Bài viết mình sưu tầm được trên mạng.
Rất hữu ích cho các bạn SV đang có ý định tìm kiếm 1 công việc làm thêm đồng thời có ích cho cả những bạn đang trong quá trình tìm việc
Dạo này công việc chính của mình là tuyển và training CTV cho 2 vị trí, mình đăng tin tuyển dụng qua các group việc làm ở Facebook với nội dung như sau:
Mình nhận được email đăng kí chủ yếu từ các bạn sinh viên năm 1-3. Nói chung có rất nhiều thứ có thể gây ức chế cho nhà tuyển dụng (kể cả nghiệp dư như mình) nên mình muốn chia sẻ để các bạn có thể tránh mắc những lỗi như thế này.
Đầu tiên là việc đọc tin trên Facebook. Mình tự thấy là tin tuyển dụng mình viết khá rõ ràng, thế nhưng các bạn vẫn comment email hoặc số điện thoại của các bạn trên post của mình, hoặc có những câu hỏi mà mình đã bảo là “sẽ trao đổi qua điện thoại”. Các bạn nên đọc kĩ nội dung tin và tránh việc comment vì mình không ngồi trực Facebook để trả lời và việc cá nhân này sẽ gây ra spam notification cho các member của group => Cái này mình học được từ một group khi bị xóa post vì tin tuyển dụng đầu tiên mình bảo các bạn comment luôn thông tin liên lạc tại post. Cảm thấy rất xấu hổ vì sự thiếu cẩn thận của mình
1. Email:
- Tiêu đề: Mình đã nhận được rất nhiều những tiêu đề thư như thế này:
=> Nên ghi rõ ràng: Họ tên - Ứng tuyển vị trí …
- Nội dung thư:
Ở vị trí nào các bạn cũng nên thể hiện là mình mong muốn được làm việc qua câu chữ khi viết thư. Đối với mình, việc bạn không chào hỏi hay viết một câu dẫn để đưa ra các thông tin chính thể hiện sự RẤT THIẾU TÔN TRỌNG người đọc thư. Có thể nhiều bạn nghĩ rằng CTV là cái gì đó không quan trọng, đăng kí hời hợt, kiểu nội dung email chỉ vẻn vẹn như sau:
Viết đúng ngữ pháp tiếng Việt cũng là một điều quan trọng trong thư. Có nhiều bạn không viết hoa đầu dòng hoặc sau dấu chấm câu, xuống dòng liên tục như một bản nháp. Nếu như các bạn thực sự muốn đi làm để kiếm tiền hoặc có thêm kinh nghiệm thì nên nghiêm túc từ việc viết những thư xin việc đơn giản nhất như thế này.
2. Follow email
Sau khi nhận email của các bạn, mình trả lời email nội dung chi tiết công việc nhưng hầu như các bạn không trả lời lại. Không hiểu các bạn gửi email đi để làm gì?! Có thể các bạn mới vào đại học, chưa có thói quen sử dụng email nên không để ý nhiều.
Nói chung nếu đã bắt đầu sử dụng email làm phương tiện liên lạc thì nên sử dụng email nghiêm túc thay vì các tên rất teen, và tạo cho mình thói quen check mail thường xuyên. Việc nhỏ này cũng tập cho bạn cách làm việc chuyên nghiệp sau này.
3. Nhận điện thoại:
Mình gọi điện trao đổi trực tiếp với các bạn ko trả lời email hoặc hẹn lịch gặp test giọng, có những cuộc thoại rất ức chế tinh thần như thế này:
Conversation 1: Em này viết thư khá mùi mẫn
Mình: Alo, em có phải là … ko? Chị gọi cho em từ trường đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech. Chị nhận được mail đăng kí làm CTV của em. Chị có thể nói chuyện với em một lát được không?
Bạn 1: Em gửi mail cho chị đăng kí làm CTV ạ?
Mình: Uh em gửi hôm qua. (Đọc lại nội dung mail cho em ý)
Bạn 1: Thế ạ? Em ko nhớ! Để em check lại mail xem có phải ko ạ?
Mình: (troll face tập 1)
À lát sau bạn ý gọi lại bảo: Em buồn ngủ nên ko nhớ 8-}
Conversation 2:
Mình: Alo, em có phải là … ko? Chị gọi cho em từ trường đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech. Chị có thể nói chuyện với em một lát được không?
Bạn 2: À vâng, chị gọi cho em có việc gì thế ạ? (giọng điệu rất khinh khỉnh)
Mình: (có tí bực) Chị nhận được mail đăng kí làm CTV của em, chị trao đổi với em về chi tiết công việc nhé!
Bạn 2: Em đang bận, chị gọi lại sau được không?
Mình: Uh ok lúc nào chị gọi lại cho em được.
Bạn 2: Để em xem đã! (giọng điệu như kiểu “bà hoàng”)
Mình: (troll face tập 2)
=> Khi đã email xin việc thì nên chuẩn bị tinh thần để nhận điện thoại của người tuyển dụng và học cách nói nhẹ nhàng tôn trọng người gọi.
