Black
Verified Banker
Có thể nói, ngân hàng không phải là tác giả của các khoản nợ xấu. Bản chất của nợ xấu là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu thường tăng nhanh khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng khoảng.
Bài 1: Bức tranh nợ xấu hôm nay
LTS: Nợ xấu được ví như “cục máu đông” ngăn dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế đang “khát” vốn như hiện nay, việc nhanh chóng đánh tan “cục máu đông” này là vô cùng cần thiết. Với kỳ vọng dựng nên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng và nguyên nhân nợ xấu, từ đó đưa ra những giải pháp vừa mang tính căn cơ trước mắt vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, giúp bạn đọc hình dung một cách sâu rộng và toàn diện hơn các chiều kích của nó, Thời báo Ngân hàng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc “xê –ri” bài về vấn đề này.
Nợ xấu đang là “cục máu đông” ngăn dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế. (Ảnh: ĐK) Từ góc nhìn cận cảnh
Có lẽ chưa bao giờ hai từ “nợ xấu” lại trở thành một trong những tâm điểm đàm luận của ngành Ngân hàng, các chuyên gia kinh tế và dư luận xã hội như hôm nay. Đã có bao nhiêu ví von, bao nhiêu cách gọi đặt tên cho nó và cũng đã có khá nhiều con số đưa ra khi nhìn nhận về vấn đề này. Từ con số 3,6% rồi 10% và gần đây, theo kết quả công bố mới nhất của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN), đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD là hơn 202 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, theo báo cáo của các TCTD đến 31/5/2012, nợ xấu của toàn hệ thống là hơn 117 nghìn tỷ đồng chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Và mặc dù, quy định hiện hành của Việt Nam về phân loại nợ về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc phân loại nợ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên, cách đánh giá của một số tổ chức quốc tế về nợ xấu của Việt Nam cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng nợ xấu của các TCTD của Việt Nam là khoảng 13%.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, những con số mà các tổ chức quốc tế đưa ra dựa trên tiêu chí phân loại nợ riêng có hoặc trên kết quả đánh giá của một số ngân hàng được chọn mẫu hoặc ngoại suy có tính đến xếp loại tín nhiệm quốc gia. Trên thực tế, không có chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ. Việc sử dụng các hệ thống tiêu chí phân loại nợ khác nhau sẽ cho kết quả nợ xấu không giống nhau. Điều đó có nghĩa việc so sánh dựa trên các tiêu chí phân loại nợ khác nhau không có nhiều ý nghĩa và có thể dẫn đến nhận định không hợp lý.
Tình trạng nhiều con số về nợ xấu không phải là vấn đề riêng có ở Việt Nam. Vì vậy các cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng thường ban hành quy định khung về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) phù hợp với từng đặc điểm cụ thể của quốc gia mình. Và theo đó, ở Việt Nam, con số 8,6% nợ xấu mà NHNN vừa công bố có thể được xem là số liệu chính thức về nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, cũng theo lý giải của ông Nghĩa, nguyên nhân nợ xấu theo kết quả của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012 là do các tiêu chí xác định nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, gồm có tiêu chí định tính và định lượng. Mặc dù những tiêu chí đó là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD khác nhau, việc sử dụng tiêu chí định tính trong phân loại nợ của các TCTD lại có sự khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong xác định và ghi nhận nợ xấu. Chưa kể, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập DPRR. Phần khác, do thiếu thông tin về phân loại nợ của các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của một khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các TCTD của Việt Nam có chiều hướng tăng nhưng vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước như Latvia: 17,5%, Ukraine: 14,7%... Hơn thế, đến cuối tháng 5/2012, các TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro 67,3 nghìn tỷ đồng nhưng chưa sử dụng, chiếm 57,18% tổng nợ xấu. Đặc biệt, trong tổng nợ xấu của các TCTD có 84,16% được bảo đảm bằng tài sản với tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134,8% tổng nợ xấu nên không quá lo về khối lượng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và dù ở mức 4,47% hay 8,6%, thì theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực vào thời điểm Chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu. Cụ thể, tại Hàn Quốc là 17%, Thái Lan là 47,7%, thậm chí tại Indonesia vào thời điểm năm 1999 nợ xấu chiếm trên 50%.
Đi tìm nguyên nhân
Có thể nói, ngân hàng không phải là tác giả của các khoản nợ xấu. Bản chất của nợ xấu là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu thường tăng nhanh khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng khoảng.
