Black
Verified Banker
Trong thời gian hiện nay, hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận, một số câu hỏi được đặt ra, đó là tín dụng ngân hàng có phải là nguyên nhân của hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động hay không, đây có phải là giải pháp cứu doanh nghiệp hay không, khả năng tiếp tục giảm lãi suất vốn vay như thế nào; các giải pháp từ cơ quan hoạch định, điều hành chính sách và triển khai của các TCTD đã được triển khai như thế nào....? Trong phạm vi bài viết này xin được trao đổi một số suy nghĩ xoay quan những nội dung như đã đề cập trên.
Về nguyên nhân hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động có phải do tín dụng ngân hàng hay không?
Nền kinh tế nước ta đang tiếp tục hội nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, hàng ngày chúng ta đón nhận thêm nhiều doanh nghiệp mới ra đời và cũng có thêm không ít doanh nghiệp ngừng hoạt động. Tác giả cho rằng đó là diễn biến bình thường của sự phát triển. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2012 cả nước có thêm 24.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng cũng có tới 17.700 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể ngừng hoạt động. Con số doanh nghiệp thành lập mới tuy giảm 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lớn hơn gấp 1,5 lần số ngừng hoạt động. Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô diễn biến còn nhiều khó khăn thì cần phải chấp nhận một thực tế khách quan đó.
Tuy nhiên, kết quả thống kê số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa có thông tin cụ thể, đó là đi kèm theo là bao nhiêu người lao động mất việc làm, mặc dù có thể chỉ cần con số đăng ký. Bên cạnh đó, kết quả thống kê cũng không cho thấy rõ đó là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực gì! Trong thực tế, do thị trường bất động sản đi xuống, các giao dịch nhà đất gần như đóng băng,... thì không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, tư vấn mua nhà đất,... phải ngừng hoạt động, giải thể, chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác. Tương tự, thị trường ô tô khó khăn do sức mua và do nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, nên không ít doanh nghiệp phải trả lại mặt bằng thuê làm Showroom trưng bày và bán xe, vì không có khách hàng mua, kinh doanh thua lỗ,... nên phải ngừng hoạt động. Do đó, phải có sự phân tích để thấy rõ các doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động đó là các Công ty tư vấn du học, công ty liên kết đào tạo nguồn nhân lực, công ty dịch vụ xuất khẩu lao động, nhà hàng, cơ sở giải trí, chăm sóc sắc đẹp, trung tâm ngoại ngữ, phòng khám bệnh, kinh doanh điện thoại di động, siêu thị điện máy, công ty thương mại dịch vụ, tư vấn tài chính và đầu tư, hiệu cầm đồ, cửa hàng bán thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất... hay các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động.
Trong giai đoạn khi nền kinh tế phải thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong dư luận có sự đồng tình cao, đặc biệt là nhiều nhà khoa học, nhà chính sách,.... đồng thuận cho rằng, đó là cơ hội sàng lọc doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Doanh nghiệp nào thích ứng được, vượt qua thử thách, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, quản trị điều hành phù hợp,... thì sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển vững chắc. Ngược lại các doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính, hạn chế về quản trị điều hành, làm ăn theo kiểu chụp giựt,... thì rất dễ bị đào thải.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng có phải do không vay được vốn ngân hàng hay không?
Theo thông tin của Bộ Công thương, khó khăn nhất hiện nay chính là lĩnh vực sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trong nước, như giấy, thép, đồ may mặc, giày dép, nhựa, ngay như mặt hàng điện tử cũng tồn đọng khá nhiều; mặt hàng xe máy ế ẩm, xe ô tô lắp rắp trong nước cũng tiêu thụ rất chậm....
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là thị trường tiêu thụ, nhiều mặt hàng được người tiêu dùng mua theo mùa. Hiện nay đang là cuối năm học nên tình trạng tiêu thụ giấy đương nhiên là sẽ giảm sút mạnh và đến khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu vào tháng 8 dương lịch hàng năm thì tình hình tiêu thụ mặt hàng này chắc chắn sẽ cải thiện rõ rệt.
