1. Thị trường thế giới
Kinh tế thế giới đã tăng trưởng rõ nét hơn song vẫn còn rất nhiều nguy cơ khó lường khiến cho đà tăng trưởng chưa thật bền vững. Trong khi kinh tế Mỹ đã chuyển từ đà phục hồi “khiêm tốn” sang phục hồi “vừa phải” thì kinh tế EU vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của kinh tế thế giới còn nhiều rủi ro: (1) Eurozone vẫn đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và rủi ro, (2) giá dầu dự báo tiếp tục có xu hướng tăng: IMF dự báo giá dầu tăng 10.3% trong năm 2012 sau đó sẽ giảm 4.1% trong năm 2013.
Sau đây là diễn biến nổi bật của 2 nền kinh tế chủ chốt:
- Kinh tế Mỹ
Bước sang tháng 4, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì tốt và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm, các yếu tố tăng trưởng có phần cải thiện hơn [SUP]i[/SUP] Dự báo trong những tháng tới, đà phục hồi vừa phải vẫn được duy trì do những yếu tố thuận lợi, cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu đã có sự cải thiện hơn so với những tháng trước đó.
Theo Báo cáo của IMF ngày 17/4, dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012 và 2,4% trong năm 2013. Chính phủ Mỹ sẽ giảm dần sự hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) Mỹ đầu tư ra bên ngoài để hướng họ đầu tư vào trong nước nhằm giải quyết việc làm. Bởi trong suốt thời gian qua, rất nhiều nhà sản xuất Mỹ chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài nhằm tận dụng nguồn lao động, tài nguyên và vượt các rào cản thương mại. Biện pháp chủ yếu mà chính phủ Mỹ sử dụng là điều chỉnh chính sách thuế và chính sách hỗ trợ để hạn chế các DN thuê ngoài và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước. Khi điều này xảy ra, đầu tư của Mỹ ra nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng và cũng sẽ tác động đến đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.
- Kinh tế khu vực Châu Âu
Bức tranh kinh tế của EU trong tháng 4 gồm nhiều gam màu xám, biểu hiện ở hoạt động sản xuất sụt giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao do giá năng lượng tăng đột biến, tỷ lệ thất nghiệp cao ở mức kỷ lục [SUP]ii[/SUP], trong khi khủng hoảng nợ công đã có dấu hiệu quay trở lại sau một thời gian tạm lắng. Những dấu hiệu này đặc biệt rơi vào các mắt xích quan trọng của EU là Tây Ban Nha và Italia.
Trước tình hình đó, IMF dự báo kinh tế Eurozone vẫn rơi vào suy thoái trong năm 2012, với mức sụt giảm 0,3% (do Tây Ban Nha trượt dốc mạnh) và sẽ quay lại vùng dương với tốc độ tăng 0,9% năm 2013. Còn Eurostat dự báo GDP tại 17 nước sử dụng đồng euro sẽ giảm 0,8% trong năm 2012 và tiếp tục giảm thêm 0,5% vào năm 2013.
- Thị trường vàng
[TABLE="width: 1%, align: left"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]Trong tháng 4 thị trường vàng thế giới khá ổn định, góp phần bình ổn thị trường vàng trong nước. Giá vàng thế giới mở cửa đầu tháng 4 là 1669 USD/Ounce, giá cao nhất được ghi nhận vào ngày 12/4 là 1683 USD/Ounce, giá thấp nhất là 1612 USD/Ounce (ngày 04/4), giá đóng cửa trong tháng là 1664 USD/Ouce. Mức thay đổi trong tháng 71 USD/Ounce (tương đương với 4,2%). Trong khi đó giá vàng trong nước ngày 04/04 niêm yết quanh mức 43,40 – 43,62 triệu đồng/ lượng mua vào – bán ra, ngày 12/04 giá niêm yết phổ biến quanh mức 43,14 – 43,36 mua vào – bán ra.
2. Thị trường Việt Nam
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
[TABLE="width: 1%, align: right"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]Chỉ số đô la Mỹ tháng 04/2012 giảm 0,07% so với tháng trước, giảm 1,06% so với tháng 12/2011.
Chỉ số giá vàng giảm 0,44% so với tháng trước, giảm 0,91% so với tháng 12/2011.
