Học xong không dám…đi làm

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cocghe266

Administrator
Đó là một thực trạng khá mâu thuẫn nhưng phổ biến của sinh viên hiện nay.

Họ tốt nghiệp với bằng cấp khá giỏi, nhưng kĩ năng mềm và kiến thức chuyên ngành chưa được đầu tư kĩ đã khiến họ thiếu tự tin và thậm chí sợ hãi khi phải làm việc…đúng chuyên ngành của mình.

Tự nghỉ việc vì… xấu hổ

Hoài Bảo (22 tuổi, sinh viên ngành Công nghệ thông tin) được người quen giới thiệu một công việc khá ổn với mức lương hậu hĩnh. Công việc chỉ là quản trị một hệ thống mạng nội bộ trong công ti, thi thoảng phải gõ code và sửa lỗi web. Ai cũng nghĩ rằng, với tấm bằng cử nhân loại khá, ắt hẳn việc này với Bảo vô cùng dễ dàng. Không ai biết được sự thật là Bảo bị mất căn bản về code ngay từ năm 2, việc lập trình với anh chàng vô cùng khó khăn. Còn web bị những lỗi cơ bản, Bảo đều lúng túng và nhờ những người bạn của mình “cứu nguy” giùm. Công việc ngày một áp lực và đòi hỏi chuyên môn cao. Biết không thể giấu được nữa, Bảo xin nghỉ làm và tìm một công việc trái ngành để che giấu sự yếu kém của mình.


Ảnh minh họa

Vân Anh (21 tuổi, sinh viên khoa báo chí) từng đậu đại học với số điểm khá cao, bảng điểm đẹp, nhưng khi chuẩn bị thực tập cho một tờ tạp chí thì cô nàng lúng túng hẳn. “Có ai nghĩ được rằng một cô nàng từng đạt giải 3 học sinh giỏi Văn thành phố, lập luận luôn sắc sảo nhạy bén và làm thơ hay lại thất bại thảm hại khi thực tập chính thức. Ai cũng ngạc nhiên trước quyết định này, nhưng mình không còn cách nào khác. Chuyên môn của mình không đủ để đi làm” - Vân Anh nói.

Dư thành tích, thiếu kinh nghiệm

Bảo chia sẻ: “Suốt những năm ngồi trên giảng đường, mình ít khi vận động đầu óc. Bằng một sự may mắn kì diệu, mình qua được các môn chuyên ngành dễ dàng và tốt nghiệp, trong khi mình chẳng nắm vững những khái niệm cơ bản về lập trình. Rất nhiều đứa cũng lâm vào tình trạng như mình. Có đứa làm trái ngành, có đứa thi lại đại học, có đứa quyết tâm…học lại bên ngoài để dễ dàng tìm việc. Khi còn là sinh viên mình nghĩ cuộc sống quá đơn giản nên lười biếng. Đến giờ mới thấy, bằng cấp không là tất cả”

Minh Trang (sinh viên năm cuối ngành ngữ văn Pháp, trường ĐH KHXH & NV) sẽ tốt nghiệp trong vài tháng tới, nhưng Trang cho biết sau khi tốt nghiệp sẽ dành thời gian để…nghỉ ngơi và đi du lịch. “Mình rất thành thạo tiếng Pháp và đã thử nộp đơn vào nhiều công ti. Nhưng kĩ năng mềm của mình quá yếu, mình không được tự tin và không biết cách xử lí những tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra. Việc này khiến mình chán nản một thời gian dài”.

“Thực tế, theo một cuộc khảo sát nhỏ mà bọn mình từng thực hiện, những người dễ thành công nhất đa phần là những người “vừa học vừa làm” khi còn đang trên giảng đường, nhóm dễ thành công thứ hai là những bạn “làm xong mới đi học”, và những bạn “học xong mới đi làm” là những bạn thiếu kĩ năng và khó nắm bắt cơ hội nhất” - Mai Trang (sinh viên ngành tâm lý học trường ĐH KHXH & NV) cho biết.

Do đâu?

