GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NỢ XẤU
TS. Đào Minh Phúc
Phó Hiệu trưởng Trường bồi dưỡng Cán bộ Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt nam
1. Sự cần thiết thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ:
Năm 2012, một năm đầy những khó khăn thử thách đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng nói riêng với 3 nhiệm vụ hết sức nặng nề đó là cơ cấu lại các doanh nghiệp, hoạt động đầu tư và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp – đây không chỉ là nhiệm vụ của toàn ngành ngân hàng mà trong đó còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đạt kết quả, công việc đầu tiên phải giải quyết tốt và phải giải quyết trước là vấn đề nợ xấu ở các TCTD và NHTM. Cho đến nay, nợ xấu của toàn ngành lên tới trên 200 ngàn tỷ ĐVN chiếm trên 8% tổng dư nợ của các NHTM và TCTD. Tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay là hệ quả tất yếu của nhiều năm chất lượng tín dụng yếu kém ở các NHTM mà một trong những nguyên nhân chính là quản trị rủi ro tín dụng của NHTM yếu kém. Do vậy, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến xử lý nợ xấu mà không thực hiện ngay và đồng thời các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng thì sau vài năm tiếp theo nợ xấu còn nhiều hơn với những tác hại lớn hơn bây giờ và không bao giờ giải quyết được triệt để. . Mặt khác, để phát triển và tăng trưởng kinh tế, lẽ đương nhiên phải thúc đẩy và kích thích đầu tư và như vậy phải tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên nếu chr tăng trưởng tín dụng thì chưa đủ, điều quan trọng là chất lượng và hiệu quả của tín dụng. Nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng tín dụng để tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm tới chất lượng và hiệu quả tín dụng thì đương nhiên sau một thời gian sẽ phải giải quyết những khoản nợ xấu khổng lồ như hiện nay. Do vậy để giải quyết triệt để nợ xấu, vấn đề quan trọng phải nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó xếp hạng tín dụng khách hang là một trong những biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng ở các TCTD. Mặc dù trong những năm gần đây, một số TCTD đã tự xây dựng cho mình và thực hiện công tác xếp hạng tín dụng, tuy nhiên thực tế cho thấy công tác này ở các NHTM chưa mang lại kết quả cao, một mặt việc xếp hạng tín dụng còn mang tính hình thức, đối phó, mặt khác công tác này còn mang tính chủ quan và chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu định tính với tính khoa học và độ chính xác chưa cao. Do vậy, trong bài viết này chính tôi muốn đưa ra một thông điệp: Cùng với giải quyết vấn đề nợ xấu,
các NHTM cần nâng cao chất lượng tín dụng của mình qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây nợ xấu cao ở các NHTM có thể thấy là công tác xếp hạng tín dụng chưa được quan tâm và chưa thực hiện tốt vai trò của nó. Có thể thấy, hầu hết các NHTM cho đến nay đều xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng rất đơn giản, xếp hạng tín dụng ở nhiều ngân hàng chỉ mang tính hình thức. Việc xếp hạng tín dụng khách hang chủ yếu thực hiện với các chỉ tiêu định tính, phụ thuộc nhiều vào cảm tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Đặc biệt hệ
thống xếp hạng tín dụng của nhiều NHTM khi xây dựng với các chỉ tiêu tài chính còn sơ sài, chưa định lượng cụ thể, các chỉ tiêu phi tài chính thì chưa gắn với đặc điểm
kinh tế của từng địa phương, từng lĩnh vực đầu tư; hay đối với khoản vay thực hiện ưu
tiên phát triển trong từng lĩnh vực ngành nghề, khoản vay theo chương trình, dự án
của Đảng và chính phủ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khca smooix NHTM chưa xây dựng cho mình một hệ thống thong tin khách hang đủ mạnh và cập nhật, cùng với nó là việc xây dựng các chỉ tiêu và cách tính các chỉ tiêu chưa khoa học và hợp lý với hệ thống phần mềm xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì điều này, công tác xếp hạng tín dụng khách hang tại các NHTM chưa phát huy được vai trò của nó, chưa đóng góp hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng của ngân hàng. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hang đã và đang thực hiện:
2. Một số mô hình đánh giá tín nhiệm tín dụng đối với khách hàng vay vốn
tại NHTM
Hiện nay, chúng ta đã có nhiều mô hình về xếp hạng tín dụng khách hàng. Các
mô hình từ đơn giản đến phức tạp, có mô hình nạng về các chỉ tiêu định tính, có mô
hình nặng về các chỉ tiêu định lượng và mỗi một mô hình đều có những ưu thế và
những hạn chế nhất định. Do đó, điều quan trọng, tùy vào đặc điểm của mỗi NHTM,
các NHTM tự chọn cho mình một mô hình phù hợp.
