Đừng cố chứng minh cho sếp thấy bạn chăm chỉ, thứ họ cần là giá trị và lợi ích mà bạn tạo ra cho công ty

  • Bắt đầu Bắt đầu emcocghe
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

emcocghe

Super Moderator
Super Mod
Sự thật là: Ông chủ sẽ chỉ trả công cho giá trị của chính bạn và lợi nhuận mà bạn mang về cho công ty thôi!

Chàng trai 36 tuổi làm việc trong công ty lớn khuyến cáo: Đừng cố chứng minh cho sếp thấy bạn chăm chỉ, thứ họ cần là giá trị và lợi ích mà bạn tạo ra cho công ty



Ở nơi làm việc, có những người như thế này: Họ rất siêng năng, chăm chỉ và thường xuyên làm việc ngoài giờ. Hầu hết họ vẫn cảm thấy như vậy là tốt cho bản thân. Thỉnh thoảng, họ dành thời gian cuối tuần để post ảnh tăng ca kèm caption: "Sếp mau vào like nào. Tụi em lại tăng ca đây. Sếp có thấy tụi em nỗ lực không?". Mục đích là để cho các nhà lãnh đạo thấy được nỗ lực của chính họ, để lãnh đạo có thể khen ngợi, thăng chức và tăng lương cho họ. Nhưng loại nỗ lực này có thể thực sự chạm vào tim ông chủ?

-01-
Làm việc 10 giờ một ngày, siêng năng, nhưng bị đuổi việc sau nửa năm

Tiểu Hạ đang làm việc trong phòng kế hoạch của một tổ chức giáo dục và đào tạo quy mô lớn. Do tính chất công việc, ngày nào cô ta cũng tăng ca và làm việc trong khoảng 10 giờ. Đây là một ví dụ điển hình của nỗ lực làm việc.

Khi cô ấy mới đến văn phòng vào buổi sáng, cô không chỉ trả lời e-mail của đồng nghiệp và cấp trên đã gửi vào tối hôm trước, mà còn không quên dọn dẹp phòng họp. Lẽ ra lúc 6 giờ chiều cô đã tan làm từ lâu, nhưng để phấn đấu cho tương lai, cô ấy phải đợi cho mọi người về hết rồi mới về.

Nếu có nhiều nhiệm vụ hơn, mọi người đều tăng ca. Ngay cả khi nội dung công việc không liên quan gì đến cô ấy, Tiểu Hạ chắc chắn là người cuối cùng rời công ty. Khi cô rời đi, cô sẽ không quên up status về chuyện tăng ca. Nhìn Tiểu Hạ, nhiều người đang hết lời ca ngợi, gần như rơi nước mắt cảm động, nhưng không ngờ rằng, sáu tháng sau, cô đã bị sa thải khỏi công ty.

Tại sao bạn làm việc chăm chỉ nhưng bị sa thải?

Lãnh đạo trực tiếp của cô nói rằng mặc dù Tiểu Hạ làm việc rất chăm chỉ, mọi người đều nhìn vào đó và rất xúc động. Tuy nhiên, cô ấy không mang lại nhiều giá trị cho công ty. Hầu hết các bài viết mà cô ấy viết đều đi chệch khỏi các sản phẩm và dịch vụ của công ty, ngay cả những từ đơn giản nhất cho áp phích cũng bị khách hàng phê bình là dùng sai, lủng củng.

Cô đã ở công ty được nửa năm, vẫn còn một số người mới làm việc được một hoặc hai tháng. Lý do tại sao công ty cho cô ở lại đây nửa năm là để xem liệu cô ấy có thể thay đổi hay không, nhưng thật không may, cô ấy không có tiến bộ. Do đó, công ty quyết định sa thải cô. Rốt cuộc, công ty cần có lợi nhuận, công ty không phải trường học, không phải hội từ thiện, không tạo ra giá trị thì bạn phải rời khỏi công ty.

Chàng trai 36 tuổi làm việc trong công ty lớn khuyến cáo: Đừng cố chứng minh cho sếp thấy bạn chăm chỉ, thứ họ cần là giá trị và lợi ích mà bạn tạo ra cho công ty - Ảnh 1.

