Đề thi vào ngân hàng Habubank 9/2011 !

vin123

Thành viên
h1.jpgh2.jpgView attachment 1235

Habubank Vị trí thẩm định 9/2011, tiếc là còn thiếu 2 trang nữa, các bạn tham khảo đỡ vậy !
 
Cái hình này bạn mình chụp bằng di động cùi nên hơi mờ,tham khảo kiểu ra đề thôi bạn, biết câu hỏi là đc rồi, đâu cần phải thấy số liệu cụ thể :)
 
hic! căng mắt ra mà ko tài nào dịch được :(( dù sao cũng cảm ơn bạn! bít dạng đề là jui rùi :D
 
Habubank thua lỗ: Tia chớp báo trước cơn dông ngành ngân hàng?


Việc Ngân hàng Habubank công bố lỗ có phải là chuyện riêng của ngân hàng này, hay chính là tia chớp báo hiệu cơn bão thua lỗ trong ngành ngân hàng sắp đến?

11594_TCNH-268.jpg

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu dự báo năm 2012
số ngân hàng báo lỗ sẽ còn tăng lên, số ngân hàng có lãi sẽ giảm xuống


Theo báo cáo kết quả kinh doanh riêng lẻ quý IV/2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) lỗ 41,7 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2010 ngân hàng này lãi 81,05 tỉ đồng. Đây là ngân hàng đầu tiên công bố lỗ trong quý IV/2011. Tính lũy kế cả năm 2011, Habubank vẫn lãi 349,8 tỉ đồng song mức lãi đã giảm 27,4% so với năm 2010.


Habubank thua lỗ vì sao?

Chuyện thua lỗ nếu đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế khó khăn như năm qua thì cũng không phải điều quá bi quan. Vấn đề đặt ra là có phải Habubank chỉ lỗ như công bố hay không, hay thực tế còn lỗ nhiều hơn.

Hãy xem xét tại sao Habubank lỗ. Có mấy nguyên nhân chính, trong đó lớn nhất là do hoạt động kinh doanh ngoại hối. Riêng trong quý IV/2011, khoản lỗ từ hoạt động này của Habubank lên tới 18,6 tỉ đồng, cả năm 2011 lỗ tới 104,8 tỉ đồng. Cùng kỳ năm 2010, kinh doanh ngoại hối chỉ làm Habubank lỗ 14,2 tỉ đồng. Tham gia vào thị trường ngoại hối trong tình hình có rất nhiều biến động như hiện nay thì thua lỗ là bình thường, song các ngân hàng vẫn làm để hỗ trợ khách hàng khi xuất nhập khẩu.

Nguyên nhân gây lỗ thứ hai là chi phí hoạt động tăng mạnh. Riêng trong quý IV/2011, chi phí này đã tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2010 (từ 111,6 tỉ đồng tăng lên 247,1 tỉ đồng). Tại sao mạng lưới hoạt động, số lượng nhân viên không tăng đáng kể mà chi phí hoạt động của Habubank lại tăng cao như vậy? Theo một chuyên gia ngân hàng, câu trả lời có thể nằm ở chi phí lãi huy động tiền gửi và tiết kiệm. Theo ông này, không loại trừ khả năng Habubank đã hạch toán lách chi phí huy động vốn sang chi phí hoạt động. Điều đó được kiểm chứng thông qua tỉ lệ lãi biên (tổng doanh thu từ lãi - tổng chi phí trả lãi/tổng tài sản có sinh lời bình quân) và tỉ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập từ hoạt động. Cả năm 2011, tỉ lệ lãi biên của ngân hàng này lên tới 4,9%, trong khi bình quân của ngành ngân hàng cả trong nước và quốc tế chỉ khoảng 2-3%.