CPI tăng nhẹ ở mức 0,05% so với tháng trước, tăng 10,54% so với cùng kỳ năm 2011, tăng 2,60% so với tháng 12/2011, bình quân 4 tháng năm nay tăng 14,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2011. Đây cũng là mức tăng theo tháng thấp nhất của CPI kể từ tháng 3/2009 tới nay.
CPI tăng trưởng với tốc độ thấp cho thấy việc giá xăng dầu tăng liên tục 2 lần trong 2 tháng qua đã không tác động nhiều đến giá cả hàng hóa trên thị trường như những lần tăng giá trước đây. Với tình hình này, có thể chắc chắn rằng CPI cả năm 2012 sẽ chỉ tăng ở mức 1 con số như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại lo ngại Việt Nam có thể rơi vào tình trạng “thiểu phát” (tăng trưởng chậm chạp) trong năm nay.
- Xuất nhập khẩu
Tổng cục Thống kê ước tính trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 8,6 tỷ USD, giảm so với mức thực hiện 9,479 tỷ USD của tháng 3/2012. Kim ngạch nhập khẩu đạt 9 tỷ USD, giảm 55 triệu USD so với thực hiện tháng 3. Trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đạt 730 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện (850 triệu USD). Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,406 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 33,582 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Thị trường tiền tệ, ngoại hối
*Mức cung tiền: Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và theo tính toán: Trong tháng 4 NHNN đã bơm ra thị trường mở OMO ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12-13%) và hút về 10.962 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này NHNN phát hành tín phiếu hút về là 51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% - 12,5%).
Đặc biệt trong thời gian cuối tháng 4 lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày, việc lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm thì đương nhiên lãi suất tín phiếu cũng phải giảm theo. Như vậy, tổng lượng vốn NHNN hút về ở nghiệp vụ repo và tín phiếu là 53.338 tỷ đồng.
[TABLE="width: 1%, align: left"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]*Tỷ giá thị trường ngoại hối
Tỷ giá ở thị trường chính thức và phi chính thức: Qua nghiên cứu diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường và qua biểu đồ của Reuters cho thấy diễn biến thị trường tháng 4 duy trì ở mức giá ổn định. Thị trường chính thức giao dịch phổ biến 20840-20890, thị trường tự do giao dịch phổ biến quanh mức 20830- 20880.
Tỷ giá duy trì ổn định và ở mức thấp là điều kiện tốt để NHNN tiếp tục mua vào lượng ngoại tệ lớn của các NHTM, góp phần cải thiện tăng dự trữ ngoại tệ, Theo báo cáo của Chính phủ, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam (nếu tính với đơn vị tuần nhập khẩu trung bình, đã vượt 19 tỷ USD) vẫn thấp hơn so với yêu cầu cần đạt được là 10 tuần nhập khẩu, theo khuyến nghị của WB.
* Tăng trưởng tín dụng
NHNN chính thức công bố về thông tin hoạt động ngân hàng Quý I/2012. Theo đó, tín dụng đối với nền kinh tế Quý I ước giảm 1,96% so với cuối năm 2011. Trước đó, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết tính đến 20/3, tăng trưởng tín dụng cả nước ước âm 2,13%.
* Lãi suất:
Về lãi suất huy động: NHNN đã ban hành thông tư 08/2012/TT-NHNN ngày 10/4 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định trần lãi suất tiền gửi VND là 12%/năm, mục tiêu là để giảm được lãi suất cho vay, giảm gánh nặng cho DN, góp phần làm giảm lạm phát do chi phí đẩy. Mục tiêu mỗi quý giảm lãi suất 1% để đưa mức lãi suất huy động về 10% vào quý 4/2012 đã được thực hiện như đúng cam kết của NHNN trong thời gian gần đây, là tiền đề để có thể tháo gỡ khó khăn cho DN, đảm bảo tăng trưởng GDP hợp lý từ 5,5-6%.
Về cho vay ngoại tệ: Đây là tháng mà thông tư 03/2012/TT-NHNN, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/5/2012 về việc hạn chế đối tượng vay ngoại tệ.