4. Đến test giọng:
Đa số các bạn đi muộn 10-15 phút và có những bạn đi muộn gần 1 tiếng mà cũng không gọi điện để xin phép. Chẳng nhẽ lúc đấy mình đuổi các bạn về vì mình các bạn đến muộn?
Văn hóa đi muộn mình nghĩ với các thế hệ sau này nó nhạt đi ít nhiều rồi. Các bạn cao su khi đi chơi với bạn bè, ok không ảnh hưởng gì đến mình (vì mình cũng không đi chơi với các bạn) nhưng ít nhất trong công việc, hãy thể hiện mình là người biết tôn trọng người khác bằng cách đi đúng giờ.
5. Sau khi ứng tuyển và được nhận:
Một số bạn sau khi được training, về nhà nhắn cho mình cái tin: Chị ơi mẹ em ko cho em làm hoặc Chị ơi địa chỉ xa quá em ko đi được
=> Sao em không hỏi mẹ từ trước khi xin tuyển
=> Sao em không google map để nhìn địa chỉ địa điểm làm việc trước khi xin tuyển
Việc training cho các bạn rất mất công, nên tốt nhất là suy nghĩ kĩ trước khi xin tuyển dù là bất cứ công việc gì.
Mình viết ra để giải tỏa ức chế, nhưng cũng để các bạn nào cảm thấy mình đang mắc phải những lỗi như trên có thể chỉnh sửa. Cảm ơn các bạn đã quan tâm
Rất hữu ích cho các bạn SV đang có ý định tìm kiếm 1 công việc làm thêm đồng thời có ích cho cả những bạn đang trong quá trình tìm việc
Dạo này công việc chính của mình là tuyển và training CTV cho 2 vị trí, mình đăng tin tuyển dụng qua các group việc làm ở Facebook với nội dung như sau:
TUYỂN DỤNG: Aprotrain-Aptech tuyển thêm cộng tác viên làm việc trong tháng 11 và 12 tại Tòa nhà APTECH 43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội. Phụ trách các vị trí sau (có thể làm 1 trong 2):
- Tele marketing (Gọi điện thoại)
- Direct marketing (Truyền thông trực tiếp tại các trường ĐH)
Bạn nào có nhu cầu làm thêm và có khả năng thì gửi thông tin cho mình (họ tên, số điện thoại, tên trường nếu đang đi học và các kinh nghiệm nếu có) đến nhung.bh@aprotrain.com. Ghi rõ vị trí muốn xin tuyển.
Yêu cầu: Nữ, giọng không ngọng, có khả năng giao tiếp và xử lí tình huống nhanh. Ngoại hình ưa nhìn (với vị trí direct marketing)
Thời gian làm việc theo giờ (tối thiểu 3 tiếng/ngày), chi tiết về công việc mình sẽ trao đổi qua điện thoại. Các bạn lưu ý check bản đồ địa điểm làm việc để tránh trường hợp nhà ở xa không tiện đi làm nhưng vẫn ứng tuyển.
Thanks!
- Tele marketing (Gọi điện thoại)
- Direct marketing (Truyền thông trực tiếp tại các trường ĐH)
Bạn nào có nhu cầu làm thêm và có khả năng thì gửi thông tin cho mình (họ tên, số điện thoại, tên trường nếu đang đi học và các kinh nghiệm nếu có) đến nhung.bh@aprotrain.com. Ghi rõ vị trí muốn xin tuyển.
Yêu cầu: Nữ, giọng không ngọng, có khả năng giao tiếp và xử lí tình huống nhanh. Ngoại hình ưa nhìn (với vị trí direct marketing)
Thời gian làm việc theo giờ (tối thiểu 3 tiếng/ngày), chi tiết về công việc mình sẽ trao đổi qua điện thoại. Các bạn lưu ý check bản đồ địa điểm làm việc để tránh trường hợp nhà ở xa không tiện đi làm nhưng vẫn ứng tuyển.
Thanks!
Mình nhận được email đăng kí chủ yếu từ các bạn sinh viên năm 1-3. Nói chung có rất nhiều thứ có thể gây ức chế cho nhà tuyển dụng (kể cả nghiệp dư như mình) nên mình muốn chia sẻ để các bạn có thể tránh mắc những lỗi như thế này.