-02-

Ông chủ không thích xem những bộ phim truyền hình cảm động hay khen bạn khi thấy bạn khổ cực, họ chỉ trả tiền cho giá trị mà bạn tạo ra cho công ty.

Khi bạn đến một cửa hàng quần áo, bạn chỉ quan tâm đến quần áo trong cửa hàng đó có đẹp hay không, bạn mặc vào có đẹp không chứ không hề quan tâm nhà thiết kế là ai, họ cực khổ ra sao. Trong công ty cũng vậy. Sếp không quan tâm việc bạn khổ sở như thế nào, sếp quan tâm đến lợi nhuận mà bạn đem về cho công ty. Đừng nghĩ về việc khiến ông chủ động lòng hay xót cho nhân viên. Bởi vì nỗ lực không phải là một lợi thế, nỗ lực chỉ là quá trình của bạn, điều quan trọng là giá trị sử dụng của riêng bạn và giá trị gia tăng của bạn.

Tôi đã nghe một câu chuyện như vậy trước đây: Một công ty, ba người trong văn phòng.

Một người tên A có mức lương hàng tháng khoảng 30 triệu đồng, thường đi trễ về sớm nhưng ông chủ không bao giờ chỉ trích cô, lại luôn chào đón với một nụ cười. Còn B lương hàng tháng gấp đôi A, đi làm không phải ăn vặt thì trang điểm, mà còn thường xuyên bàn tán chuyện phiếm với đồng nghiệp, thậm chí đôi khi sếp không gọi đi làm, thì không thể gặp cô ấy trong công ty.

Còn C có mức lương hàng tháng là 12 triệu, tốt nghiệp đại học hàng đầu Trung Quốc, luôn đi làm sớm hơn mọi người chỉ để dọn dẹp, mở cửa sổ, sắp xếp ngày để chuẩn bị đi làm, luôn làm thêm giờ đến tối, nhưng cũng chịu trách nhiệm tắt nước và điện nếu đồng nghiệp quên.

Vào một ngày nọ, các nhân viên về thuế phát hiện ra rằng công ty có một số vấn đề về thuế và yêu cầu kiểm tra. Vì vậy, ông chủ đã gọi A.

Một ngày khác, khách hàng ngừng thanh toán cho công ty vì vấn đề chất lượng, ông chủ gọi B và kêu B đi uống trà và nói có anh rể B đã lâu không nói chuyện với anh ta.

Một ngày nọ, ông chủ gọi C, chất vấn C làm thế nào báo cáo trong khi có một số dữ liệu là sai lầm, đêm qua C quên tắt máy điều hòa,...

Bạn làm việc thái độ như C, bạn muốn sếp tăng lương cho bạn liệu có thể?

Này, những người trẻ tuổi chắc bây giờ bạn luôn cảm thấy rằng bạn nên làm rất nhiều việc và điều này tốt cho tương lai của bạn. Mặc dù câu chuyện này hơi cường điệu, nhưng nó cũng phản ánh ở một mức độ nào đó sự thật rằng: Ông chủ sẽ chỉ trả công cho giá trị của chính bạn và giá trị bạn mang về cho công ty thôi!

Chàng trai 36 tuổi làm việc trong công ty lớn khuyến cáo: Đừng cố chứng minh cho sếp thấy bạn chăm chỉ, thứ họ cần là giá trị và lợi ích mà bạn tạo ra cho công ty - Ảnh 2.

-03-

Học cách đứng ở vị trí của sếp và suy nghĩ về điều này

Nhiều nhân viên không thực sự nghĩ về điều đó, họ chỉ đứng trong quan điểm và suy nghĩ của chính họ. Tất nhiên, nếu nhân viên tự trả lương cho mình, điều này không sai, nhưng thật không may, tiền lương tại nơi làm việc luôn là lãnh đạo và ông chủ chi trả. Do đó, là một nhân viên, nỗ lực nhiều cho công ty với hi vọng có thể chạm vào tim sếp và nhận phần thưởng thì quá dễ hiểu. Nhưng là một ông chủ, họ có những cảm xúc riêng và họ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi nói đến lợi ích thực tế, họ sẽ có rất nhiều cân nhắc.

