cocghe266
Administrator
[h=2]Người dân đã quen sống một thời gian dài với việc bao cấp và thiếu thốn mọi thứ nên có lẽ đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng của mỗi người.[/h]Trong một nền kinh tế của mỗi nước ở bất kỳ thời kỳ nào thì việc kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì việc kích thích tiêu dùng lại quan trọng hơn bao giờ hết.
Kích thích tiêu dùng đòi hỏi có những chính sách của Nhà nước, sách lược của mỗi doanh nghiệp và sự hưởng ứng của người dân. Nhu cầu trong xã hội tăng lên, nó kích thích mọi hoạt động nền kinh tế phát triển từ sản xuất, giao thông cho đến văn hóa, xã hội, giáo dục…
Đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế chuyển từ bao cấp, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Người dân đã quen sống một thời gian dài với việc bao cấp và thiếu thốn mọi thứ nên có lẽ đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng của mỗi người.
Tại thời điểm hiện nay, một bộ phận giàu lên nhanh chóng, họ chi tiêu cũng rất thoải mái cũng đã phần nào tác động đến một số ngành nghề. Còn lại thì đại bộ phận người dân vẫn còn tiêu dùng hạn chế.
Họ ngại mua một tấm vé để xem một vở kịch hoặc một vở chèo, một tấm vé để xem một trận bóng đá cuối tuần, một cuốn sách hay hoặc một đĩa nhạc của một ca sỹ mà mình yêu thích.
Họ ngại đi khám bệnh định kỳ hàng năm. Họ ngại mua một bộ dụng cụ cầm tay cho việc sửa chữa lặt vặt trong nhà. Họ ngại bỏ tiền để đi thăm thú những cảnh đẹp trên đất nước này và họ có tâm lý chờ, chờ và chờ cho đến khi nào có dịp...
Một số người dù có điều kiện nhưng họ quen với những chuyến đi do nhà nước hoặc cơ quan bao. Họ quen với những tấm vé mời, quen với những bữa ăn nhà hàng do một bên nào đó chi trả.
Trong khi đó họ sẵn sàng bỏ ra từ hàng chục triệu tới hàng trăm triệu để được xin vào một cơ quan Nhà nước nào đó. Các bậc phụ huynh cũng sẵn sàng chi từ vài triệu đến vài chục triệu để xin cho con em mình vào học các trường mầm non, tiểu học, trung học...
Họ sẵn sàng mua những chiếc xe máy cực kỳ đắt tiền, những chiếc điện thoại xịn và rất nhiều khoản tiêu cực phí khác nữa. Việc chi tiêu kiểu này lại làm giàu thêm một bộ phận của xã hội mà thôi.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vậy con người cần được phát triển đẩy đủ nhất từ vật chất đến tinh thần không được xem nhẹ phần nào.
Trong lĩnh vực văn hóa:
Chỉ cần mỗi người dân ở các thành phố lớn trong cả nước mỗi năm đi xem một vở kịch, vở chèo, hoặc một vở cải lương một lần thôi thì ánh đèn sân khấu sẽ sáng hàng đêm. Kéo theo đó là đời sống của các nghệ sỹ sẽ cải thiện rất nhiều. Nhiều ngành nghề làm theo sẽ phát triển lên như âm thanh, ánh sáng, trang phục, in ấn, truyền thông…
Nếu chỉ cần mỗi người dân biết đọc mỗi năm chỉ mua một cuốn sách thôi thì các nhà xuất bản sẽ phát triển, các nhà in sẽ phát triển, công nhân in có thu nhập, ngành giấy phát triển và mỗi tác giả của cuốn sách đó sẽ phải làm việc có trách nhiệm hơn.
Nếu mỗi người dân chỉ cần mua một đĩa nhạc của ca sỹ hoặc nhạc sỹ mà mình yêu thích thì các ca sỹ, nhạc sỹ cũng không phải đi làm thêm chuyện này chuyện kia. Nền âm nhạc nước nhà sẽ ngày càng phát triển và đa dạng hơn.
Và nếu gia đình bạn mỗi năm đi thăm một vùng miền nào đó của đất nước này thì ngành du lịch sẽ khởi sắc rất nhiều. Tiện đây cũng muốn nói thêm rằng, du lịch là một hình thức tiêu tiền rất nhân văn, bạn chi tiêu tiền của mình ở nhưng nơi bạn đến, bạn vừa được hưởng những dịch vụ mà họ đem lại, bạn cảm thấy thoải mái và người làm dịch vụ lại có thêm thu nhập rất chính đáng.