Hàng may mặc, giày dép, mặt hàng điện tử, sau các đợt khuyến mại dồn dập dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2012 và đón Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc, hàng may mặc mùa đông được “ được xả vào cuối mùa” và hàng mùa hè được khuyến mại và đầu mùa, nên sức mua đến nay đã sụt giảm và bão hòa. Các hộ gia đình không thể cứ mua sắm mãi đồ điện tử để sử dụng được, đành rằng thị trường nông thôn còn hết sức rộng lớn nhưng cầu có khả năng thanh toán còn hạn chế!
Mặt hàng thép có liên quan nhiều đến lĩnh vực xây dựng. Thị trường bất động sản đóng băng, thì đương nhiên nguyên liệu , vật liệu xây dựng cũng giảm sút tiêu thụ là điều dễ hiểu. Đành rằng việc siết chặt tín dụng bất động sản có liên quan đến lĩnh vự xây dựng, đến việc tiêu thụ sắt thép nhưng không phải nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân duy nhất.
Từ cuối năm 2011 tới nay, mặc cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe máy thi nhau giảm giá, tung " các chiêu" khuyến mãi nhưng thị trường xe máy Việt Nam vẫn hết sức ảm đạm, nhiều đại lý cho biết họ thua lỗ nặng nề.
Việc hàng hóa tồn trọng như phần trên đã nói đó là còn phụ thuộc vào quản trị điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, do nghiên cứu thị trường, do mẫu mã, chất lượng, do giá bán, do tiếp thị và thị hiếu, sức mua của thị trường và do quy luật cung cầu của thị trường...
Lãi suất vốn vay còn cao!
Từ đầu năm 2012 đến nay chỉ số CPI đã giảm và tình hình kiềm chế lạm phát đã có kết quả rõ rệt, NHNN đã ra các quyết định giảm lãi suất trần huy động vốn nội tệ từ mức 14%/năm xuống 13%/năm rồi 12%/năm. Bên cạnh đó lãi suất cho vay 4 đối tượng ưu tiên cũng được chỉ đạo giảm xuống còn 15%/năm, một số loại lãi suất chủ đạo khác của NHNN cũng được điều chỉnh theo hướng đó. Nhìn chung, việc giảm lãi suất phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và hoạt động kinh doanh của NHTM, chứ không thể đột ngột liên tục giảm được. Nếu giảm thêm lãi suất tiền gửi thì liệu các NHTM có huy động được vốn không. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 chỉ tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 2,6% so với cuối năm 2011, nhưng 4 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng tới 14,57%/năm; trong khi trần lãi suất tiền gửi nội tệ tối đa đã được điều chỉnh giảm xuống còn 12%/năm từ đầu tháng 4/2012. Bởi vậy nhìn bề ngoài con số học đơn thuần đó thì chưa thực sự khuyến khích người gửi tiền. Đành rằng với diễn biến giá cả mặt hàng vàng, đô la Mỹ, bất động sản thời gian qua thì gửi tiết kiệm NHTM là sự lựa chọn tối ưu hơn cả và có lợi nhất, an toàn nhất cho đông đảo người dân trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, mức lãi suất đó nhiều NHTM CP quy mô khiêm tốn, thương hiệu không nổi trội cũng khó huy động vốn, còn nếu giảm thêm thì càng gây khó khăn hơn trong thu hút tiền gửi đối với các NHTM loại này. Song với diễn biến chỉ số CPI của tháng 5/2012 và dự kiến tháng 6/2012 thì trần lãi suất huy động có thể giảm tiếp hoặc có thể bỏ trần lãi suất này thay bằng trần lãi suất tiền vay.
