Hỏi cách tính thời gian trong tính lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.

  • Bắt đầu Bắt đầu vihongloan
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

vihongloan

Thành viên
Mọi người ơi cho mình hỏi một chút. Mình vẫn rất băn khoăn trong cách đếm ngày để tính lãi cho tiền gửi tiết kiệm. Mọi ng có thể hướng dẫn mình cách đếm chính xác được không. Vì t hỏi mỗi ng lại chỉ 1 cách tính. Người thì bảo số ngày gửi không bao gồm ngày khách hàng đến rút, ng thì lại bảo có tính cả ngày rút nữa. tớ chẳng biết như thế nào là đúng nữa. Lấy ví dụ cụ thể Kh gửi tiền ngày 12/4 đến ngày 9/5 kh rút là bn ngày? Với cả giả sử ngân hàng tính lãi dự trả vào ngày cuối tháng thì với ví dụ trên đến 30/4 nh phải tính lãi dự trả thì có phải số ngày tính lãi dự trả sẽ bao gồm cả ngày cuối tháng đó (trong trường hợp này là 19 ngày) và kỳ tính lãi tiếp sẽ đếm bắt đầu từ ngày 1/5 đúng k? Cả nhà ai biết chỉ tớ với nha. T cảm ơn nhiều nhiều lắm.
 
hi bạn, theo mình thì như thế này:
1. Cần xem ngày cơ sở là bao nhiêu ngày: ngày cơ sở có thể là 360 ngày, 365 ngày hoặc số ngày thực tế của từng năm. Thường thì khi tính, các bank lấy số ngày cơ sở là 360 ngày. Tức là lãi suất yết là lãi suất cho 360 ngày.
2. Khi tính thời gian gửi để tính lãi: lấy ngày cuối trừ ngày đầu (thường các bank tính là bao gồm ngày đầu và không gồm ngày cuối, tại sao không bao gồm ngày cuối, câu trả lời đơn giản là vào cuối ngày của ngày cuối thì khoản tiền đó không có mặt trên sổ sách của ngân hàng, và khi nói đến số liệu kế toán, người ta nói số liệu vào cuối ngày-bạn đọc báo cáo tài chính người ta nói đó là số liệu cuối ngày và trong kế toán số liệu cuối ngày quan trọng hơn vì nó gần với thời điểm hiện tại hơn, còn số liệu đầu ngày để phục vụ cho việc tính toán số liệu cuối ngày dựa trên số liệu phát sinh trong ngày): ví dụ như 12/04/2011 đến 9/5/2011 thì số ngày được tính lãi là 27 ngày (bạn dùng excel lấy ngày cuối trừ ngày đầu là ra).
3. Khi tính dự thu/dự chi: phải đảm bảo nguyên tắc (2) Các ngày dự chi vẫn nằm trong thời gian đáo hạn thì bao gồm cả ngày dự chi, nếu ngày dự chi nằm ngoài thời gian đáo hạn thì không bao gồm (giả sử dự chi cuối tháng).
- ví dụ của bạn:
+) Tổng số ngày dự chi: là 27 ngày
+) Số ngày dự chi lãi trong tháng 4 là từ ngày 12/4 (bao gồm ngày 12/4) tới ngày 30/4 (bao gồm cả ngày 30/4 vì ngày 30/4 nhỏ hơn ngày đáo hạn) là 19 ngày.
+) Số ngày dự chi trong tháng 5 là từ ngày 01/05 tới ngày 09/05 (không bao gồm ngày 09/05) là 08 ngày.
- Ví dụ khác : nếu khách hàng gửi từ ngày 5/5 tới ngày 7/7 thì dự chi như sau:
+ ngày 5/5 tới ngày 31/5: dự chi 31-5+1= 27 ngày (ngày dự chi 31/5 là ngày cuối tháng vẫn nhỏ hơn ngày đáo hạn).
+ ngày 1/6 tới 30/6: dự chi cho 30-1+1= 30 ngày (ngày dự chi 30/6 là ngày cuối tháng vẫn nhỏ hơn ngày đáo hạn)
+ ngày 7/7 khách hàng tất toán (ngày này nhỏ hơn ngày cuối tháng): nên cuối tháng khách hàng dự chi là 1/7 tới 7/7 (không bao gồm 7/7) số ngày là 6 ngày.
- Nếu khách hàng gửi từ ngày 13/5 tới 25/5 thì số ngày dự chi là: khách hàng chỉ dự chi tháng 5 là 25-13= 12 ngày
- Nếu khách hàng gửi từ 13/5 tới 31/5 thì số ngày dự chi là: khách hàng chỉ dự chi tháng 5 là 31-13= 18 ngày
- Nếu khách hàng gửi từ 13/5 tới 1/6 thì số ngày dự chi là:
+ tháng 5: từ 13/5 tới 31/5 (bao gồm cả 31/5) là 19 ngày
+ tháng 6: o ngày (số liệu món này cuối ngày 1/6 không có trên sổ sách của ngân hàng)
- Nếu khách gửi từ 13/5 tới 2/6 thì dự chi:
+ tháng 5 là: từ 13/5 tới 31/5 (bao gồm 31/5) là 19 ngày
+ tháng 6 là: từ 1/6 tới 2/6 (không bao gồm 2/6) là 1 ngày.
 