3. Nhận định diễn biến thị trường trong thời gian tới
- Tình hình thế giới
[TABLE="width: 1%, align: right"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]- Nhận định diễn biến cặp tiền EUR/USD
Diễn biến chính cặp EURUSD trong tháng 4 được ghi nhận giảm đầu tháng, đi ngang giữa tháng và tăng cuối tháng. Xu hướng chính trong tháng là giảm. Giá mở cửa đầu tháng là 1.3358, giá cao nhất trong tháng được ghi nhận là 1.3380 (vào ngày 02/4), giá thấp nhất 1.2994 (vào ngày 16/4), giá đóng cửa 1.3238, mức thay đổi trong tháng 386 điểm. Nhận định xu hướng trong thời gian tới, về mặt kỹ thuật các chỉ báo xu hướng RSI và Stochastic ở biểu đồ ngắn hạn cho xu hướng giảm, biểu đồ dài hạn xu hướng tăng. Biên độ dự kiến trong tháng (1.3000-1.3210). Nếu phá vỡ ngưỡng 1.3000 tỷ giá tiếp tục về vùng hỗ trợ 1.2780. Ngược lại, nếu giá vượt qua ngưỡng 1.3210 sẽ tăng mạnh về vùng 1.3380.
- Nhận định giá vàng
Thị trường vàng trong nước sẽ chịu tác động mạnh bởi Nghị định 24/2012/NĐ-CP ban hành ngày 3/4 và có hiệu lực thi hành ngày 25/5 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định 24 nêu rõ Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Các hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và DN được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. DN được xem xét cấp giấy phép khi đáp ứng đủ 5 điều kiện:
(1) Thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
(2) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên;
(3) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên;
(4) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất;
(5) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Tổ chức tín dụng được NHNN xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện gồm: Vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Xu hướng thị trường vàng quốc tế các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu giảm về ngưỡng hỗ trợ 1600. Nếu ngưỡng hỗ trợ này bị phá vỡ sẽ về vùng 1.510 USD/Ounce ngưỡng hỗ trợ Kijun-sen của Ichimoku.
- Tình hình trong nước
Theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ và những chính sách đã ban hành trong Quý I, có nhận định về cặp tỷ giá USD/VND trong thời gian tới như sau:
- Tác động của yếu tố tâm lý: Tâm lý thị trường dự báo sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định cần thiết, niềm tin vào giá trị đồng nội tệ vững vàng do. (1) lạc quan đối với những thay đổi trong chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN. (2) Nỗi lo lạm phát dịu xuống (lạm phát tháng 3 chỉ tăng 0,16%, tháng 4 tăng 0.05% so với tháng trước). (3) Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực kể từ cuối năm 2011 và kỳ vọng sẽ kéo dài.
- Tổng hợp phân tích yếu tố vĩ mô cho thấy trong ngắn hạn thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì sự ổn định trong quý II và sức tăng có lẽ không nhiều, tỷ giá USD/VND cơ bản dao động trong biên độ 20850-21000 (mức hỗ trợ mạnh ngưỡng mua vào của NHNN và ngưỡng cản tâm lý 21000). Tuy nhiên, thị trường sẽ xuất hiện một vài bước sóng điều chỉnh tăng trên 21000 trong quý III và kéo dài đến hết năm. Khi thông tư 03 và 07 đã đi vào hiệu lực, thị trường sẽ cảm nhận độ chín của 2 thông tư này.
Tài liệu tham khảo:
1. Theo AP, Reuters
2. Tổng hợp thông tin từ các báo chí, trang thông tin điện từ của Chính phủ, NHNN…
[SUP]i[/SUP] Khu vực sản xuất công nghiệp trong tháng 3 vẫn giữ nguyên như tháng 2, trong khi tháng 2 tăng 0,8% so với tháng trước. Theo Ủy ban thị trưởng mở liên bang, chi tiêu đầu tư cố định của hộ gia đình và DN tiếp tục tăng. Tổng cầu vẫn duy trì xu hướng tăng khi doanh số bán lẻ đã tăng 0,8% trong tháng 3 so với tháng trước đó bất chấp giá nhiên liệu tăng. Điều này chứng tỏ thị trường việc làm đang được cải thiện giúp tăng thu nhập của người dân, đồng thời niềm tin của người dân đủ để họ chi tiêu dưới áp lực tăng giá nhiên liệu.
[SUP]ii [/SUP]Theo Eurostat vừa công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp tại 17 nước sử dụng đồng tiền chung Euro. Theo đó tỷ lệ thất nghiệp trung bình của khối tăng cao kỷ lục, tương đương 10,8% dân số trong tuổi lao động (tức khoảng 17 triệu người). Thậm chí Eurotat còn khẳng định tình hình thị trường lao động sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm cho dù các nhà lãnh đạo của khối nỗ lực giải quyết. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia thành viên của khối EU không đồng đều.
