Ðừng bỏ qua những điều nhỏ mà không nhỏ... vì chúng sẽ giúp bạn "tỏa sáng" vào những lúc thích hợp nhất.
Có thể chỉ là phương pháp. Và cũng có thể chỉ là những mẹo nhỏ của những người đi trước để giúp bạn khởi động và thi tuyển tốt hơn trong mùa tuyển dụng này và cả những mùa tuyển dụng sau...
Bảo tồn hồ sơ thông tin cá nhân
Nếu bạn tin chắc vào trí nhớ hoàn hảo của mình thì không cần làm việc này. Nếu không, bạn nên có một quyển hồ sơ, tốt nhất là dạng giấy rời, viết dưới dạng tùy bút. Hễ những ai bạn đã từng tiếp xúc và để lại ấn tượng cho bạn, hãy ghi lại tên họ, số phone và địa chỉ của họ.
Những bản thảo, những bài báo đã đăng, những thành tựu và cống hiến của bạn rất cần được ghi chép và lưu trữ một cách cẩn thận. Nếu bạn chưa làm bao giờ thì nên bắt đầu luôn từ tháng này. Mỗi tháng bạn chỉ mất khoảng 30 phút để ghi lại những việc bạn làm được trong tháng đó. Có hồ sơ này trong tay, bạn đã đi trước người khác một bước rồi đó.
Chuẩn bị hồ sơ xin việc
Nhiều bạn rất lúng túng không biết hồ sơ xin việc gồm có những gì trong khi tất cả các cửa hàng sách hoặc văn phòng phẩm đều có bán sẵn những bộ hồ sơ đầy đủ như vậy. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn 5 bộ hồ sơ bao gồm: sơ yếu lí lịch (có xác nhận của UBND xã, phường), giấy khai sinh, ảnh 4x6, đơn xin việc, bản sao có công chứng các loại văn bằng chứng chỉ (có liên quan đến công việc bạn đang xin) và giấy khám sức khoẻ.
Thêm nữa, bạn nhất định phải tự design cho mình một cái CV thành công hay một bản resume (tóm tắt quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn) thật súc tích và ấn tượng. Nếu bạn viết bằng song ngữ thì rất tốt - điều này làm tăng cơ hội của bạn vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ.
Kỹ năng tự giới thiệu (self-communicate)
Chuẩn bị trước bài nói về bản thân mình trong vòng vài phút. Nhà tuyển dụng quan niệm nếu bạn không có khả năng giới thiệu rõ ràng và lưu loát về bản thân mình thì bạn không thể diễn đạt được điều gì khác nữa.Xem lại đơn xin việc
Nhớ kỹ những điều bạn đã ghi trong đơn xin việc (application form). Nhiều bạn khi trả lời phỏng vấn lại nói mâu thuẫn với những điều đã khai trong mẫu đơn xin việc.
Tổng hợp thông tin
Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên xem tỉ mỉ báo, tạp chí trong vòng 2 ngày gần nhất. Khi nhà tuyển dụng hỏi: Bạn có xem báo ngày hôm qua không? là người ta muốn biết sự quan tâm của bạn đối với những vấn đề xã hội, kiểm tra khả năng tổng hợp của bạn chứ không phải để biết thông tin cụ thể. Và câu trả lời thích hợp có thể được tóm tắt như: các báo đề cập chủ yếu đến vấn đề…
Trang phục và ấn tượng đầu tiên
Rất quan trọng. Trang phục không cầu kỳ, lịch sự, kín đáo, tránh dùng những màu sắc gây sốc. Ðặc biệt là bạn không nên mặc bộ quần áo mới tinh, chưa mặc lần nào đi phỏng vấn vì nó sẽ khiến bạn không thoải mái, có cảm giác xa lạ, "đóng hộp" và bạn sẽ kém tự tin đôi chút.
Nếu bạn có mua hoặc may riêng bộ quần áo cho cuộc phỏng vấn, bạn nên mặc vài lần trước đó cho quen. Nhớ lưu ý đến kiểu tóc vì đây là điểm hay bị để ý nhất.
