Mình bổ sung thêm của gaugau:
Thế chấp:
- Không có sự chuyển giao Tài sản đảm bảo cho Ngân hàng (bên nhận bảo đảm)
- Khách hàng vẫn có quyền khai thác, sử dụng tài sản.
- Khách hàng phải chịu chí phí quản lý tài sản (lưu kho...)
- Ngân hàng nhận thế chấp: tài sản to, cồng kềnh.
Cầm cố:
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu TSBĐ cho Ngân hàng.
- Ngân hàng chỉ có quyền quản lý, ko có quyền khai thác, sử dụng tài sản. Khách hàng cũng ko có quyền khai thác, sử dụng tài sản.
- Ngân hàng phải chịu chi phí quản lý tài sản, trừ trường hợp cầm cố tại kho của bên thứ 3 vs trong hợp đồng qui định khách hàng phải chịu chi phí bảo quản, lưu giữ.
- Tài sản cầm cố nhỏ gọn, giá trị cao.
Thanh lý tài sản:
Nếu là động sản thông thường thì trên thực tế sẽ thuộc về người nhận cầm cố nếu đến hạn mà người cầm cố không thực hiện nghĩa vụ. Nhưng đối với thế chấp tài sản thì lại không đơn giản, bởi tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Người nhận thế chấp phải yêu cần bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện. Nhưng trên thực tế thì người nhận thế chấp phải trải qua giai đoạn khởi kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp