Câu hỏi của bạn này rất hay mà không hiểu sao các bạn lại chê bai bạn ý là chưa tìm hiểu kỹ về quy trình L/C này nọ!
UCP600 quy định, L/C bao giờ cũng phải ghi rõ "Expired at..." (trường 31D) và "Available with... by..." (trường 41D trong điện Swift MT700), tức là L/C này có giá trị TẠI ĐÂU, VỚI AI và dưới HÌNH THỨC THANH TOÁN NÀO.
* Trong dấu (...) thứ nhất có thể điền:
- Beneficiary's country (tức là nước của người XK): hiện giờ hầu hết các L/C đều quy định như thế này để tạo điều người xuất khẩu có thể nhận thanh toán/chiết khấu bộ chứng từ ngay tại nước mình.
- Issuing bank's country (nước của người NK): hình thức này kém phổ biến hơn, nhưng tùy từng thời điểm khi rủi ro trong giao dịch quốc tế gia tăng, các ngân hàng phát hành sẽ chọn cách này.
* Trong dấu (...) thứ hai có thể điền:
- Issuing bank: L/C có giá trị tại ngân hàng phát hành
- Confirming bank: L/C có giá trị tại ngân hàng xác nhận
- Any bank: L/C có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào
...
* Trong dấu (...) thứ ba có thể điền:
- by Payment:
- by Acceptance:
- by Deferred payment:
- by Negotiation:
...
Một ví dụ về L/C bằng điện Swift MT700 điển hình phổ biến sẽ bao gồm thông tin thế này:
:31D: Expiry Date/Place: 130401 in CHINA (hết hạn ngày 01/04/13 tại TQ)
:41D: Available with... by...: Anybank in China by negotiation (có giá trị chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào tại TQ)
Như vậy khi nhận được L/C này, người XK có thể tiến hành giao hàng, lập bộ chứng từ và mang đến chiết khấu tại ngân hàng phục vụ họ ở TQ. Ngân hàng này không bị bắt buộc phải chiết khấu bộ chứng từ, nhưng nếu họ đồng ý chiết khấu thì tức là việc thanh toán cho người XK đã được xảy ra rồi, và xảy ra tại nước XK. Sau đó ngân hàng chiết khấu sẽ xuất trình chứng từ đến ngân hàng phát hành có quyền nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành nếu như bộ chứng từ là phù hợp.
...
Trả lời cho câu hỏi của bạn, các L/C hiện nay đều tạo điều kiện cho bộ chứng từ được thanh toán ngay tại nước của người XK (theo ví dụ trên mình đưa ra). Lý do vì sao thì khá đơn giản, bằng cách đó giao dịch bằng L/C mới có thể phát huy được hết đặc tính "cấp tín dụng thương mại" của các ngân hàng và tạo điều kiện thanh toán thuận tiện nhất cho các bên XK và NK.
Những điều kiện này trong L/c tưởng như đởn giản và nó đơn giản thật nếu như giao dịch không phát sinh rủi ro gì. Nhưng trong trường hợp phát sinh rủi ro và tranh chấp, các bên phải đưa nhau ra trọng tài và tòa án thì việc không hiểu đúng, đủ các điều kiện này có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho các bên thiếu kinh nghiệm.
Bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn điều 6, 7, 8 và 12 của UCP600 và đọc thêm các commentary của ICC về các điều này để hiểu thêm về tính quan trọng của nó.