Lãi suất cho vay 4 đối tượng ưu tiên đã được chỉ đạo giảm xuống 15%/năm, lãi suất cho vay các đối tượng khác được các NHTM cũng đã chủ động điều chỉnh giảm xuống còn 16 – 17%/năm. Trong điều kiện hiện nay, NHTM khó có thể giảm lãi suất thêm được, vì nếu tiếp tục giảm NHTM sẽ không còn có lãi, không có tích lũy, năng lực tài chính suy yếu. Hơn nữa, vốn huy động của kỳ trước vẫn đang phải trả lãi người gửi tiền 14%/năm, vốn huy động 14%/năm vẫn chưa cho vay hết nên giới hạn lãi suất cho vay 15%/năm đã là cận biên rồi nếu như một số cơ chế khác không thay đổi. Hay nói cách khác, sự kỳ vọng giảm thêm lãi suất cho vay trong điều kiện không giảm lãi suất huy động vốn có thể trông chờ vào các cơ chế chính sách làm giảm các chi phí lãi suất vốn cho vay của NHTM.
Về cơ chế chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng có các nguyên tắc cơ bản và đảm bảo theo thông lệ quốc tế. Do đó, hoạt động của doanh nghiệp, của khách hàng không đảm bảo những nguyên tăc, những quy định về cho vay thì NHTM không thể cho vay được. Tất nhiên để tháo gỡ một phần khó khăn về cơ chế tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM đối với khách hàng trong bối cảnh hiên nay, NHNN đã chỉ đạo và các TCTD cũng đã triển khai một số chính sách và cơ chế phù hợp. Ngày 23/04/2012, NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ- NHNN về phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Tại văn bản số 2506/NHNN-CSTT, ngày 24/4/2012, NHNN yêu cầu các TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quy định; thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức hiện hành, …
Cũng với mục tiêu nói trên, để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ của tổ chức tín dụng, ngày 16/5/2012 Thống đốc NHNN có văn bản số 2871/NHNN-TD yêu cầu các NHTM có quy mô lớn khi xem xét cho vay các dự án lớn có hiệu quả, trường hợp nhu cầu vốn vay của khách hàng vượt các hạn chế tín dụng, các ngân hàng thương mại trên thực hiện việc xem xét, cấp tín dụng hợp vốn theo quy định tại Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN ….
NHNN cũng yêu cầu, các ngân hàng thương mại trên chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo các quy định hiện hành;…. Như vậy, về cơ chế chính sách tín dụng của NHNN cũng như triển khai thực hiện của các TCTD cũng đã có sự điều chỉnh, linh hoạt trong phạm vi có thể được để góp phần tháo gỡ khó khăn về việc vay vốn của khách hàng tại các TCTD. Không chỉ về cơ chế, chính sách, mà về lãi suất vay vốn cũng được chỉ đạo và triển khai thực hiện linh hoạt, điều chỉnh giảm, miễn đối với khách hàng gặp khó khăn. Song vốn cho vay không ra được, tín dụng tăng thấp phải được nhìn nhận khách quan từ phía nền kinh tế, từ khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, từ hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Thử đặt vấn đề, nếu giảm thấp hơn nữa lãi suất cho vay, nới lỏng hơn nữa các quy định tín dụng và hạ thấp hơn nữa điều kiện vay vốn, thì liệu nhiều doanh nghiệp có “ dám vay" không và liệu có trả được nợ sau một thời hạn cam kết trên hợp đồng vay vốn hay không!
Không chỉ dừng lại ở cơ chế, chính sách của NHNN, mà thông qua các nghiệp vụ, công cụ điều hành của mình, NHNN cũng hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thanh khoản của một số NHTM ở nước ta hiện nay đã cải thiện đáng kể, thể hiện qua thị trường liên ngân hàng đã bớt căng thẳng thời gian gần đây. NHNN đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ hỗ trợ thanh khoản. Qua kênh mua ngoại tệ, NHNN đã bơm ra thị trường tiền tệ khoảng 130.000 tỷ đồng; đồng thời bơm ròng khoảng 30.000 tỷ đồng qua các kênh hỗ trợ thanh khoản và 30.000 tỷ đồng cho vay tái cấp vốn có mục tiêu. Các động thái đó của NHNN một mặt đảm bảo thanh khoản cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, mặt hàng góp phần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.