theo t được biết thì thế này:
khi tính số ngày tính lãi gửi tiết kiệm thì lấy ngày cuối trừ ngày gửi. Ngân hàng sẽ dự trả lãi hàng tháng, số ngày dự trả trong tháng thì lấy ngày cuối tháng trử đi ngày gửi. ví dụ gửi ngày 12/4 tới ngày 9/5 thì trong tháng 4 ngân hàng sẽ dự trả lãi từ ngày 12/4 tới ngày 30/4 tức là 30 - 12 = 18 ngày( vì NH tính dự thu, dự chi vào đầu ngày làm việc của ngày cuối tháng do đó dự chi, dự thu sẽ ko tính ngày cuối tháng). từ ngày 30/4 tới 9/5 ngân hàng sẽ tính là 9 ngày trả lãi. tổng cộng từ ngày 12/4 đến 9/5 là 18 +9 = 27 ngày. Lãi suất của NH niêm yết trên cơ sở 360 ngày.
 
Bạn Đại Bàng giỏi quá, mình phục thật đấy, có gì không hiểu tớ sẽ nhờ bạn chỉ giáo thêm nhé :)
 
hi xizi,
Mình được biết, vấn đề các bank tính dự chi, dự thu vào đầu ngày làm việc của ngày cuối tháng thì ko nhất thiết. Vì nếu cứ chỉ làm vào ngày cuối cùng của tháng thì công việc của họ sẽ rất nhiều, không thể xử lý kịp đâu. Mà ngày cuối tháng phải chạy rất nhiều số liệu để có báo cáo tài chính và báo cáo SBV, đặc biệt ngày cuối cùng của mỗi quý thì kế toán rất bận, quan trọng là số liệu tại thời điểm của họ trong tháng đó thế nào. Do đó, dự chi và dự thu thường được thực hiện trước ngày cuối tháng 1-5 ngày bạn ah.Vấn đề không phải là vào đầu ngày làm việc của ngày cuối tháng thì số ngày nó khác mà quan trọng là số ngày được dự thu, dự chi của tháng đó bạn ah. Ví dụ, tại 2 bank mình biết, người ta thường dự thu, dự chi lãi trái phiếu trong thời gian từ 25 tới 28 hàng tháng. Còn nếu là ngày 31/12 mà chờ vào ngày đó mới làm tất cả dự thu,dự chi thì chắc phải mất 3-4 ngày là ít để xong được tất cả các số liệu và cho ra báo cáo tài chính cuối năm của ngân hàng gần chính xác nhất. Mình được biết, các bạn làm kế toán tại hội sở các ngân hàng thì ngày cuối tháng rất vất, với ngày 31/12 có thể ngủ qua đêm để hạch toán và chạy số liệu, có thể mãi tới hết 01/01 mới xong. Còn đâu nếu có sự chênh lệch phát sinh thì họ sẽ có bút toán điều chỉnh sau.