Trong lĩnh vực y tế:
Nếu mỗi người dân chịu khó đi khám bệnh định kỳ, thì số lượng phòng khám có thể sẽ tăng lên nhưng chắc chắn số giường bệnh sẽ không tăng hoặc chí ít cũng không bị quá tải như hiện nay. Người dân không phải chi những khoản tiền quá lớn cho việc chữa trị bệnh. Nhà nước cũng nhẹ gánh đi phần nào và dành các nguồn lực đó cho các lĩnh vực khác.
Nếu trong mỗi gia đình có một tủ thuốc y tế thì từ người làm mộc cho đến những công ty sản xuất các sản phẩm y tế như bông băng, gạc, thuốc cũng phát triển lên rất nhiều.
Trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình:
Nếu mỗi gia đình mỗi tháng mua thêm nửa ký lô gam muối để rửa các loại rau củ quả để đảm bảo vệ sinh thôi thì sản lượng muối sẽ tăng vọt và người dân làm muối chắc chắn sẽ bớt khổ.
Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của mỗi người có một quả chuối hoặc một quả ổi hoặc một loại quả nào đó thôi thì ngành trồng trọt sẽ vô cùng phát triển.
Vậy, trong xã hội còn bao nhiêu lĩnh vực khác nữa như may mặc, thời trang, da giày, kiến trúc, xây dựng… cần sự hưởng ứng tiêu dùng của người dân. Chúng ta sẽ là chủ thể chính cho sự phát triển của một nền kinh tế.
Nhiều người có thể cho rằng việc này là lãng phí và hãy học tập tính tiết kiệm của người nước ngoài nhưng tôi thì không nghĩ thế. Tôi nghĩ rằng người nước ngoài tiêu dùng rất nhiều vì họ có nhiều khoản phải chi tiêu và do đó họ phải chi tiêu một cách khoa học và nhiều người mình xem đó là tiết kiệm.
Mong rằng, trong tương lai gần quan niệm về tiêu dùng của người dân mình sẽ cởi mở hơn và bạn tiêu nhiều nhưng khoa học hơn. Điều đó cho thấy bạn là người yêu mình, yêu mọi người và lớn hơn nữa là tình yêu nước.
Trọng Đăng
Theo The Box
Kích thích tiêu dùng đòi hỏi có những chính sách của Nhà nước, sách lược của mỗi doanh nghiệp và sự hưởng ứng của người dân. Nhu cầu trong xã hội tăng lên, nó kích thích mọi hoạt động nền kinh tế phát triển từ sản xuất, giao thông cho đến văn hóa, xã hội, giáo dục…
Đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế chuyển từ bao cấp, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Người dân đã quen sống một thời gian dài với việc bao cấp và thiếu thốn mọi thứ nên có lẽ đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng của mỗi người.
Tại thời điểm hiện nay, một bộ phận giàu lên nhanh chóng, họ chi tiêu cũng rất thoải mái cũng đã phần nào tác động đến một số ngành nghề. Còn lại thì đại bộ phận người dân vẫn còn tiêu dùng hạn chế.
Họ ngại mua một tấm vé để xem một vở kịch hoặc một vở chèo, một tấm vé để xem một trận bóng đá cuối tuần, một cuốn sách hay hoặc một đĩa nhạc của một ca sỹ mà mình yêu thích.
Họ ngại đi khám bệnh định kỳ hàng năm. Họ ngại mua một bộ dụng cụ cầm tay cho việc sửa chữa lặt vặt trong nhà. Họ ngại bỏ tiền để đi thăm thú những cảnh đẹp trên đất nước này và họ có tâm lý chờ, chờ và chờ cho đến khi nào có dịp...
Một số người dù có điều kiện nhưng họ quen với những chuyến đi do nhà nước hoặc cơ quan bao. Họ quen với những tấm vé mời, quen với những bữa ăn nhà hàng do một bên nào đó chi trả.
Trong khi đó họ sẵn sàng bỏ ra từ hàng chục triệu tới hàng trăm triệu để được xin vào một cơ quan Nhà nước nào đó. Các bậc phụ huynh cũng sẵn sàng chi từ vài triệu đến vài chục triệu để xin cho con em mình vào học các trường mầm non, tiểu học, trung học...