Như vậy, có thể khẳng định để tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chính sách và giải pháp kinh tế vĩ mô khác chứ không chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ, cần phải nâng cao năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp; đồng thời cần đánh giá khách quan, khoa học về các chính sách và điều hành chính sách kinh tế rút ra bài học cần thiết cho điều hành hiện nay cũng như thời gian tới.
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng
Về nguyên nhân hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động có phải do tín dụng ngân hàng hay không?
Nền kinh tế nước ta đang tiếp tục hội nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, hàng ngày chúng ta đón nhận thêm nhiều doanh nghiệp mới ra đời và cũng có thêm không ít doanh nghiệp ngừng hoạt động. Tác giả cho rằng đó là diễn biến bình thường của sự phát triển. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2012 cả nước có thêm 24.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng cũng có tới 17.700 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể ngừng hoạt động. Con số doanh nghiệp thành lập mới tuy giảm 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lớn hơn gấp 1,5 lần số ngừng hoạt động. Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô diễn biến còn nhiều khó khăn thì cần phải chấp nhận một thực tế khách quan đó.
Tuy nhiên, kết quả thống kê số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa có thông tin cụ thể, đó là đi kèm theo là bao nhiêu người lao động mất việc làm, mặc dù có thể chỉ cần con số đăng ký. Bên cạnh đó, kết quả thống kê cũng không cho thấy rõ đó là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực gì! Trong thực tế, do thị trường bất động sản đi xuống, các giao dịch nhà đất gần như đóng băng,... thì không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, tư vấn mua nhà đất,... phải ngừng hoạt động, giải thể, chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác. Tương tự, thị trường ô tô khó khăn do sức mua và do nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, nên không ít doanh nghiệp phải trả lại mặt bằng thuê làm Showroom trưng bày và bán xe, vì không có khách hàng mua, kinh doanh thua lỗ,... nên phải ngừng hoạt động. Do đó, phải có sự phân tích để thấy rõ các doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động đó là các Công ty tư vấn du học, công ty liên kết đào tạo nguồn nhân lực, công ty dịch vụ xuất khẩu lao động, nhà hàng, cơ sở giải trí, chăm sóc sắc đẹp, trung tâm ngoại ngữ, phòng khám bệnh, kinh doanh điện thoại di động, siêu thị điện máy, công ty thương mại dịch vụ, tư vấn tài chính và đầu tư, hiệu cầm đồ, cửa hàng bán thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất... hay các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động.
Trong giai đoạn khi nền kinh tế phải thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong dư luận có sự đồng tình cao, đặc biệt là nhiều nhà khoa học, nhà chính sách,.... đồng thuận cho rằng, đó là cơ hội sàng lọc doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Doanh nghiệp nào thích ứng được, vượt qua thử thách, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, quản trị điều hành phù hợp,... thì sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển vững chắc. Ngược lại các doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính, hạn chế về quản trị điều hành, làm ăn theo kiểu chụp giựt,... thì rất dễ bị đào thải.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng có phải do không vay được vốn ngân hàng hay không?
Theo thông tin của Bộ Công thương, khó khăn nhất hiện nay chính là lĩnh vực sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trong nước, như giấy, thép, đồ may mặc, giày dép, nhựa, ngay như mặt hàng điện tử cũng tồn đọng khá nhiều; mặt hàng xe máy ế ẩm, xe ô tô lắp rắp trong nước cũng tiêu thụ rất chậm....
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là thị trường tiêu thụ, nhiều mặt hàng được người tiêu dùng mua theo mùa. Hiện nay đang là cuối năm học nên tình trạng tiêu thụ giấy đương nhiên là sẽ giảm sút mạnh và đến khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu vào tháng 8 dương lịch hàng năm thì tình hình tiêu thụ mặt hàng này chắc chắn sẽ cải thiện rõ rệt.