Kinh tế thế giới đã tăng trưởng rõ nét hơn song vẫn còn rất nhiều nguy cơ khó lường khiến cho đà tăng trưởng chưa thật bền vững. Trong khi kinh tế Mỹ đã chuyển từ đà phục hồi “khiêm tốn” sang phục hồi “vừa phải” thì kinh tế EU vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của kinh tế thế giới còn nhiều rủi ro: (1) Eurozone vẫn đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và rủi ro, (2) giá dầu dự báo tiếp tục có xu hướng tăng: IMF dự báo giá dầu tăng 10.3% trong năm 2012 sau đó sẽ giảm 4.1% trong năm 2013.
Sau đây là diễn biến nổi bật của 2 nền kinh tế chủ chốt:
- Kinh tế Mỹ
Bước sang tháng 4, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì tốt và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm, các yếu tố tăng trưởng có phần cải thiện hơn [SUP]i[/SUP] Dự báo trong những tháng tới, đà phục hồi vừa phải vẫn được duy trì do những yếu tố thuận lợi, cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu đã có sự cải thiện hơn so với những tháng trước đó.
Theo Báo cáo của IMF ngày 17/4, dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012 và 2,4% trong năm 2013. Chính phủ Mỹ sẽ giảm dần sự hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) Mỹ đầu tư ra bên ngoài để hướng họ đầu tư vào trong nước nhằm giải quyết việc làm. Bởi trong suốt thời gian qua, rất nhiều nhà sản xuất Mỹ chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài nhằm tận dụng nguồn lao động, tài nguyên và vượt các rào cản thương mại. Biện pháp chủ yếu mà chính phủ Mỹ sử dụng là điều chỉnh chính sách thuế và chính sách hỗ trợ để hạn chế các DN thuê ngoài và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước. Khi điều này xảy ra, đầu tư của Mỹ ra nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng và cũng sẽ tác động đến đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.
- Kinh tế khu vực Châu Âu
Bức tranh kinh tế của EU trong tháng 4 gồm nhiều gam màu xám, biểu hiện ở hoạt động sản xuất sụt giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao do giá năng lượng tăng đột biến, tỷ lệ thất nghiệp cao ở mức kỷ lục [SUP]ii[/SUP], trong khi khủng hoảng nợ công đã có dấu hiệu quay trở lại sau một thời gian tạm lắng. Những dấu hiệu này đặc biệt rơi vào các mắt xích quan trọng của EU là Tây Ban Nha và Italia.
Trước tình hình đó, IMF dự báo kinh tế Eurozone vẫn rơi vào suy thoái trong năm 2012, với mức sụt giảm 0,3% (do Tây Ban Nha trượt dốc mạnh) và sẽ quay lại vùng dương với tốc độ tăng 0,9% năm 2013. Còn Eurostat dự báo GDP tại 17 nước sử dụng đồng euro sẽ giảm 0,8% trong năm 2012 và tiếp tục giảm thêm 0,5% vào năm 2013.
- Thị trường vàng
[TABLE="width: 1%, align: left"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]Trong tháng 4 thị trường vàng thế giới khá ổn định, góp phần bình ổn thị trường vàng trong nước. Giá vàng thế giới mở cửa đầu tháng 4 là 1669 USD/Ounce, giá cao nhất được ghi nhận vào ngày 12/4 là 1683 USD/Ounce, giá thấp nhất là 1612 USD/Ounce (ngày 04/4), giá đóng cửa trong tháng là 1664 USD/Ouce. Mức thay đổi trong tháng 71 USD/Ounce (tương đương với 4,2%). Trong khi đó giá vàng trong nước ngày 04/04 niêm yết quanh mức 43,40 – 43,62 triệu đồng/ lượng mua vào – bán ra, ngày 12/04 giá niêm yết phổ biến quanh mức 43,14 – 43,36 mua vào – bán ra.
2. Thị trường Việt Nam
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
[TABLE="width: 1%, align: right"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]Chỉ số đô la Mỹ tháng 04/2012 giảm 0,07% so với tháng trước, giảm 1,06% so với tháng 12/2011.
Chỉ số giá vàng giảm 0,44% so với tháng trước, giảm 0,91% so với tháng 12/2011.
CPI tăng nhẹ ở mức 0,05% so với tháng trước, tăng 10,54% so với cùng kỳ năm 2011, tăng 2,60% so với tháng 12/2011, bình quân 4 tháng năm nay tăng 14,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2011. Đây cũng là mức tăng theo tháng thấp nhất của CPI kể từ tháng 3/2009 tới nay.