- Mô hình chấm điểm: Đây là mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng đã có từ
lâu nhằm đánh giá KH vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở
NHTM thong qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong
những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng khách hàng.
* Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường
được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm:
- Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp như: Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản nhanh;
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả lãi….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử
dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay
khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay tổng tài sản.
- Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Hệ số
nợ so với tổng tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn; Phân tích hệ số
khả năng hoàn trả lãi vay; Hệ số khả năng trả nợ.
- Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường kh ả n ăng sinh li của doanh
nghiệp, chẳng hạn như: H s thu nhp trên tng tài sn; Kh năng sinh li so
vi doanh thu; ROE; ROA…
* Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các
nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín
trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý
của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN trên
thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thong
qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay
(Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều
kiện (Conditions); Kiểm soát (Control):
Có thể thấy rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các
NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM
trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể là:
- Tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các cán bộ tín dụng, các
chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích dựa trên công nghệ
giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố
không mang tính lượng hoá.
- Đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ
thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như
trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu
dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của CBTD.
- Mô hình này có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, mang tính đặc thù
chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán thì việc dựa trên các yếu tố
định lượng, không đưa ra được quyết định chính xác mà phải dựa trên ý kiến và kinh
nghiệm của cán bộ tín dụng.
- Các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian để
đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, có thâm niên, kỹ năng
- Mô hình này rất khó khăn đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm
của khách hàng và vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối
với việc thẩm định hồ sơ khoản vay.
- Vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực tài chính trung
bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống thông tin
quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.
- Mô hình điểm số của Altman:
Để khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm và nâng cao tính khách
qan qua việc lượng hóa, Hiện nay,một số ngân hàng tiếp cận phương pháp xếp hạng
tín dụng qua phương pháp định lượng. Đây là một mô hình định lượng dựa trên việc
mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía KH.
Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo và thông thường được sử dụng để xếp
hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của
khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của KH. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp
để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người
vay (Xj ). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu
trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:
Z=1,2X1 +1,4X2 +3,3X3 +0,6X4+1,0X5
Trong đó:
X1 =tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”
X2= Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”
X4 =Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.
X5 = Tỷ số “ Doanh thu/ tổng tài sản”
Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược
lại. Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo mức độ
nguy cơ vỡ nợ. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của khách hàng. Theo tính toán và thực tế cho thấy:
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,81< Z<2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Với mô hình này, ngân hàng và khách hàng có thể đo lường và so sánh cụ thể điểm Z cho từng khoản vay. Ngoài ra, sự biến động của điểm số Z đã dự báo khả năng chuyển đổi hạng tín nhiệm của khách hàng.
Phát triển mô hình này Altman đã xây dựng các hàm phân biệt Z’ và Z” (có tham khảo cách xếp hạng của S&P) phù hợp hơn cho hầu hết các ngành. cụ thể là:
Z’ =6,56 X1 + 3,26 X2 +6,72 X3 +1,05 X4
Vi công thc này, theo tính toán và thc t cho thy:
Nếu Z’>2,6 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,2< Z’ <2,6 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’<1,1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Z’’ =3,25 +6,56X1+3,26X2 +6,72X3+1,05X4.