Nguyên nhân lỗ thứ ba là do trích lập dự phòng. Quý IV/2011 Habubank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 132,18 tỉ đồng, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2010. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của Habubank, tính đến ngày 31.12.2011, tổng số tiền cho vay khách hàng là 17.830 tỉ đồng. Trong đó, có 312 tỉ đồng nợ dưới chuẩn, tăng hơn 2 lần so với cuối năm 2010. Nợ có khả năng mất vốn là 336 tỉ đồng, trong khi năm 2010 chỉ là 188 tỉ đồng.

Theo báo cáo về Habubank của Công ty Cổ phần Truyền thông Tài chính StoxPlus, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Habubank trượt 4 quý đến 30.9.2011 là 11,1% (năm 2010 là 14,04%). Đồng thời, tỉ suất hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) của Habubank trượt 4 quý đến 30.9.2011 là 1% (năm 2010 là 1,42%).

Liệu có cơn bão thua lỗ trong năm nay?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, nguyên sáng lập viên ngân hàng First Vietnamese American Bank tại Mỹ, thực tế có nhiều ngân hàng đã tìm cách đưa nợ xấu ra ngoài bảng hạch toán để làm đẹp sổ sách. Ông Hiếu nói trên báo Dân Trí: “Trong nhiều trường hợp, họ đã không hạch toán nợ xấu một cách đầy đủ, nhiều khoản nợ được điều chỉnh sang nửa đầu năm 2012. Nếu như trong năm 2012, họ không thể thu hồi được những khoản này thì sẽ được thể hiện lên trên sổ sách. Và lúc đó, ngân hàng sẽ phải hạch toán những khoản nợ có nguy cơ mất vốn này vào”. Ông cũng dự báo năm nay số ngân hàng báo lỗ sẽ còn tăng.

Suy rộng ra, vấn đề lớn nhất không chỉ của riêng Habubank mà cả ngành ngân hàng Việt Nam là lãi dự thu trong tổng thu nhập của ngân hàng rất lớn (theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, lãi dự thu là số lãi sẽ thu từ khách hàng nhưng chỉ áp dụng cho các khoản cho vay chưa nằm trong nợ có vấn đề). Riêng Habubank, số dư lãi dự thu chiếm tới 20% tổng thu nhập của năm 2011. Trong khi đó, trong điều kiện cạnh tranh huy động như hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều phải trả lãi trước thậm chí ứng trước cho khách hàng. Do đó, vấn đề thực sự không phải lợi nhuận kế toán là bao nhiêu, mà chủ yếu là lợi nhuận bằng tiền thực sự. “Đây cũng là thực tế làm cho vấn đề thanh khoản của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng thêm trầm trọng hơn”, một chuyên gia ngân hàng nhận định.

Đáng lưu ý, một số ngân hàng đã thua lỗ khi kinh doanh chứng khoán năm qua. Mảng kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Quân đội lỗ 530 tỉ đồng trong năm 2011. Ngân hàng Á Châu (ACB) lỗ 117,56 tỉ đồng trong mảng chứng khoán năm 2011. Ngân hàng Công Thương (Vietinbank) lỗ 14,7 tỉ đồng do kinh doanh ngoại hối và 71 tỉ đồng do chứng khoán.

Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng nhận định: “Lợi nhuận thực tế của các ngân hàng không thể cao như công bố được, do các tổ chức tín dụng đều phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Lãi công bố chỉ thể hiện ở chênh lệch thu chi chứ chưa hẳn thể hiện hết phần lợi nhuận thu về”.

Nợ xấu đang làm các ngân hàng đau đầu, nó là hệ quả của một thời kỳ tăng trưởng tín dụng quá nóng từ nhiều năm trước khi ngân hàng cho vay chứng khoán, địa ốc. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, với mức tăng trưởng tín dụng trung bình khoảng 30-40%, cá biệt có ngân hàng 100%, việc 7/8 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng trong năm qua không khó hiểu. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng cuối năm 2011 là khoảng 3,6-3,8%. Tuy nhiên, thực tế có thể còn cao hơn.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,480
Thành viên mới nhất
bet168bond1
Back
Bên trên