Họ sẵn sàng mua những chiếc xe máy cực kỳ đắt tiền, những chiếc điện thoại xịn và rất nhiều khoản tiêu cực phí khác nữa. Việc chi tiêu kiểu này lại làm giàu thêm một bộ phận của xã hội mà thôi.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vậy con người cần được phát triển đẩy đủ nhất từ vật chất đến tinh thần không được xem nhẹ phần nào.
Trong lĩnh vực văn hóa:
Chỉ cần mỗi người dân ở các thành phố lớn trong cả nước mỗi năm đi xem một vở kịch, vở chèo, hoặc một vở cải lương một lần thôi thì ánh đèn sân khấu sẽ sáng hàng đêm. Kéo theo đó là đời sống của các nghệ sỹ sẽ cải thiện rất nhiều. Nhiều ngành nghề làm theo sẽ phát triển lên như âm thanh, ánh sáng, trang phục, in ấn, truyền thông…
Nếu chỉ cần mỗi người dân biết đọc mỗi năm chỉ mua một cuốn sách thôi thì các nhà xuất bản sẽ phát triển, các nhà in sẽ phát triển, công nhân in có thu nhập, ngành giấy phát triển và mỗi tác giả của cuốn sách đó sẽ phải làm việc có trách nhiệm hơn.
Nếu mỗi người dân chỉ cần mua một đĩa nhạc của ca sỹ hoặc nhạc sỹ mà mình yêu thích thì các ca sỹ, nhạc sỹ cũng không phải đi làm thêm chuyện này chuyện kia. Nền âm nhạc nước nhà sẽ ngày càng phát triển và đa dạng hơn.
Và nếu gia đình bạn mỗi năm đi thăm một vùng miền nào đó của đất nước này thì ngành du lịch sẽ khởi sắc rất nhiều. Tiện đây cũng muốn nói thêm rằng, du lịch là một hình thức tiêu tiền rất nhân văn, bạn chi tiêu tiền của mình ở nhưng nơi bạn đến, bạn vừa được hưởng những dịch vụ mà họ đem lại, bạn cảm thấy thoải mái và người làm dịch vụ lại có thêm thu nhập rất chính đáng.
Trong lĩnh vực y tế:
Nếu mỗi người dân chịu khó đi khám bệnh định kỳ, thì số lượng phòng khám có thể sẽ tăng lên nhưng chắc chắn số giường bệnh sẽ không tăng hoặc chí ít cũng không bị quá tải như hiện nay. Người dân không phải chi những khoản tiền quá lớn cho việc chữa trị bệnh. Nhà nước cũng nhẹ gánh đi phần nào và dành các nguồn lực đó cho các lĩnh vực khác.
Nếu trong mỗi gia đình có một tủ thuốc y tế thì từ người làm mộc cho đến những công ty sản xuất các sản phẩm y tế như bông băng, gạc, thuốc cũng phát triển lên rất nhiều.
Trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình:
Nếu mỗi gia đình mỗi tháng mua thêm nửa ký lô gam muối để rửa các loại rau củ quả để đảm bảo vệ sinh thôi thì sản lượng muối sẽ tăng vọt và người dân làm muối chắc chắn sẽ bớt khổ.
Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của mỗi người có một quả chuối hoặc một quả ổi hoặc một loại quả nào đó thôi thì ngành trồng trọt sẽ vô cùng phát triển.
Vậy, trong xã hội còn bao nhiêu lĩnh vực khác nữa như may mặc, thời trang, da giày, kiến trúc, xây dựng… cần sự hưởng ứng tiêu dùng của người dân. Chúng ta sẽ là chủ thể chính cho sự phát triển của một nền kinh tế.
Nhiều người có thể cho rằng việc này là lãng phí và hãy học tập tính tiết kiệm của người nước ngoài nhưng tôi thì không nghĩ thế. Tôi nghĩ rằng người nước ngoài tiêu dùng rất nhiều vì họ có nhiều khoản phải chi tiêu và do đó họ phải chi tiêu một cách khoa học và nhiều người mình xem đó là tiết kiệm.
Mong rằng, trong tương lai gần quan niệm về tiêu dùng của người dân mình sẽ cởi mở hơn và bạn tiêu nhiều nhưng khoa học hơn. Điều đó cho thấy bạn là người yêu mình, yêu mọi người và lớn hơn nữa là tình yêu nước.
Trọng Đăng
Theo The Box