Biên lai thu tiền hoặc chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.

+ Hệ thống sổ sách kế toán nội bộ doanh nghiệp.

+ Các bản báo cáo thuế, báo cáo tài chính hàng năm nộp cơ quan quản lý thuế.

+ Kết quả kiểm toán độc lập.

+ Biên bản tự thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông công ty về việc góp vốn hoặc phát hành cổ phần.

6/ Các chứng từ khác về việc góp vốn, phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp:

Biên bản họp hội đồng thành viên (HĐTV), đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), giấy mượn nợ của doanh nghiệp, chứng từ chuyển tiền góp vốn của ngân hàng….xin lưu ý: các chứng cứ gián tiếp (VD: lời xác nhận của đại diện pháp luật, người làm chứng) chỉ có giá trị tham khảo, nó phải phù hợp với các chứng cứ trực tiếp như đã nêu trên.

Trong trường hợp nếu thành viên công ty xuất trình biên nhận tiền lãi, hoặc biên bản họp về việc được phân chia lợi nhuận hàng quý, hàng năm từ doanh nghiệp, thì các chứng từ này cũng chỉ có giá trị khi thành viên đó chứng minh được các tài liệu pháp lý đã nêu trong 5 mục đã kể trên, để khẳng định có góp vốn trên thực tế.

Như vậy, để xác định phần vốn góp thực tế của các thành viên trong công ty yêu cầu nhiều tài liệu pháp lý khác nhau. Việc chứng minh các tài liệu như trên là bắt buộc để doanh nghiệp hoặc cơ quan tài phán có đủ cơ sở pháp lý xem xét nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các thành viên công ty trong trường hợp có tranh chấp nội bộ xảy ra.

(Luật sư Th.s NGUYỄN HẢI VÂN)

=> Như vậy chỉ cần DN có đầy đủ những giấy tờ đó là đủ để chứng minh với NH?
 
Theo mình trường hợp này chắc chắn hồ sơ khách hàng cung cấp sẽ đầy đủ. cái chính là làm sao CBTD buộc khách phải cung cấp mục đích chính của việc vay vốn?
 
Khách hàng muốn vay được vốn, phải thành thật với CBTD.

CBTD phải "moi" được thông tin thật từ phía khách hàng.

Khách bô lô ba la thì dẹp, không cho vay.
 
Mình rất ghét các kiểu KH như thế này.

Thà như là ngay từ ban đầu khi trao đổi với mình thì KH phải nói ngay mục đích vay thật là gì, vd như là vay để trả nợ bên kia một phần, phần còn lại để bổ sung hoạt động kinh doanh thì coi như là chấp nhận được. Ngoài ra thì việc các chứng từ khi lần đầu tiếp xúc phải là chứng từ thật 100%, nếu có làm bùa thêm các hóa đơn thì việc đó sẽ do CBTD tự lo liệu chứ chưa gì đã chuẩn bị sẵn thì KH này không đáng tin (KH đã có kinh nghiệm làm dỏm chứng từ).

MỘT LẦN BẤT TÍN, VẠN LẦN BẤT TIN.

KH đã chuẩn bị sẵn chứng từ khống để cung cấp từ ban đầu thì chắc gì sau này KH không làm tiếp như vậy với mình.

Tốt nhất là từ chối.
 
Mình rất ghét các kiểu KH như thế này.

Thà như là ngay từ ban đầu khi trao đổi với mình thì KH phải nói ngay mục đích vay thật là gì, vd như là vay để trả nợ bên kia một phần, phần còn lại để bổ sung hoạt động kinh doanh thì coi như là chấp nhận được. Ngoài ra thì việc các chứng từ khi lần đầu tiếp xúc phải là chứng từ thật 100%, nếu có làm bùa thêm các hóa đơn thì việc đó sẽ do CBTD tự lo liệu chứ chưa gì đã chuẩn bị sẵn thì KH này không đáng tin (KH đã có kinh nghiệm làm dỏm chứng từ).

MỘT LẦN BẤT TÍN, VẠN LẦN BẤT TIN.

KH đã chuẩn bị sẵn chứng từ khống để cung cấp từ ban đầu thì chắc gì sau này KH không làm tiếp như vậy với mình.

Tốt nhất là từ chối.

Làm gì mà bức xúc đứt dây nút vậy, em út mới vào nghề, nói vậy mai mốt em út gặp 10 món y chang vậy là từ chối hết 10 món luôn đó. Kakakaka

Khách hàng "chơi" với mình, thì mình cũng phải "chơi" với khách hàng chứ! Kakaka
 
Làm gì mà bức xúc đứt dây nút vậy, em út mới vào nghề, nói vậy mai mốt em út gặp 10 món y chang vậy là từ chối hết 10 món luôn đó. Kakakaka

Khách hàng "chơi" với mình, thì mình cũng phải "chơi" với khách hàng chứ! Kakaka

Hehe, nói vậy để em út cảnh giác với mấy dạng KH thích "gài" nhân viên NH ấy mà :D
 
Back
Bên trên