Nợ xấu hiện nay của các TCTD được tích lũy từ những năm trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Sau khi chống chọi với lạm phát cao, nền kinh tế lại đối mặt với việc suy giảm tốc độ tăng trưởng, làm cho khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh. Tính đến ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp giải thể (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011). Nguyên nhân do năng lực tài chính mỏng, chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, trong khi năng lực quản trị yếu nên khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng suy giảm đồng nghĩa với việc nợ xấu tăng cao hơn.
Trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng thấp từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy, nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là từ các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh. Nhìn lại giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn này đạt 26,56%/năm, thì tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng tăng âm nhưng nợ xấu vẫn tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân chủ quan cũng có vai trò đáng kể trong việc gia tăng nợ xấu. Hầu hết các TCTD theo đuổi "thành tích" tăng trưởng tín dụng nhanh để khẳng định vị thế, trong khi năng lực quản trị rủi ro lại hạn chế, nhất là với các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Rồi một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng của các ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng "nóng" như bất động sản, chứng khoán... Khi các lĩnh vực này bị "đóng băng" kéo theo tín dụng đóng băng và nợ xấu gia tăng. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cũng thừa nhận, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD khiến dòng vốn ngân hàng bị "lệch lạc" và hệ quả của nó là nợ xấu gia tăng.
[TABLE="width: 485, align: center"]
[TR]
[TD="align: justify"]Theo NHNN chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 6/2012, nợ xấu trên địa bàn đã lên tới 5,12%. Còn theo báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu của hệ thống ngân hàng chiếm 6,3% tổng dư nợ tín dụng. Khảo sát báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng niêm yết trên cả hai sàn HSX, HNX, gồm Vietcombank, VietinBank, ACB, MB, Eximbank và Navibank cho thấy, tính đến 30/6, tổng dư nợ của 6 nhà băng đạt 753.725 tỷ đồng, tổng nợ xấu là 18.942 tỷ đồng, tương đương 2,51% tổng dư nợ. Trong số 6 ngân hàng niêm yết nêu trên, Navibank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, với 3,86%, kế đến là Vietcombank (3,47%), VietinBank (2,45%), MB (1,82%), Eximbank (1,73%), ACB (1,53%).
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bài 2: Nợ xấu nhìn từ lăng kính khác
Bài 1: Bức tranh nợ xấu hôm nay
LTS: Nợ xấu được ví như “cục máu đông” ngăn dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế đang “khát” vốn như hiện nay, việc nhanh chóng đánh tan “cục máu đông” này là vô cùng cần thiết. Với kỳ vọng dựng nên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng và nguyên nhân nợ xấu, từ đó đưa ra những giải pháp vừa mang tính căn cơ trước mắt vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, giúp bạn đọc hình dung một cách sâu rộng và toàn diện hơn các chiều kích của nó, Thời báo Ngân hàng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc “xê –ri” bài về vấn đề này.
Nợ xấu đang là “cục máu đông” ngăn dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế. (Ảnh: ĐK)
Có lẽ chưa bao giờ hai từ “nợ xấu” lại trở thành một trong những tâm điểm đàm luận của ngành Ngân hàng, các chuyên gia kinh tế và dư luận xã hội như hôm nay. Đã có bao nhiêu ví von, bao nhiêu cách gọi đặt tên cho nó và cũng đã có khá nhiều con số đưa ra khi nhìn nhận về vấn đề này. Từ con số 3,6% rồi 10% và gần đây, theo kết quả công bố mới nhất của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN), đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD là hơn 202 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, theo báo cáo của các TCTD đến 31/5/2012, nợ xấu của toàn hệ thống là hơn 117 nghìn tỷ đồng chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Và mặc dù, quy định hiện hành của Việt Nam về phân loại nợ về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc phân loại nợ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên, cách đánh giá của một số tổ chức quốc tế về nợ xấu của Việt Nam cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng nợ xấu của các TCTD của Việt Nam là khoảng 13%.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, những con số mà các tổ chức quốc tế đưa ra dựa trên tiêu chí phân loại nợ riêng có hoặc trên kết quả đánh giá của một số ngân hàng được chọn mẫu hoặc ngoại suy có tính đến xếp loại tín nhiệm quốc gia. Trên thực tế, không có chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ. Việc sử dụng các hệ thống tiêu chí phân loại nợ khác nhau sẽ cho kết quả nợ xấu không giống nhau. Điều đó có nghĩa việc so sánh dựa trên các tiêu chí phân loại nợ khác nhau không có nhiều ý nghĩa và có thể dẫn đến nhận định không hợp lý.