CPI tăng trưởng với tốc độ thấp cho thấy việc giá xăng dầu tăng liên tục 2 lần trong 2 tháng qua đã không tác động nhiều đến giá cả hàng hóa trên thị trường như những lần tăng giá trước đây. Với tình hình này, có thể chắc chắn rằng CPI cả năm 2012 sẽ chỉ tăng ở mức 1 con số như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại lo ngại Việt Nam có thể rơi vào tình trạng “thiểu phát” (tăng trưởng chậm chạp) trong năm nay.
- Xuất nhập khẩu
Tổng cục Thống kê ước tính trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 8,6 tỷ USD, giảm so với mức thực hiện 9,479 tỷ USD của tháng 3/2012. Kim ngạch nhập khẩu đạt 9 tỷ USD, giảm 55 triệu USD so với thực hiện tháng 3. Trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đạt 730 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện (850 triệu USD). Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,406 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 33,582 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Thị trường tiền tệ, ngoại hối
*Mức cung tiền: Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và theo tính toán: Trong tháng 4 NHNN đã bơm ra thị trường mở OMO ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12-13%) và hút về 10.962 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này NHNN phát hành tín phiếu hút về là 51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% - 12,5%).
Đặc biệt trong thời gian cuối tháng 4 lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày, việc lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm thì đương nhiên lãi suất tín phiếu cũng phải giảm theo. Như vậy, tổng lượng vốn NHNN hút về ở nghiệp vụ repo và tín phiếu là 53.338 tỷ đồng.
[TABLE="width: 1%, align: left"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]*Tỷ giá thị trường ngoại hối
Tỷ giá ở thị trường chính thức và phi chính thức: Qua nghiên cứu diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường và qua biểu đồ của Reuters cho thấy diễn biến thị trường tháng 4 duy trì ở mức giá ổn định. Thị trường chính thức giao dịch phổ biến 20840-20890, thị trường tự do giao dịch phổ biến quanh mức 20830- 20880.
Tỷ giá duy trì ổn định và ở mức thấp là điều kiện tốt để NHNN tiếp tục mua vào lượng ngoại tệ lớn của các NHTM, góp phần cải thiện tăng dự trữ ngoại tệ, Theo báo cáo của Chính phủ, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam (nếu tính với đơn vị tuần nhập khẩu trung bình, đã vượt 19 tỷ USD) vẫn thấp hơn so với yêu cầu cần đạt được là 10 tuần nhập khẩu, theo khuyến nghị của WB.
* Tăng trưởng tín dụng
NHNN chính thức công bố về thông tin hoạt động ngân hàng Quý I/2012. Theo đó, tín dụng đối với nền kinh tế Quý I ước giảm 1,96% so với cuối năm 2011. Trước đó, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết tính đến 20/3, tăng trưởng tín dụng cả nước ước âm 2,13%.
* Lãi suất:
Về lãi suất huy động: NHNN đã ban hành thông tư 08/2012/TT-NHNN ngày 10/4 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định trần lãi suất tiền gửi VND là 12%/năm, mục tiêu là để giảm được lãi suất cho vay, giảm gánh nặng cho DN, góp phần làm giảm lạm phát do chi phí đẩy. Mục tiêu mỗi quý giảm lãi suất 1% để đưa mức lãi suất huy động về 10% vào quý 4/2012 đã được thực hiện như đúng cam kết của NHNN trong thời gian gần đây, là tiền đề để có thể tháo gỡ khó khăn cho DN, đảm bảo tăng trưởng GDP hợp lý từ 5,5-6%.
Về cho vay ngoại tệ: Đây là tháng mà thông tư 03/2012/TT-NHNN, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/5/2012 về việc hạn chế đối tượng vay ngoại tệ.
