Đòi hỏi Kinh nghiệm khi mới ra trường có phải là bài toán “con gà – quả trứng”?

  • Bắt đầu Bắt đầu tuankaka
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
:-wCó lẽ ko ít ai trong số chúng ta từng đau đầu vì bài toàn kinh nghiệm khi mới ra trường, có thể ví von hình ảnh như thế này: “việc nhà tuyển dụng muốn sinh viên mới ra trường mà đã có nhiều kinh nghiệm cũng chẳng khác nào bạn muốn lấy 1 cô vợ vẫn còn “nguyên vẹn” mà lại có kinh nghiệm trong chuyện chăn gối”. liệu đây có phải là 1 vòng luẩn quẩn đang làm nản chí các bạn trẻ trên con đường chinh phục 1 công việc ngon.
Theo kinh nghiệm của mình, mình xin chia sẻ 4 ý cho vấn đề này như sau:
1 – Đừng biến ko thành có mà hãy biến ít thành nhiều: khi hỏi về kinh nghiệm, bạn tuyệt đối ko nên nói dối, nhưng cũng đừng nên nói thật quá. Bạn hãy hình dung, 1 nửa của cái bánh mỳ thì vẫn là cái bánh mỳ nhưng 1 nửa của sự thật thì ko còn là sự thật nữa. do vậy, hãy biết làm giàu các CV bạn từng trải qua, thay vì nói 3 đầu cv thì có thể thêm lên 4-5 đầu mục khác nữa, tất nhiên với điều kiện là bạn biết tính chất của các CV đó. Giả sử trong 1 vị trí cũ bạn chỉ phụ trách 1 dịch vụ thì có thể kể lên 2-3 dịch vụ nhưng nói sâu về 1 dv nổi bật nhất. chúng ta cũng đừng khiêm tốn hay ngại ngần đoạn này mà hãy “bớt ngại đi mà tồn tại”.
2 – Đừng dối trá & cũng đừng quá tham lam: như đã nói, tuyệt đối ko nên dối trá về kinh nghiệm nhưng cũng đừng kể những kinh nghiệm vớ vẩn ko có ji đặc biệt như gia sư, bồi bàn…hoặc những cv mang tính chất quá chung chung, khó hình dung & ko tạo nên sự khác biệt. đừng để kinh nghiệm thành món lẩu tổng hợp, chỉ chọn ra những cv đã tạo nên sự can trường, sự khác biệt & nổi bật hoặc phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thôi. Đôi khi họ sẽ hỏi 1 tình huống cụ thể trong cv cũ thì bạn cũng nên chuẩn bị để có 1 tình huống cho thấy bạn xứng đáng để dc họ đặt niềm tin
3 – Đòn giả đả đòn thật: có khi sự hỏi về kinh nghiệm này nọ chỉ là đòn giả đả đòn thật xem sự phản ứng và xử lý của bạn thế nào. Thực tế là gần như ko có nhà tuyển dụng nào gọi điện kiểm tra hoặc xác nhận cho các thông tin bạn khai báo, nhưng họ hoàn toàn nhìn vào phản ứng của bạn để biết dc điều đó có đáng tin cậy. giả sử mình đã từng làm M&A analyst. Nhà tuyển dụng chỉ hỏi vài câu liên quan M&A là biết mình có từng làm vị trí đó ko. Do vậy đây là cách mà họ muốn đặt niềm tin chứ ko hẳn là mục tiêu của họ phải đã từng làm việc ji đó, mục đích cuối cùng là phẩm chất & sự từng trải để bồi đắp nên 1 nhân viên có năng lực.
4 – Dám dấn thân: mới ra trường, chi phí cơ hội còn thấp nên bạn hãy dám dấn thân đánh đổi 1 chút, đôi khi như ng ta nói, nếu bạn ko tìm dc phương án tốt nhất thì hãy chọn phương án ít xấu nhất, ko ít bạn bè của m có thể về hải phòng, thái nguyên….làm 1-2 năm để có kinh nghiệm mà thu nhập cũng rất cao, đừng bó hẹp phạm vi tác nghiệp của mình….
Sau cùng là mình chia sẻ 1 bài viết cũng khá bổ ích cho các bạn năm 1-2 để cùng có kế hoạch chuẩn bị từ sớm nhé: http://my.opera.com/buigiatuan/blog...ai-hoc-nhu-1-he-sinh-thai-chung-ta-dang-o-dau
 
Cảm ơn bạn đã chia sẻ . Nhưng theo mình có thêm,tùy hoàn cảnh trường hợp, công việc mà "chém". Nếu việc đòi hỏi kinh nghiệm, giao tiếp, thì nên chém nhiệt tình, và nói quá một tí, trên cơ sở có việc thật. " nữa cái bánh mì".
Nếu công việc đòi hỏi sự thật thà, thì tốt nhất nên khai thật, chứ nói láo nguy cơ lộ tẩy rất cao" sai một ly đi một dặm". Không có công việc nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm cả,mà quan trọng là nhà tuyển dụng nhận ra, bạn sẽ là người phù hợp, đem lại lợi ích cho họ.
 
Back
Bên trên