Tình trạng nhiều con số về nợ xấu không phải là vấn đề riêng có ở Việt Nam. Vì vậy các cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng thường ban hành quy định khung về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) phù hợp với từng đặc điểm cụ thể của quốc gia mình. Và theo đó, ở Việt Nam, con số 8,6% nợ xấu mà NHNN vừa công bố có thể được xem là số liệu chính thức về nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, cũng theo lý giải của ông Nghĩa, nguyên nhân nợ xấu theo kết quả của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012 là do các tiêu chí xác định nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, gồm có tiêu chí định tính và định lượng. Mặc dù những tiêu chí đó là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD khác nhau, việc sử dụng tiêu chí định tính trong phân loại nợ của các TCTD lại có sự khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong xác định và ghi nhận nợ xấu. Chưa kể, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập DPRR. Phần khác, do thiếu thông tin về phân loại nợ của các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của một khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các TCTD của Việt Nam có chiều hướng tăng nhưng vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước như Latvia: 17,5%, Ukraine: 14,7%... Hơn thế, đến cuối tháng 5/2012, các TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro 67,3 nghìn tỷ đồng nhưng chưa sử dụng, chiếm 57,18% tổng nợ xấu. Đặc biệt, trong tổng nợ xấu của các TCTD có 84,16% được bảo đảm bằng tài sản với tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134,8% tổng nợ xấu nên không quá lo về khối lượng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và dù ở mức 4,47% hay 8,6%, thì theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực vào thời điểm Chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu. Cụ thể, tại Hàn Quốc là 17%, Thái Lan là 47,7%, thậm chí tại Indonesia vào thời điểm năm 1999 nợ xấu chiếm trên 50%.
Đi tìm nguyên nhân
Có thể nói, ngân hàng không phải là tác giả của các khoản nợ xấu. Bản chất của nợ xấu là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu thường tăng nhanh khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng khoảng.
Nợ xấu hiện nay của các TCTD được tích lũy từ những năm trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Sau khi chống chọi với lạm phát cao, nền kinh tế lại đối mặt với việc suy giảm tốc độ tăng trưởng, làm cho khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh. Tính đến ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp giải thể (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011). Nguyên nhân do năng lực tài chính mỏng, chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, trong khi năng lực quản trị yếu nên khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng suy giảm đồng nghĩa với việc nợ xấu tăng cao hơn.
Trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng thấp từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy, nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là từ các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh. Nhìn lại giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn này đạt 26,56%/năm, thì tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng tăng âm nhưng nợ xấu vẫn tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân chủ quan cũng có vai trò đáng kể trong việc gia tăng nợ xấu. Hầu hết các TCTD theo đuổi "thành tích" tăng trưởng tín dụng nhanh để khẳng định vị thế, trong khi năng lực quản trị rủi ro lại hạn chế, nhất là với các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Rồi một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng của các ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng "nóng" như bất động sản, chứng khoán... Khi các lĩnh vực này bị "đóng băng" kéo theo tín dụng đóng băng và nợ xấu gia tăng. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cũng thừa nhận, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD khiến dòng vốn ngân hàng bị "lệch lạc" và hệ quả của nó là nợ xấu gia tăng.
[TABLE="width: 485, align: center"]
[TR]
[TD="align: justify"]Theo NHNN chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 6/2012, nợ xấu trên địa bàn đã lên tới 5,12%. Còn theo báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu của hệ thống ngân hàng chiếm 6,3% tổng dư nợ tín dụng. Khảo sát báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng niêm yết trên cả hai sàn HSX, HNX, gồm Vietcombank, VietinBank, ACB, MB, Eximbank và Navibank cho thấy, tính đến 30/6, tổng dư nợ của 6 nhà băng đạt 753.725 tỷ đồng, tổng nợ xấu là 18.942 tỷ đồng, tương đương 2,51% tổng dư nợ. Trong số 6 ngân hàng niêm yết nêu trên, Navibank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, với 3,86%, kế đến là Vietcombank (3,47%), VietinBank (2,45%), MB (1,82%), Eximbank (1,73%), ACB (1,53%).
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bài 2: Nợ xấu nhìn từ lăng kính khác
Thanh Huyền