3. Nhận định diễn biến thị trường trong thời gian tới
- Tình hình thế giới
[TABLE="width: 1%, align: right"][TR][TD="align: center"][/TD][/TR][/TABLE]- Nhận định diễn biến cặp tiền EUR/USD
Diễn biến chính cặp EURUSD trong tháng 4 được ghi nhận giảm đầu tháng, đi ngang giữa tháng và tăng cuối tháng. Xu hướng chính trong tháng là giảm. Giá mở cửa đầu tháng là 1.3358, giá cao nhất trong tháng được ghi nhận là 1.3380 (vào ngày 02/4), giá thấp nhất 1.2994 (vào ngày 16/4), giá đóng cửa 1.3238, mức thay đổi trong tháng 386 điểm. Nhận định xu hướng trong thời gian tới, về mặt kỹ thuật các chỉ báo xu hướng RSI và Stochastic ở biểu đồ ngắn hạn cho xu hướng giảm, biểu đồ dài hạn xu hướng tăng. Biên độ dự kiến trong tháng (1.3000-1.3210). Nếu phá vỡ ngưỡng 1.3000 tỷ giá tiếp tục về vùng hỗ trợ 1.2780. Ngược lại, nếu giá vượt qua ngưỡng 1.3210 sẽ tăng mạnh về vùng 1.3380.
- Nhận định giá vàng
Thị trường vàng trong nước sẽ chịu tác động mạnh bởi Nghị định 24/2012/NĐ-CP ban hành ngày 3/4 và có hiệu lực thi hành ngày 25/5 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định 24 nêu rõ Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Các hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và DN được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. DN được xem xét cấp giấy phép khi đáp ứng đủ 5 điều kiện:
(1) Thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
(2) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên;
(3) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên;
(4) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất;
(5) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Tổ chức tín dụng được NHNN xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện gồm: Vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Xu hướng thị trường vàng quốc tế các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu giảm về ngưỡng hỗ trợ 1600. Nếu ngưỡng hỗ trợ này bị phá vỡ sẽ về vùng 1.510 USD/Ounce ngưỡng hỗ trợ Kijun-sen của Ichimoku.
- Tình hình trong nước
Theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ và những chính sách đã ban hành trong Quý I, có nhận định về cặp tỷ giá USD/VND trong thời gian tới như sau:
- Tác động của yếu tố tâm lý: Tâm lý thị trường dự báo sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định cần thiết, niềm tin vào giá trị đồng nội tệ vững vàng do. (1) lạc quan đối với những thay đổi trong chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN. (2) Nỗi lo lạm phát dịu xuống (lạm phát tháng 3 chỉ tăng 0,16%, tháng 4 tăng 0.05% so với tháng trước). (3) Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực kể từ cuối năm 2011 và kỳ vọng sẽ kéo dài.
- Tổng hợp phân tích yếu tố vĩ mô cho thấy trong ngắn hạn thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì sự ổn định trong quý II và sức tăng có lẽ không nhiều, tỷ giá USD/VND cơ bản dao động trong biên độ 20850-21000 (mức hỗ trợ mạnh ngưỡng mua vào của NHNN và ngưỡng cản tâm lý 21000). Tuy nhiên, thị trường sẽ xuất hiện một vài bước sóng điều chỉnh tăng trên 21000 trong quý III và kéo dài đến hết năm. Khi thông tư 03 và 07 đã đi vào hiệu lực, thị trường sẽ cảm nhận độ chín của 2 thông tư này.
Tài liệu tham khảo:
1. Theo AP, Reuters
2. Tổng hợp thông tin từ các báo chí, trang thông tin điện từ của Chính phủ, NHNN…
[SUP]i[/SUP] Khu vực sản xuất công nghiệp trong tháng 3 vẫn giữ nguyên như tháng 2, trong khi tháng 2 tăng 0,8% so với tháng trước. Theo Ủy ban thị trưởng mở liên bang, chi tiêu đầu tư cố định của hộ gia đình và DN tiếp tục tăng. Tổng cầu vẫn duy trì xu hướng tăng khi doanh số bán lẻ đã tăng 0,8% trong tháng 3 so với tháng trước đó bất chấp giá nhiên liệu tăng. Điều này chứng tỏ thị trường việc làm đang được cải thiện giúp tăng thu nhập của người dân, đồng thời niềm tin của người dân đủ để họ chi tiêu dưới áp lực tăng giá nhiên liệu.
[SUP]ii [/SUP]Theo Eurostat vừa công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp tại 17 nước sử dụng đồng tiền chung Euro. Theo đó tỷ lệ thất nghiệp trung bình của khối tăng cao kỷ lục, tương đương 10,8% dân số trong tuổi lao động (tức khoảng 17 triệu người). Thậm chí Eurotat còn khẳng định tình hình thị trường lao động sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm cho dù các nhà lãnh đạo của khối nỗ lực giải quyết. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia thành viên của khối EU không đồng đều.
Phòng Kinh doanh ngoại tệ
VietinBank
VietinBank