Dưới đây là bảng xếp hạng tín dụng dựa trên chỉ số Z”
Nếu Z’’>5,85 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 4,15< Z’’ <5,85 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’’<4,15 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Có thể thấy rằng đây là một mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên
cơ sở định lượng khá cụ thể veefc các nhân tố ảnh hưởng. Với mô hình này đã mang
lại nhiều ưu thế khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm. Cụ thể là:
- Với mô hình này, kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
- Mô hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để
lượng hoá xác suất vỡ nợ của người vay đã khắc phục được các nhược điểm của mô
hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các
NHTM.
- Mô hình điểm số Z đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các
ngân hàng đối với từng doanh nghiệp vay vốn.
- Mô hình xếp hạng tín dụng còn thể hiện: tính nhất quán, khách quan, không
phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các cán bộ tín dụng.
- Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách
hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Mặt khác, mô hình đòi hỏi hệ thống thông tin
đầy đủ cập nhật của tất cả các KH. Yêu cầu này là rất khó thực hiện trong điều kiện
nền kinh tế thị trường không đầy đủ.
- Mô hình Logis
tic Mô hình logistic là mt mô hình toán hc hi quy. Sử dụng mô hình logistic
với biến (Y) là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập. Mô hình
Logistic có dng sau: Mô hình hi quy logistic đc s dng trong trng hp
n,1 ) thì xác sut đ bin ph thuc nhn giá tr
bng 1 đc cho bi công thc sau:
)exp(1)exp(12121ββββββiiXXXXeepkikkkikk+=Σ+Σ===++
(1)
Trong đó: Xj là các biến mô tả các nhân tố (định lượng và định tính) đặc trưng
cho các đặc trưng khác nhau của khách hàng. là các hệ số chưa biết, cần
ước lượng. Khi ước lượng được các giá trị thì sẽ ước lượng được xác suất p
( ). Mô hình kinh tế lượng tương ứng là:
nβββ,....,,10),1(ˆnii=βpˆ
(**) uXXXppkk+++++=⎟⎟⎠⎞⎜⎜⎝⎛−ββββ....1ln33221
Sử dụng mô hình này để xếp hạng tín dụng các biến có thể xác định như sau:
Y là biến mô tả tình trạng nợ xấu ( không có khả năng hoàn trả:0; hoặc có khả
năng hoàn trả:1). P là xác suất Y =1.
Các biến Xj là các yếu tố tác động đến xác suất Y =1.
Với mô hình này các hệ số βj sẽ cho phép tính được khả năng Y =1 đối với từng
khoản vay và khi yếu tố Xj thay đổi một đơn vị thì xác suất Y =1 thay đổi bao nhiêu.
Đây là một mô hình toán học nên mô hình Logistic cũng có nhiều ưu điểm như
mô hình Altman, ngoài ra mô hình này cho phép ngân hàng tính toán được được khả
năng vỡ nợ đối với từng khoản cho vay.
Do cũng là mô hình toán học nên mô hình này có một số hạn chế như mô hình
Altman, khi sử dụng mô hình này do các biến số tồn tại trong cùng một điều kiện kinh
tế xã hội luôn biến động nên có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, để khắc
phục những hạn chế này, thông thường người ta sử dụng mô hình hồi quy Logistic
theo thành phần chính. Việc hồi quy Logistics theo thành phần chính được thực hiện
cụ thể như sau:
Giả sử chúng ta cần sử dụng các biến X1, X2, ...,Xk để giải thích cho Y nhờ mô hình hồi qui tuyến tính:
(A) 0ij1kijjYXββ==++Σ
Nếu X1, X2, ...,Xk phụ thuộc tương quan tuyến tính lẫn nhau, kết quả ước lượng
hồi qui (A) sẽ nhận được các ước lượng chệch của các tham số. Việc phân tích hồi qui không hiệu quả và thậm chí gặp các sai lầm đáng tiếc. Thực tế người ta có thể tìm cách bỏ đi một số biến mà vai trò giải thích cho Y không đủ lớn. Tuy nhiên, để làm được việc này có 2 hạn chế: - Việc lựa chọn biến loại khỏi mô hình không dễ dàng; - Không thể loại một số biến mà về mặt lý thuyết nhất thiết các biến này phải có mặt trong mô hình. ( Chẳng hạn khi ước lượng hàm cầu một mặt hàng người ta không thể bỏ biến giá cho dù biến này tác động không đủ lớn đến lượng cầu).
