sushior
Thành viên chăm chỉ
[h=2]Sau cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, bạn nhận được email/ cuộc gọi từ nhà tuyển dụng. Họ cám ơn bạn vì đã tham gia phỏng vấn và nói rằng có cảm tình tốt với bạn. Nhưng cuối cùng họ rất tiếc vì không thể quyết định chọn bạn.
[/h]
Bạn thất vọng và bối rối. Bạn cho rằng mình là người hoàn hảo cho công việc đó, bạn có đủ yếu tố họ tìm kiếm, thậm chí nhiều hơn thế nữa và sẽ không có ứng viên phù hợp hơn bạn. Tuy nhiên, thay vì đắm chìm trong cảm thấy chán chường đó, hãy coi đây là một cơ hội học hỏi để trưởng thành.
Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi bị nhà tuyển dụng từ chối:
Nghĩ rằng đó là việc tốt
Người ra quyết định biết rằng họ tìm kiếm nhiều hơn những gì bạn đang có và họ đủ hiểu về công việc và tổ chức để có thể chọn đúng người. Do đó, hãy cố gắng chấp nhận sự thật rằng bạn không phải là người phù hợp. Như vậy cũng là điều tốt bởi chẳng phải bạn sẽ thất vọng hơn khi bắt đầu một công việc để rồi nhanh chóng nhận ra nó không phù hợp với mình? Người ra quyết định đã cố gắng đảm bảo điều đúng đắn cho các bên liên quan và họ giúp bạn tránh khỏi khó khăn trong tương lai. Hãy nghĩ theo hướng này và tiếp tục tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng, tính cách của bạn.
Không nên đặt kỳ vọng quá cao cho cuộc phỏng vấn tiếp theo
Một cuộc phỏng vấn không đồng nghĩa với một lời đề nghị công việc. Nó là lời mời để 2 bên đánh giá về nhau. Thậm chí nếu bạn chắc rằng mình sẽ chiến thắng trong cuộc phỏng vấn, đừng đặt mọi hi vọng vào một chỗ. Hãy tiếp tục quá trình tìm việc. Tự nói với bản thân rằng đó là cơ hội duy nhất sẽ khiến bạn sau này phải đau đầu vì thất vọng, chán chường. Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, việc còn lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy, hãy lạc quan và đừng đắm chìm trong đó.
Coi mỗi lần thất bại là một lần luyện tập
Khi được thực hành nhiều, mọi khó khăn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Qua từng cuộc phỏng vấn, bạn sẽ tự tin hơn, cả về phong thái lẫn kiến thức. Hãy coi thất bại này là một cơ hội để luyện tập kỹ năng viết CV, phỏng vấn của mình và nhớ rằng luyện tập tạo nên sự hoàn hảo.
Hỏi xin lời khuyên từ chính người phỏng vấn
Nếu có cơ hội, hãy hỏi xin ý kiến đóng góp từ chính người đã phỏng vấn bạn. Một số câu hỏi hữu ích bao gồm:
- Quyết định lựa chọn ứng viên dựa trên những yếu tố nào?
- Có điều gì chi tiết khiến anh/ chị cảm thấy tôi không phù hợp với vai trò này?
- Anh/ chị muốn thấy điều gì khác biệt từ tôi trong cuộc phỏng vấn hay trong nền tảng kỹ năng của tôi?
- Anh/ chị có thể chia sẻ điều gì tạo nên sự khác biệt ở ứng viên thành công?
Không dày vò bản thân
Bạn có thể thấy thấy vọng khi phỏng vấn thất bại nhưng đừng tự dày vò bản thân. Dù gì đó đã là chuyện đã rồi. Hãy rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Hơn nữa, bạn không thể lúc nào cũng thành công, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện hay. Hãy làm điều bạn có thể để khiến mình tự tin hơn và đừng bi quan. Lần tiếp theo bước vào cuộc phỏng vấn, hãy duy trì mức độ tự tin về sự thể hiện của mình.
[/h]
Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi bị nhà tuyển dụng từ chối:
Nghĩ rằng đó là việc tốt
Người ra quyết định biết rằng họ tìm kiếm nhiều hơn những gì bạn đang có và họ đủ hiểu về công việc và tổ chức để có thể chọn đúng người. Do đó, hãy cố gắng chấp nhận sự thật rằng bạn không phải là người phù hợp. Như vậy cũng là điều tốt bởi chẳng phải bạn sẽ thất vọng hơn khi bắt đầu một công việc để rồi nhanh chóng nhận ra nó không phù hợp với mình? Người ra quyết định đã cố gắng đảm bảo điều đúng đắn cho các bên liên quan và họ giúp bạn tránh khỏi khó khăn trong tương lai. Hãy nghĩ theo hướng này và tiếp tục tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng, tính cách của bạn.
Không nên đặt kỳ vọng quá cao cho cuộc phỏng vấn tiếp theo
Một cuộc phỏng vấn không đồng nghĩa với một lời đề nghị công việc. Nó là lời mời để 2 bên đánh giá về nhau. Thậm chí nếu bạn chắc rằng mình sẽ chiến thắng trong cuộc phỏng vấn, đừng đặt mọi hi vọng vào một chỗ. Hãy tiếp tục quá trình tìm việc. Tự nói với bản thân rằng đó là cơ hội duy nhất sẽ khiến bạn sau này phải đau đầu vì thất vọng, chán chường. Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, việc còn lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy, hãy lạc quan và đừng đắm chìm trong đó.
Coi mỗi lần thất bại là một lần luyện tập
Khi được thực hành nhiều, mọi khó khăn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Qua từng cuộc phỏng vấn, bạn sẽ tự tin hơn, cả về phong thái lẫn kiến thức. Hãy coi thất bại này là một cơ hội để luyện tập kỹ năng viết CV, phỏng vấn của mình và nhớ rằng luyện tập tạo nên sự hoàn hảo.
Hỏi xin lời khuyên từ chính người phỏng vấn
Nếu có cơ hội, hãy hỏi xin ý kiến đóng góp từ chính người đã phỏng vấn bạn. Một số câu hỏi hữu ích bao gồm:
- Quyết định lựa chọn ứng viên dựa trên những yếu tố nào?
- Có điều gì chi tiết khiến anh/ chị cảm thấy tôi không phù hợp với vai trò này?
- Anh/ chị muốn thấy điều gì khác biệt từ tôi trong cuộc phỏng vấn hay trong nền tảng kỹ năng của tôi?
- Anh/ chị có thể chia sẻ điều gì tạo nên sự khác biệt ở ứng viên thành công?
Không dày vò bản thân
Bạn có thể thấy thấy vọng khi phỏng vấn thất bại nhưng đừng tự dày vò bản thân. Dù gì đó đã là chuyện đã rồi. Hãy rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Hơn nữa, bạn không thể lúc nào cũng thành công, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện hay. Hãy làm điều bạn có thể để khiến mình tự tin hơn và đừng bi quan. Lần tiếp theo bước vào cuộc phỏng vấn, hãy duy trì mức độ tự tin về sự thể hiện của mình.
Vũ Vũ
Theo Usnews
Theo Usnews