Hàng may mặc, giày dép, mặt hàng điện tử, sau các đợt khuyến mại dồn dập dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2012 và đón Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc, hàng may mặc mùa đông được “ được xả vào cuối mùa” và hàng mùa hè được khuyến mại và đầu mùa, nên sức mua đến nay đã sụt giảm và bão hòa. Các hộ gia đình không thể cứ mua sắm mãi đồ điện tử để sử dụng được, đành rằng thị trường nông thôn còn hết sức rộng lớn nhưng cầu có khả năng thanh toán còn hạn chế!
Mặt hàng thép có liên quan nhiều đến lĩnh vực xây dựng. Thị trường bất động sản đóng băng, thì đương nhiên nguyên liệu , vật liệu xây dựng cũng giảm sút tiêu thụ là điều dễ hiểu. Đành rằng việc siết chặt tín dụng bất động sản có liên quan đến lĩnh vự xây dựng, đến việc tiêu thụ sắt thép nhưng không phải nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân duy nhất.
Từ cuối năm 2011 tới nay, mặc cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe máy thi nhau giảm giá, tung " các chiêu" khuyến mãi nhưng thị trường xe máy Việt Nam vẫn hết sức ảm đạm, nhiều đại lý cho biết họ thua lỗ nặng nề.
Việc hàng hóa tồn trọng như phần trên đã nói đó là còn phụ thuộc vào quản trị điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, do nghiên cứu thị trường, do mẫu mã, chất lượng, do giá bán, do tiếp thị và thị hiếu, sức mua của thị trường và do quy luật cung cầu của thị trường...
Lãi suất vốn vay còn cao!
Từ đầu năm 2012 đến nay chỉ số CPI đã giảm và tình hình kiềm chế lạm phát đã có kết quả rõ rệt, NHNN đã ra các quyết định giảm lãi suất trần huy động vốn nội tệ từ mức 14%/năm xuống 13%/năm rồi 12%/năm. Bên cạnh đó lãi suất cho vay 4 đối tượng ưu tiên cũng được chỉ đạo giảm xuống còn 15%/năm, một số loại lãi suất chủ đạo khác của NHNN cũng được điều chỉnh theo hướng đó. Nhìn chung, việc giảm lãi suất phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và hoạt động kinh doanh của NHTM, chứ không thể đột ngột liên tục giảm được. Nếu giảm thêm lãi suất tiền gửi thì liệu các NHTM có huy động được vốn không. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 chỉ tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 2,6% so với cuối năm 2011, nhưng 4 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng tới 14,57%/năm; trong khi trần lãi suất tiền gửi nội tệ tối đa đã được điều chỉnh giảm xuống còn 12%/năm từ đầu tháng 4/2012. Bởi vậy nhìn bề ngoài con số học đơn thuần đó thì chưa thực sự khuyến khích người gửi tiền. Đành rằng với diễn biến giá cả mặt hàng vàng, đô la Mỹ, bất động sản thời gian qua thì gửi tiết kiệm NHTM là sự lựa chọn tối ưu hơn cả và có lợi nhất, an toàn nhất cho đông đảo người dân trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, mức lãi suất đó nhiều NHTM CP quy mô khiêm tốn, thương hiệu không nổi trội cũng khó huy động vốn, còn nếu giảm thêm thì càng gây khó khăn hơn trong thu hút tiền gửi đối với các NHTM loại này. Song với diễn biến chỉ số CPI của tháng 5/2012 và dự kiến tháng 6/2012 thì trần lãi suất huy động có thể giảm tiếp hoặc có thể bỏ trần lãi suất này thay bằng trần lãi suất tiền vay.
Lãi suất cho vay 4 đối tượng ưu tiên đã được chỉ đạo giảm xuống 15%/năm, lãi suất cho vay các đối tượng khác được các NHTM cũng đã chủ động điều chỉnh giảm xuống còn 16 – 17%/năm. Trong điều kiện hiện nay, NHTM khó có thể giảm lãi suất thêm được, vì nếu tiếp tục giảm NHTM sẽ không còn có lãi, không có tích lũy, năng lực tài chính suy yếu. Hơn nữa, vốn huy động của kỳ trước vẫn đang phải trả lãi người gửi tiền 14%/năm, vốn huy động 14%/năm vẫn chưa cho vay hết nên giới hạn lãi suất cho vay 15%/năm đã là cận biên rồi nếu như một số cơ chế khác không thay đổi. Hay nói cách khác, sự kỳ vọng giảm thêm lãi suất cho vay trong điều kiện không giảm lãi suất huy động vốn có thể trông chờ vào các cơ chế chính sách làm giảm các chi phí lãi suất vốn cho vay của NHTM.