Còn lý do tại sao thường dự thu, dự chi cuối tháng (cụ thể là những ngày cuối tháng thì chính xác hơn) thì đó là do các bank muốn số liệu được gần chính xác nhất (vì nếu dự thu đầu tháng thì trong tháng phát sinh liên quan tới món dự thu, dự chi đó lại phải điều chỉnh bút toán), do đó để tránh có quá nhiều bút toán điều chỉnh, số liệu được chính xác và gần với kỳ báo cáo nhất (tháng, quý, năm) người ta thường dự thu, dự chi vào cuối tháng, và như một thói quen, cuối tháng thường quyết toán những j còn đọng, như bạn trả lương cũng thường vào cuối tháng, báo cáo cũng báo cáo cuối tháng......Một lần nữa cần nhấn mạnh là tháng đó, với nghiệp vụ đó thì có bao nhiêu ngày được dự thu và dự chi, và làm sao để số liệu chính xác với số liệu thực tế nhất, ít bút toán điều chỉnh nhất, còn không bắt buộc phải dự thu, dự chi vào ngày cuối cùng của tháng. Một chút ý kiến của mình như vậy!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thanks...! may qua gio minh ko con lo cach tinh tinh thoi gian trong bai tap KTNH nua. cam on moi nguoi nez!!!!!!!!!!!
 
chào bạn,
mình thấy topic này hay nên nhày vào, mặc dù câu trả lời cho câu hỏi của bạn đã có bạn trên trả lời rất đầy đủ rồi nhưng mình bổ sung thêm .
Cách tính bạn hỏi là dự trả theo tháng, nhưng hiện nay hầu hết ngân hàng dự trả vào cuối ngày và giáo trình kế toán ngân hàng do HVNH cũng là dự trả theo ngày nên mình bổ sung cách tính dự trả theo ngày nhanh gọn, chính xác nhât, chả bao giờ nhầm ^^ nhắm mắt cũng tính ra ngày .

thứ nhất : tháng 1/3/5/7/8/10/12 có 31 ngày ^^ khi tính cộng thêm 1
tháng 2 có 28 ngày .khi tính trừ 2
các tháng còn lại là 30 ngày .
mặc nhiên là như thế.
từ 12/4- 12/5 là 30 ngày ( do tháng 4 chỉ có 30 ngày )
từ 9/5-12/5 là 3 ngày .
vậy từ 12/4-9/5 là 30-3= 27 ngày

VD2 :18/3 -26/5
18/3-18/5 là 5-3=2 tháng = 60 ngày + 1 ngày ( do tháng 3 có 31 ngày )=61 ngày
18/5-26/5 = 26-18= 8 ngày
vậy tổng 18/3-26/5 là 1+8=69 ngày

VD3 26/2-19/8
26/2-26/8 =8-2 = 6 tháng =6*30 ngày =180 ngày + 3 ngày ( tháng 3/5/7 )- 2 ngày ( tháng 2) =181 ngày
19/8-26/8= 26-19 = 7 ngày
như vậy 26/2-19/8 tổng là : 181-7 = 173 ngày

easy phải không ^^
Với cách tính này bạn không phải tính cái kiểu 18/3-31/3 là bn ngày rồi 1/4- 9/4 là bao nhiêu ngày. Mình sẽ dễ bị nhầm ở đoạn 18-31/3 = 13 ngày nhưng +1 vì tính cả ngày 31/3 .
do đó, với cách tính trên, bài tập kế toán dự trả theo ngày chả bao giờ nhầm, tính nhẩm nhanh, chỉ cần bấm máy tính là ra ^^
Ps : các bạn luôn phải nhớ là khi tính mình không tính ngày mà khách hàng rút tiền, nên do đó , nếu khách hàng rút tiền vào những tháng có 31 ngày thì vẫn chỉ tính là 30 ngày thôi .
Với ví dụ 18/3-18/5 thì rõ ràng t3+5 có 31 ngày, nhưng do tháng 5 là tháng khách hàng rút tiền thì mình không cộng .
 
Back
Bên trên