Phần lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa thật sự năng động và thiếu tinh thần cầu tiến. Họ bước vào đại học với bao hi vọng và ước mơ.

Nhưng họ chẳng bao giờ nắm bắt cơ hội đến với mình. Một lí do khác khiến nhiều sinh viên “có tiếng mà không có miếng” là do bệnh quan trọng thành tích, bằng cấp đã in sâu vào tư tưởng họ, nên học chỉ vì điểm số chứ không vì đam mê.

Nhiều sinh viên thích đổ lỗi cho… trường đại học của mình. Họ cho rằng chính sự dễ dãi của trường đã khiến họ thụt lùi. Nhưng tại sao vẫn có rất nhiều bạn chỉ có bằng cao đẳng, thậm chí trung cấp, nhưng dễ dàng tìm được việc? Hơn nhau ở kĩ năng mềm và trình độ chuyên môn. Nhiều bạn học ở trường đại học tốt, ngành thời thượng, nhưng khi ra trường vẫn… không dám xin việc làm vì khả năng của họ chưa thật sự xứng đáng với bằng cấp họ có.



Theo Mực tím
 
Nếu có cơ hội được làm sinh viên một lần nữa, mình sẽ tham gia tất cả các hoạt động của trường. Thời sinh viên chỉ bit ăn chơi trong lớp :">:"> Nên chừ cái CV nó chả đẹp tý nào cả :D:D Chỉ tham gia khi năm 1 một vài hoạt động, đi quân sự về thì bỏ bê, tiếc ghê :( :( May mà có ít chứ k phải là k có :)) :))
Phải rút kinh nghiệm này cho nhỏ em mình mới được, tham gia càng nhiều càng tự tin hơn và độ chai lỳ nó cũng tăng lên:D:D
 
Học lý thuyết nhiều quá mà không được áp dụng thực tiễn.
Mình cũng chả tham gia CLB nào cả, may mà có đi làm parttime 1 thời gian nhưng không biết có đưa vào CV đc ko vì công việc ko liên quan j đến NH cả
 
Đã học nhìu, tham gia hoạt động tích cực, tham gia các lớp kĩ năng mềm nhưng vẫn chưa có bến đậu cho mình :(
 
Theo mình thì vấn đề này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do cách giảng dạy ở đại học và cách học tập của sinh viên.
Mình vừa theo học 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bậc đại học và cao đẳng. Mình cũng có được nghe rất, rất là nhiều điều bổ ích từ các thầy về dạy. Và một trong những chuyện các thầy nói mà mình thấy hết sức đúng là tâm đắc đó là :" Việc thiếu kĩ năng mềm hiện nay của SV Việt Nam ở mức trầm trọng quá rồi. Nhiều trường thấy thế thì lại mở các lớp dạy kĩ năng mềm ồ ạt, chuẩn bị hẳn chương trình, soạn riêng cả môn để đem vào dạy trong chương trình học và các vị ấy nghĩ rằng như thế sẽ đào tạo được kĩ năng mềm cho học sinh.

Các vị ấy nhầm, nhầm to, bởi kĩ năng mềm ko phải là một môn và dạy trong 1 kì. Kĩ năng mềm phải được giảng dạy trong suốt thời gian sinh viên còn đang ngồi trên giảng đường đại học. Kĩ năng mềm dạy bởi ai ??? Bởi chính các thầy, các cô ngày ngày đang lên lớp kia kìa. Bản thân người thầy giáo phải có kĩ năng mềm rất tốt thì mới có thể truyền thụ, giảng dạy sinh viên tốt lên được. Họ ko chỉ dạy sinh viên kiến thức, mà phải giảng cho sinh viên việc nắm bắt tri thức, thu thập kiến thức, phân tích, đánh giá, tổng hợp, áp dụng. Đó mới là con đường giảng dạy đúng đắn. Điều mà các trường đại học ở nước ngoài làm tốt hơn ta".