Đầu tiên là việc đọc tin trên Facebook. Mình tự thấy là tin tuyển dụng mình viết khá rõ ràng, thế nhưng các bạn vẫn comment email hoặc số điện thoại của các bạn trên post của mình, hoặc có những câu hỏi mà mình đã bảo là “sẽ trao đổi qua điện thoại”. Các bạn nên đọc kĩ nội dung tin và tránh việc comment vì mình không ngồi trực Facebook để trả lời và việc cá nhân này sẽ gây ra spam notification cho các member của group => Cái này mình học được từ một group khi bị xóa post vì tin tuyển dụng đầu tiên mình bảo các bạn comment luôn thông tin liên lạc tại post. Cảm thấy rất xấu hổ vì sự thiếu cẩn thận của mình
1. Email:
- Tiêu đề: Mình đã nhận được rất nhiều những tiêu đề thư như thế này:
- Không có tiêu đề
- xin viec lam them
- xin tuyen dung
- cộng tác viên
- cv
=> Nên ghi rõ ràng: Họ tên - Ứng tuyển vị trí …
- Nội dung thư:
Ở vị trí nào các bạn cũng nên thể hiện là mình mong muốn được làm việc qua câu chữ khi viết thư. Đối với mình, việc bạn không chào hỏi hay viết một câu dẫn để đưa ra các thông tin chính thể hiện sự RẤT THIẾU TÔN TRỌNG người đọc thư. Có thể nhiều bạn nghĩ rằng CTV là cái gì đó không quan trọng, đăng kí hời hợt, kiểu nội dung email chỉ vẻn vẹn như sau:
- Họ tên: Nguyễn Văn A
- SĐT: 09-8721xxx
- Trường: xyz
- Kinh nghiệm: Đã từng làm tư vấn tại …
Viết đúng ngữ pháp tiếng Việt cũng là một điều quan trọng trong thư. Có nhiều bạn không viết hoa đầu dòng hoặc sau dấu chấm câu, xuống dòng liên tục như một bản nháp. Nếu như các bạn thực sự muốn đi làm để kiếm tiền hoặc có thêm kinh nghiệm thì nên nghiêm túc từ việc viết những thư xin việc đơn giản nhất như thế này.
2. Follow email
Sau khi nhận email của các bạn, mình trả lời email nội dung chi tiết công việc nhưng hầu như các bạn không trả lời lại. Không hiểu các bạn gửi email đi để làm gì?! Có thể các bạn mới vào đại học, chưa có thói quen sử dụng email nên không để ý nhiều.
Nói chung nếu đã bắt đầu sử dụng email làm phương tiện liên lạc thì nên sử dụng email nghiêm túc thay vì các tên rất teen, và tạo cho mình thói quen check mail thường xuyên. Việc nhỏ này cũng tập cho bạn cách làm việc chuyên nghiệp sau này.
3. Nhận điện thoại:
Mình gọi điện trao đổi trực tiếp với các bạn ko trả lời email hoặc hẹn lịch gặp test giọng, có những cuộc thoại rất ức chế tinh thần như thế này:
Conversation 1: Em này viết thư khá mùi mẫn
Mình: Alo, em có phải là … ko? Chị gọi cho em từ trường đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech. Chị nhận được mail đăng kí làm CTV của em. Chị có thể nói chuyện với em một lát được không?
Bạn 1: Em gửi mail cho chị đăng kí làm CTV ạ?
Mình: Uh em gửi hôm qua. (Đọc lại nội dung mail cho em ý)
Bạn 1: Thế ạ? Em ko nhớ! Để em check lại mail xem có phải ko ạ?
Mình: (troll face tập 1)
À lát sau bạn ý gọi lại bảo: Em buồn ngủ nên ko nhớ 8-}
Conversation 2:
Mình: Alo, em có phải là … ko? Chị gọi cho em từ trường đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech. Chị có thể nói chuyện với em một lát được không?
Bạn 2: À vâng, chị gọi cho em có việc gì thế ạ? (giọng điệu rất khinh khỉnh)
Mình: (có tí bực) Chị nhận được mail đăng kí làm CTV của em, chị trao đổi với em về chi tiết công việc nhé!
Bạn 2: Em đang bận, chị gọi lại sau được không?
Mình: Uh ok lúc nào chị gọi lại cho em được.
Bạn 2: Để em xem đã! (giọng điệu như kiểu “bà hoàng”)
Mình: (troll face tập 2)
=> Khi đã email xin việc thì nên chuẩn bị tinh thần để nhận điện thoại của người tuyển dụng và học cách nói nhẹ nhàng tôn trọng người gọi.
4. Đến test giọng:
Đa số các bạn đi muộn 10-15 phút và có những bạn đi muộn gần 1 tiếng mà cũng không gọi điện để xin phép. Chẳng nhẽ lúc đấy mình đuổi các bạn về vì mình các bạn đến muộn?
Văn hóa đi muộn mình nghĩ với các thế hệ sau này nó nhạt đi ít nhiều rồi. Các bạn cao su khi đi chơi với bạn bè, ok không ảnh hưởng gì đến mình (vì mình cũng không đi chơi với các bạn) nhưng ít nhất trong công việc, hãy thể hiện mình là người biết tôn trọng người khác bằng cách đi đúng giờ.
5. Sau khi ứng tuyển và được nhận:
Một số bạn sau khi được training, về nhà nhắn cho mình cái tin: Chị ơi mẹ em ko cho em làm hoặc Chị ơi địa chỉ xa quá em ko đi được
=> Sao em không hỏi mẹ từ trước khi xin tuyển
=> Sao em không google map để nhìn địa chỉ địa điểm làm việc trước khi xin tuyển
Việc training cho các bạn rất mất công, nên tốt nhất là suy nghĩ kĩ trước khi xin tuyển dù là bất cứ công việc gì.
Mình viết ra để giải tỏa ức chế, nhưng cũng để các bạn nào cảm thấy mình đang mắc phải những lỗi như trên có thể chỉnh sửa. Cảm ơn các bạn đã quan tâm
-ST-