Định khoản trả gốc và lãi sau khi chuyển nhóm nợ

Mình có ý kiến như sau:

1) Chuyển nhóm nợ khi KH quá hạn nộp lãi.

- Về chuyển nhóm nợ, chuyển lãi, chuyển ngoại bảng, ta làm như bạn Lalala Ly đã chỉ ở trên.

- Khi KH đến trả lãi, ta lại chuyển số tiền từ nhóm nợ cần chú ý (2,3,4) về nhóm 1. Vì họ chỉ quá hạn nộp lãi thôi mà, vẫn còn hạn số tiền gốc đó thôi. Vẫn được tính Dự thu.

2) Chuyển nhó nợ khi KH quá hạn gốc.

- Về chuyển nhóm nợ, chuyển lãi, chuyển ngoại bảng, ta làm như bạn Lalala Ly đã chỉ ở trên.

- Khi thu lãi ta vẫn ghi ghi NỢ TM, TG (...) - Có 702. Không được tính Dự thu.

Ta nên dùng TK chi tiết cho loại này, để sau này xem lại cho dễ hiểu.

Ngoài ra, tớ còn có ý kiến như sau:

Cách làm bạn Lalala Ly hướng dẫn là chuẩn rồi, không có gì để bàn cãi.

Nhưng tớ thấy khi ta làm theo trình tự hướng dẫn này thì ta sẽ có Doanh số phát sinh ảo, tức là: 702 và 809 đều vẫn tăng; sau này có thu được tiền lãi thì 702 lại tăng 1 lần hoặc n lần nữa trong khi đó 809 chẳng được giảm đi tý tẹo nào.

Do đó Tớ nghĩ khi chuyển lãi nên làm bút toán đỏ. Khi đó thì 702 ko tăng, chi phí (809) cũng ko tăng.

VD:

Nợ 3941: (Số tiền x)
Có 702: (Số tiền x)

Đồng thời nhập 941.

Khi nào thu được lãi thì ta ghi: Nợ TM, TG - Có 702 và xuất 941.

Thế là được, Doanh số và Chi phí tăng làm gì cho nó rối, khi phân tích, thuyết trình Đại hội thêm mất công ra.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,481
Thành viên mới nhất
Linkin Park Mer
Back
Bên trên