Cơ hội cho mọi người
Bạn xếp ở sau hoặc cuối cùng? Không có vấn đề, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội thành công. Bạn đừng cố giành được phỏng vấn đầu tiên. Ðiều tra chỉ rõ người được phỏng vấn đầu tiên tỉ lệ thành công chỉ bằng 1/3 so với người cuối cùng.
Phong cách tự tin
Lời nói rõ ràng, lịch sự, mỉm cười tự nhiên, nhìn thẳng vào người đối thoại. Tâm lý thoải mái và mặt mũi tươi tỉnh cho thấy bạn là người lạc quan. Ngay cả khi bạn thấy rất hồi hộp, hãy cố gắng tỏ ra bình tĩnh tự tin. Dùng những từ thông dụng. Nhiều bạn hay sử dụng những thuật ngữ để chứng tỏ vốn kiến thức những thực ra lại có tác dụng trái ngược.
Không dùng từ địa phương hay tiếng lóng vì những người đối thoại thường là các sếp của các đơn vị tuyển dụng, họ vốn quen với lối nói chính thống chuẩn mực.
Thêm vào đó, họ không thích những người nói thao thao bất tuyệt, tỏ ra am tường rất nhiều lĩnh vực kiểu "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý". Do đó bạn nên đi thẳng vào vấn đề và tránh nói vòng vo.
Cư xử lịch thiệp, chu đáo
Khi đến nơi phỏng vấn, bạn nên tỏ ra lịch sự đúng mực, chào hỏi cẩn thận tất cả những người bạn gặp ở đó, hãy xem họ như những giám khảo.
Chú ý quan sát xem: Ai là Ai và Ai làm Việc gì. Nếu không rất có thể bạn sẽ chen lấn một sếp để vào được thang máy hoặc bá vai bá cổ một sếp khác khi lên cầu thang. Khi gặp người quen cũng nên giữ lịch sự thông thường, không nên quá thân mật hay quá ồn ào.
Ðến sớm trước 15 phút và sau khi phỏng vấn đừng quên nói lời cảm ơn.
Bảo tồn hồ sơ thông tin cá nhân
Nếu bạn tin chắc vào trí nhớ hoàn hảo của mình thì không cần làm việc này. Nếu không, bạn nên có một quyển hồ sơ, tốt nhất là dạng giấy rời, viết dưới dạng tùy bút. Hễ những ai bạn đã từng tiếp xúc và để lại ấn tượng cho bạn, hãy ghi lại tên họ, số phone và địa chỉ của họ.
Những bản thảo, những bài báo đã đăng, những thành tựu và cống hiến của bạn rất cần được ghi chép và lưu trữ một cách cẩn thận. Nếu bạn chưa làm bao giờ thì nên bắt đầu luôn từ tháng này. Mỗi tháng bạn chỉ mất khoảng 30 phút để ghi lại những việc bạn làm được trong tháng đó. Có hồ sơ này trong tay, bạn đã đi trước người khác một bước rồi đó.
Chuẩn bị hồ sơ xin việc
Nhiều bạn rất lúng túng không biết hồ sơ xin việc gồm có những gì trong khi tất cả các cửa hàng sách hoặc văn phòng phẩm đều có bán sẵn những bộ hồ sơ đầy đủ như vậy. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn 5 bộ hồ sơ bao gồm: sơ yếu lí lịch (có xác nhận của UBND xã, phường), giấy khai sinh, ảnh 4x6, đơn xin việc, bản sao có công chứng các loại văn bằng chứng chỉ (có liên quan đến công việc bạn đang xin) và giấy khám sức khoẻ.
Thêm nữa, bạn nhất định phải tự design cho mình một cái CV thành công hay một bản resume (tóm tắt quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn) thật súc tích và ấn tượng. Nếu bạn viết bằng song ngữ thì rất tốt - điều này làm tăng cơ hội của bạn vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ.