Mình trộm nghĩ: Vừa đi học, vừa đi làm hay chỉ đi học thôi ko quan trọng bằng việc ngay trong quá trình ngồi trên giảng đường đại học, bạn tìm cách gắn liền lý thuyết với thực tế xem nó như thế nào. Nhiều trường đại học ở nước ngoài, họ có cho sinh viên của họ thời gian để đi làm thêm đâu, vậy mà sinh viên của họ ra trường vẫn nắm bắt công việc rất nhanh. Bởi vì ngay trong quá trình học, họ đã dạy lý thuyết dựa theo thực tế rồi.
Mình nói thế ko có nghĩa là mình bác bỏ quan điểm "vừa học vừa làm", vì nếu như làm tốt được cả 2 việc thì rất là tốt. Nhưng mình nghĩ quan trọng là cách bạn học tập trong quá trình học đại học ra sao thôi.
 
không thể đòi hỏi nhiều ở sinh viên khi học trong một môi trường ko tốt.
 
Em thấy môi trường để sinh viên áp dụng kiến thức là rất ít, hầu như kiến thức mang tính hàn lâm.
 
Theo mình thì vấn đề này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do cách giảng dạy ở đại học và cách học tập của sinh viên.
Mình vừa theo học 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bậc đại học và cao đẳng. Mình cũng có được nghe rất, rất là nhiều điều bổ ích từ các thầy về dạy. Và một trong những chuyện các thầy nói mà mình thấy hết sức đúng là tâm đắc đó là :" Việc thiếu kĩ năng mềm hiện nay của SV Việt Nam ở mức trầm trọng quá rồi. Nhiều trường thấy thế thì lại mở các lớp dạy kĩ năng mềm ồ ạt, chuẩn bị hẳn chương trình, soạn riêng cả môn để đem vào dạy trong chương trình học và các vị ấy nghĩ rằng như thế sẽ đào tạo được kĩ năng mềm cho học sinh.

Các vị ấy nhầm, nhầm to, bởi kĩ năng mềm ko phải là một môn và dạy trong 1 kì. Kĩ năng mềm phải được giảng dạy trong suốt thời gian sinh viên còn đang ngồi trên giảng đường đại học. Kĩ năng mềm dạy bởi ai ??? Bởi chính các thầy, các cô ngày ngày đang lên lớp kia kìa. Bản thân người thầy giáo phải có kĩ năng mềm rất tốt thì mới có thể truyền thụ, giảng dạy sinh viên tốt lên được. Họ ko chỉ dạy sinh viên kiến thức, mà phải giảng cho sinh viên việc nắm bắt tri thức, thu thập kiến thức, phân tích, đánh giá, tổng hợp, áp dụng. Đó mới là con đường giảng dạy đúng đắn. Điều mà các trường đại học ở nước ngoài làm tốt hơn ta".

Mình trộm nghĩ: Vừa đi học, vừa đi làm hay chỉ đi học thôi ko quan trọng bằng việc ngay trong quá trình ngồi trên giảng đường đại học, bạn tìm cách gắn liền lý thuyết với thực tế xem nó như thế nào. Nhiều trường đại học ở nước ngoài, họ có cho sinh viên của họ thời gian để đi làm thêm đâu, vậy mà sinh viên của họ ra trường vẫn nắm bắt công việc rất nhanh. Bởi vì ngay trong quá trình học, họ đã dạy lý thuyết dựa theo thực tế rồi.
Mình nói thế ko có nghĩa là mình bác bỏ quan điểm "vừa học vừa làm", vì nếu như làm tốt được cả 2 việc thì rất là tốt. Nhưng mình nghĩ quan trọng là cách bạn học tập trong quá trình học đại học ra sao thôi.

Bài viết quá chuẩn, khóa sau mình cũng bắt đầu đc học môn kỹ năng mềm, đợt mình học năm 3 môn thương mại điện tử đc thầy giáo chém gió đang soạn giáo án để dạy môn kỹ năng mềm (môn mới của trg), chính thầy cũng nói sao lại đưa môn này vào giảng dạy và bản thân thầy cũng ko biết nên dạy như thế nào :(
 
Kiến thức không chỉ mình mà nhiều bạn vẫn thấy khá mông lung sau khi tốt nghiệp, xin được trích 1 vài ý kiến sau:


xt007 đã viết:
Bổn cũ soạn lại. Liên hệ bản thân: Ngày xưa, học nhiều quá, biết nhiều quá...Đi làm, sao cái kiến thức mình có nó mông lung thế? cao siêu thế?...trong khi kiến thức thực tế cần áp dụng thì chả thấy mấy, áp dụng toàn cái nhỏ nhặt...Còn cái đống kiến thức mình lĩnh hội to đùng kia ko hẳn là vô ích, nhưng có lẽ rất...rất lâu nữa mới **ng đến (Mà tới lúc ấy thì còn giữ lại mấy phẩn? Và sự cập nhật đến mức độ nào rồi? Hôm nay đọc bài này thì tớ có 1 lời khuyên cho các bạn sinh viên thế này: Muốn thành công, điều kiện cần là phải giỏi ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng anh). Tớ thấy mình đã phí hoài 04 năm tuổi xuân mài đũng quần ở giảng đường đại học (Tất nhiên bây giờ mới nghiệm ra )


vnexpress đã viết:
Cùng 23 tuổi nhưng kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt

Chúng tôi, những sinh viên xuất sắc tuổi 23-24 từ Việt Nam, rất bất ngờ vì thầy dạy mình là những bạn trẻ Nhật cùng tuổi và họ đã là những kỹ sư giỏi.