Mọi người rất tình cảm, với tư cách là ông chủ, tất nhiên họ có thể bị bạn làm cho động lòng. Tuy nhiên, bạn muốn họ trả tiền cho động thái này, xin lỗi, không thể. Bởi vì các doanh nhân là những người đầu tiên xem xét sự tồn tại và phát triển của công ty, đặc biệt là khi công ty đang lao dốc. Để thoát khỏi khó khăn, sếp buộc phải giảm bớt một số công việc không có lợi và sa thải một số nhân viên không tạo ra giá trị cho công ty.

Bạn muốn được thăng chức và tăng lương, liên quan đến chi phí và thu nhập của công ty. Các ông chủ muốn có được lợi nhuận cao nhất với chi tiêu ít nhất. Nên hãy hiểu cho sếp bạn mà tạo ra giá trị cho công ty, bạn sẽ được thăng chức nếu bạn tạo được giá trị cho công ty.

-04-
Thay vì thay đổi suy nghĩ của ông chủ, tốt hơn hết là bạn nên tăng thêm giá trị cho chính mình

Đừng nghĩ về việc làm việc chăm chỉ để thay đổi quyết định của ông chủ. Nó hoàn toàn là một sự lãng phí thời gian của chính bạn.

Do đó, thay vì thực hiện những động thái vô nghĩa, tốt hơn là nên cải thiện năng lực cạnh tranh cốt lõi của cá nhân. Nếu bạn muốn cải thiện khả năng cạnh tranh cốt lõi của mình, bạn phải để bản thân có thời gian phát triển mỗi ngày. Thực tế, đó là để bạn mở rộng ra ngoài công việc. Các cách tăng trưởng mà bạn học được càng đa dạng, đóng góp cho tăng trưởng càng cao và bạn càng phát triển nhanh.

Cải thiện khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn để bản thân có giá trị cốt lõi sẽ thú vị hơn nhiều so với nỗ lực và cố làm sếp cảm động. Chỉ bằng cách này, bạn sẽ không trở thành mục tiêu sa thải của công ty và sẽ không trở thành những nhân viên chăm chỉ vô nghĩa trong mắt sếp

Chàng trai 36 tuổi làm việc trong công ty lớn khuyến cáo: Đừng cố chứng minh cho sếp thấy bạn chăm chỉ, thứ họ cần là giá trị và lợi ích mà bạn tạo ra cho công ty - Ảnh 3.

-05-
Thoát khỏi suy nghĩ nghèo nàn, thường xuyên đưa ra những đánh giá và quyết định để sếp tham khảo

Nhiều khi, bạn nghĩ rằng bạn chỉ là một nhân viên bình thường, bạn không nên tham gia vào việc ra quyết định hoặc không nên quản quá nhiều việc, vì vậy những vấn đề bạn thấy luôn là một chiều, bạn luôn chỉ là suy nghĩ nghèo nàn. Tại sao nhân viên khác có thể leo lên từng bước và cuối cùng chạm đến đỉnh cao sự nghiệp?

Điều khiến họ trở nên mạnh mẽ là họ sẽ phán xét và đưa ra quyết định.

Tại nơi làm việc, nhân viên bình thường thường nghĩ rằng mình đến chỉ làm việc. Nhưng những người giỏi phán đoán và đưa ra quyết định được thăng chức nhanh hơn.

Trên thực tế, việc ra quyết định là một phần của lãnh đạo. Một khi bạn có quyền quyết định, bạn sẽ được đặt chân đến đỉnh cao của cuộc đời bạn. Tại thời điểm này, bạn không cần phải suy nghĩ về việc thay đổi bất cứ ai, bởi vì góc nhìn của bạn về vấn đề rất khác với hầu hết mọi người. Khả năng và định hướng nghề nghiệp của bạn đã trưởng thành. Điều duy nhất bạn phải quan tâm đó là chính bạn.

Khi bạn bắt đầu trở thành trưởng nhóm và bạn trên 35 tuổi, bạn sẽ thấy rằng mặc dù nhiều khi năng lượng của bạn không thể theo kịp những người mới, trẻ hơn. Nhưng khi bạn có giá trị cốt lõi nhất định, bạn có thể đưa ra đánh giá, ra quyết định, kiểm soát tiến độ tăng trưởng và bạn không cần lo lắng về con đường thăng tiến sau này.

Tịnh Kỳ

Theo Trí Thức Trẻ

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
 
Back
Bên trên