Kỹ năng tự giới thiệu (self-communicate)
Chuẩn bị trước bài nói về bản thân mình trong vòng vài phút. Nhà tuyển dụng quan niệm nếu bạn không có khả năng giới thiệu rõ ràng và lưu loát về bản thân mình thì bạn không thể diễn đạt được điều gì khác nữa.Xem lại đơn xin việc
Nhớ kỹ những điều bạn đã ghi trong đơn xin việc (application form). Nhiều bạn khi trả lời phỏng vấn lại nói mâu thuẫn với những điều đã khai trong mẫu đơn xin việc.
Tổng hợp thông tin
Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên xem tỉ mỉ báo, tạp chí trong vòng 2 ngày gần nhất. Khi nhà tuyển dụng hỏi: Bạn có xem báo ngày hôm qua không? là người ta muốn biết sự quan tâm của bạn đối với những vấn đề xã hội, kiểm tra khả năng tổng hợp của bạn chứ không phải để biết thông tin cụ thể. Và câu trả lời thích hợp có thể được tóm tắt như: các báo đề cập chủ yếu đến vấn đề…
Trang phục và ấn tượng đầu tiên
Rất quan trọng. Trang phục không cầu kỳ, lịch sự, kín đáo, tránh dùng những màu sắc gây sốc. Ðặc biệt là bạn không nên mặc bộ quần áo mới tinh, chưa mặc lần nào đi phỏng vấn vì nó sẽ khiến bạn không thoải mái, có cảm giác xa lạ, "đóng hộp" và bạn sẽ kém tự tin đôi chút.
Nếu bạn có mua hoặc may riêng bộ quần áo cho cuộc phỏng vấn, bạn nên mặc vài lần trước đó cho quen. Nhớ lưu ý đến kiểu tóc vì đây là điểm hay bị để ý nhất.
Cơ hội cho mọi người
Bạn xếp ở sau hoặc cuối cùng? Không có vấn đề, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội thành công. Bạn đừng cố giành được phỏng vấn đầu tiên. Ðiều tra chỉ rõ người được phỏng vấn đầu tiên tỉ lệ thành công chỉ bằng 1/3 so với người cuối cùng.
Phong cách tự tin
Lời nói rõ ràng, lịch sự, mỉm cười tự nhiên, nhìn thẳng vào người đối thoại. Tâm lý thoải mái và mặt mũi tươi tỉnh cho thấy bạn là người lạc quan. Ngay cả khi bạn thấy rất hồi hộp, hãy cố gắng tỏ ra bình tĩnh tự tin. Dùng những từ thông dụng. Nhiều bạn hay sử dụng những thuật ngữ để chứng tỏ vốn kiến thức những thực ra lại có tác dụng trái ngược.
Không dùng từ địa phương hay tiếng lóng vì những người đối thoại thường là các sếp của các đơn vị tuyển dụng, họ vốn quen với lối nói chính thống chuẩn mực.
Thêm vào đó, họ không thích những người nói thao thao bất tuyệt, tỏ ra am tường rất nhiều lĩnh vực kiểu "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý". Do đó bạn nên đi thẳng vào vấn đề và tránh nói vòng vo.
Cư xử lịch thiệp, chu đáo
Khi đến nơi phỏng vấn, bạn nên tỏ ra lịch sự đúng mực, chào hỏi cẩn thận tất cả những người bạn gặp ở đó, hãy xem họ như những giám khảo.
Chú ý quan sát xem: Ai là Ai và Ai làm Việc gì. Nếu không rất có thể bạn sẽ chen lấn một sếp để vào được thang máy hoặc bá vai bá cổ một sếp khác khi lên cầu thang. Khi gặp người quen cũng nên giữ lịch sự thông thường, không nên quá thân mật hay quá ồn ào.
Ðến sớm trước 15 phút và sau khi phỏng vấn đừng quên nói lời cảm ơn.
Theo Sinh viên VN