Chúng tôi là những sinh viên khá giỏi của trường đại học ở Việt Nam, được tuyển chọn khắt khe để vào làm trong doanh nghiệp của Nhật Bản. Nhiều người trong chúng tôi được cử đi vừa học vừa làm bên Nhật Bản với thời gian ba năm, sau đó sẽ về làm cán bộ nòng cốt của công ty ở trong nước.
Đều là những sinh viên xuất sắc được cử đi học nên chúng tôi rất tự hào về bản thân và tự hào về con người Việt Nam.
Tuy nhiên khi làm việc với những kỹ sư của công ty của Nhật tôi thấy có một điều lạ. Những người dạy mình và phụ trách những công việc phức tạp tương đương với trưởng công trình lại chỉ 25 cho đến 30 tuổi, và những người có tuổi đời 23 đến 24 tuổi như chúng tôi phần lớn đã là những kỹ sư có tay nghề giỏi. Còn chúng tôi lại đang phải ngồi nghe họ dạy.
Ở Nhật, việc đề bạt và giao việc thì yếu tố kinh nghiệm luôn được đánh giá rất cao. Ngoài ra thâm niên công tác còn làm cho người ta chín chắn hơn trong các quyết định. Vậy những kỹ sư chỉ bằng hoặc hơn mình không nhiều tuổi ấy làm sao đã có thâm niên công tác và trình độ cao đến thế?
Hỏi ra tôi mới biết trong số họ rất nhiều người đều chỉ tốt nghiệp trường tankidaigaku (trung học) và vào công ty làm ngay. Với môi trường làm việc và đào tạo ở công ty, họ đã đạt tới trình độ như bây giờ.
Tôi phải học họ rất nhiều không chỉ thực hành mà ngay cả những kiến thức về cơ học và toán học lý thuyết. Những cái này họ nắm rất chắc khi ứng dụng vào công việc hay giải thích cho chúng tôi về một vấn đề cụ thể.
Nhìn họ tôi tự hỏi: chúng ta đang thiếu gì để có thể bằng họ, trong khi năng lực trí tuệ của chúng ta đã được họ thừa nhận?
Nhìn lại mình và so sánh tôi thấy mình học ngày xưa cũng nhiều mà sao kiến thức cần áp dụng vào công việc này sao mà ít thế. Những toán học, cơ học, môi trường, triết học... không phải là vô ích nhưng học xong mình đã làm gì với nó hay nó đang dần mất đi?
Giá mà những môn đó các thầy trong khoa soạn thành tài liệu mang tính ứng dụng như: triết học cho kỹ sư, hay môi trường học cho người kỹ sư, hay toán ứng dụng trong kỹ thuật... Đằng này chúng tôi cứ phải học lại khoảng 30% thậm chí là gần một nửa những môn cấp 3 như toán cao cấp A1, Vật lý...
Ấy là chưa kể mấy bạn bên khoa kinh tế cũng phải học cả mấy môn đó nữa. Thế mới thấy nếu tinh giảm và liên kết mang tính ứng dụng thì tôi có thể không phải học nhiều môn và thời gian học đại học đã không dài như thế.
Tôi vẫn nhớ là ngày xưa có học kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp rồi lại học nghề thêu, nghề gò nữa. Vậy mà giờ đây tôi cũng chẳng mấy khi dùng đến.
Lại nghĩ đến một câu nói nổi tiếng mà ai đó đã nói: “Những người xung quanh bạn chẳng quan tâm bạn hiểu biết bao nhiêu mà họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì”. Ngày xưa tôi yêu thích nhiều thứ, ham học hỏi là vậy mà sao giờ chẳng nhớ được mấy cũng chẳng sử dụng là mấy. Sao mà lãng phí quá!
Giá ai đó nói cho tôi là số phận tôi gắn bó với tàu bè và cho tôi được thấy, được yêu những con tàu từ trước thì tôi đã đến với nó sớm hơn. Và ai đó dạy cho tôi làm ra con tàu từ sớm hơn thì tôi đã đâu kém gì các bạn Nhật bằng tuổi đâu.
Tôi còn thấy một điều quan trọng nữa là những kiến thức về khoa học thường thức, khoa học sức khỏe, kỹ năng sống, tâm sinh lý của mình và người xung quanh...
Rồi tình yêu thương đất nước con người, lịch sử dân tộc, kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề hay tìm kiếm thông tin về những điều mình muốn biết, cũng đều là những cái rất quan trọng cần được học.
Thiết nghĩ nếu trong trường học của chúng ta, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản như đã nói ở trên; được định hướng nghề nghiệp từ trước dựa theo năng lực, sự yêu thích với công việc nào đó, có những môn học cho em tự chọn như kiểu khóa học bậc (level) A của nước Anh thì có lẽ con em chúng ta sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Số em sinh viên lựa chọn sai ngành học, phải bỏ học, chuyển ngành sẽ bớt đi rất nhiều. Các em sẽ không phải lãng phí tuổi xuân, để đóng góp cho đất nước nhiều hơn.
Xem những chương trình như: “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” hay “Trẻ em luôn đúng” tôi thấy trí tuệ của trẻ em nước ta đã có những bước tiến rất nhiều so với chương trình được thiết kế cho các bé. Vì thế năng lực tiếp thu của các em là rất lớn. Tâm lý học lứa tuổi đã xác nhận khả năng thiếp thu của trẻ em là rất cao ở lứa từ 3 đến 7 tuổi.
Nhìn sang Mỹ, tôi thấy họ liên tục nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi và phương pháp sư phạm để áp dụng cho học sinh, sinh viên.
Phong trào cải cách giáo dục của họ luôn được quan tâm thay đổi cho phù hợp và gắn với đặc điểm riêng của người học hơn. Bên Anh thì sinh viên của họ có thể lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.
Vậy thì ở Việt Nam ta việc cải cách để tinh giảm chương trình, liên thông môn học, cải cách nghiệp vụ sư phạm là điều hoàn toàn đúng đắn.
Rất mong những nhà làm giáo dục mạnh dạn, táo bạo hơn trong việc thiết kế chương trình học, "thiết kế con người Việt" để chúng ta sớm sánh bằng bạn bè năm châu.
Sự thay đổi nào nếu được tính kỹ và thảo luận rộng rãi thì dù không được như ý cũng sẽ mang lại những kết quả tốt hơn nhiều so với việc ngồi yên đó để tránh rủi ro.
Để rồi chúng ta lại nhìn thế hệ tương lai của đất nước như những chàng sỹ tử với tàng kinh các trên vai đi thi, nhưng lại đến muộn và ngậm đắng quay về!
 
Back
Bên trên