Giải pháp ở đây là tìm r biến độc lập là tổ hợp của k biến ban đầu và hồi qui Y theo r biến này. Các biến đó chính là các thành phần chính trong nhận được từ kết quả phân tích thành phần chính.
Sơ đồ tổng quát của quá trình này là:
X1, X2, ...,Xk ACP F1, F2, ...,Frtrực giao Y Hồi qui Y theo X1, X2, Hồi qui Y theo F1, F2, ...,Fr
• Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Mục tiêu quan trọng nhất của phân tích hồi qui chính là xác nhận và đo sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Với mô hình ACP (phân tích thành phần chính) chúng ta lựa chọn r thành phần chính sao cho tỷ lệ bảo tồn phương sai đủ lớn (không ngoại trừ r=k). Tương ứng với r thành phần chính chúng ta nhận được r nhân tố chính U1, U2, ...,Ur. Mối liên hệ của các biến ban đầu với các thành phần chính được mô tả qua hệ sau: (1) ij11,2,..,; 1,2,...,()kjvivjjjXXFuvriSX=−==Σ
trong đó u trong hồi qui ()(()jvjvjvjjvSX 0i1kvivjjFXββ==+Σ
Như vậy (2) trở thành:
(2) ij1()1,2,..,; 1,2,...,kvivjjjFXXvriβ==−==Σ
v(11) (3)
vjjFXnβ∂=−∂
Vậy khi Xj tăng 1 đơn vị thì Fv thay đổi 1 lượng là: (1-1/n)βvj.
Gọi hồi qui Y theo F1, F2, ...,Fr là: (4) 01rvvvY αα= =+Σ
Khi Xj tăng 1 đơn vị sẽ tác động đến Y thay đổi một lượng:
11(1) j=1,2,...,krjvvjvdYnαβ==−Σ
Khi n đủ lớn có thể bỏ qua hạng tử 1/n và (4) xấp xỉ:
(5)
1 j=1,2,...,krjvvjvdYαβ==Σ
Thay cho lời kết: Có thể thấy rằng đây là những mô hình xếp hạng tín dụng
khách hang đã và đang được các NHTM áp dụng. Tuy vào đặc thù của mỗi ngân hang,
ngân hang tự lựa chọn và xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng khách
hàng phù hợp. Tuy nhiên, dù lựa chọn mô hình nào, mỗi NHTM cần xây dựng cho
mình một hệ thống thông tin về khách hang đáp ứng yêu cầu: Khoa học; Đầy đủ; Cập
nhật và chính xác và được lấy từ nhiều ngồn thông tin khác nhau (bao gồm cả những
nguồn chính thống và nguồn không chính thống). Bên cạnh đó nâng cao chất lượng
phân tích và xử lý thông tin trên cơ sở một phần mềm đủ mạnh với hệ thống các tiêu
chí đầy đủ, khách quan và khoa học cả về định tính và định lượng, cả về góc độ tài
chính và góc độ phi tài chính. Có như vậy, công tác xếp hạng tín dụng khách hàng
mới có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những
quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng và khí đó chất lượng các khoản cho vay
của ngân hang mới đạt yêu cầu và chỉ khi đó nợ xấu, nợ quá hạn mới được hạn chế và
đẩy lùi và hệ thống các NHTM mới phát triển bền vững.