Về cơ chế chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng có các nguyên tắc cơ bản và đảm bảo theo thông lệ quốc tế. Do đó, hoạt động của doanh nghiệp, của khách hàng không đảm bảo những nguyên tăc, những quy định về cho vay thì NHTM không thể cho vay được. Tất nhiên để tháo gỡ một phần khó khăn về cơ chế tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM đối với khách hàng trong bối cảnh hiên nay, NHNN đã chỉ đạo và các TCTD cũng đã triển khai một số chính sách và cơ chế phù hợp. Ngày 23/04/2012, NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ- NHNN về phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Tại văn bản số 2506/NHNN-CSTT, ngày 24/4/2012, NHNN yêu cầu các TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quy định; thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức hiện hành, …
Cũng với mục tiêu nói trên, để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ của tổ chức tín dụng, ngày 16/5/2012 Thống đốc NHNN có văn bản số 2871/NHNN-TD yêu cầu các NHTM có quy mô lớn khi xem xét cho vay các dự án lớn có hiệu quả, trường hợp nhu cầu vốn vay của khách hàng vượt các hạn chế tín dụng, các ngân hàng thương mại trên thực hiện việc xem xét, cấp tín dụng hợp vốn theo quy định tại Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN ….
NHNN cũng yêu cầu, các ngân hàng thương mại trên chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo các quy định hiện hành;…. Như vậy, về cơ chế chính sách tín dụng của NHNN cũng như triển khai thực hiện của các TCTD cũng đã có sự điều chỉnh, linh hoạt trong phạm vi có thể được để góp phần tháo gỡ khó khăn về việc vay vốn của khách hàng tại các TCTD. Không chỉ về cơ chế, chính sách, mà về lãi suất vay vốn cũng được chỉ đạo và triển khai thực hiện linh hoạt, điều chỉnh giảm, miễn đối với khách hàng gặp khó khăn. Song vốn cho vay không ra được, tín dụng tăng thấp phải được nhìn nhận khách quan từ phía nền kinh tế, từ khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, từ hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Thử đặt vấn đề, nếu giảm thấp hơn nữa lãi suất cho vay, nới lỏng hơn nữa các quy định tín dụng và hạ thấp hơn nữa điều kiện vay vốn, thì liệu nhiều doanh nghiệp có “ dám vay" không và liệu có trả được nợ sau một thời hạn cam kết trên hợp đồng vay vốn hay không!
Không chỉ dừng lại ở cơ chế, chính sách của NHNN, mà thông qua các nghiệp vụ, công cụ điều hành của mình, NHNN cũng hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thanh khoản của một số NHTM ở nước ta hiện nay đã cải thiện đáng kể, thể hiện qua thị trường liên ngân hàng đã bớt căng thẳng thời gian gần đây. NHNN đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ hỗ trợ thanh khoản. Qua kênh mua ngoại tệ, NHNN đã bơm ra thị trường tiền tệ khoảng 130.000 tỷ đồng; đồng thời bơm ròng khoảng 30.000 tỷ đồng qua các kênh hỗ trợ thanh khoản và 30.000 tỷ đồng cho vay tái cấp vốn có mục tiêu. Các động thái đó của NHNN một mặt đảm bảo thanh khoản cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, mặt hàng góp phần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.
Như vậy, có thể khẳng định để tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chính sách và giải pháp kinh tế vĩ mô khác chứ không chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ, cần phải nâng cao năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp; đồng thời cần đánh giá khách quan, khoa học về các chính sách và điều hành chính sách kinh tế rút ra bài học cần thiết cho điều hành hiện nay cũng như thời gian tới.
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: