đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”

  • Bắt đầu Bắt đầu cuongdx
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cuongdx

Thành viên
[h=2]Đề án 254: Tổng vệ sinh nợ xấu – nợ bẩn[/h]



“Nợ xấu” vẫn còn có thể có cơ may trở về hoặc vượt lên “nợ”. “Nợ bẩn” thì vẫn sẽ luôn là “nợ bẩn”.
“…Nói thật ba năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất ba ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác…”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như trên trong hội nghị tổng kết ngành ngân hàng ngày 17.12.2011. Nay, có thể thấy và hiểu đó là lời giới thiệu và thông báo sơ bộ về quyết định 254/QĐ-TTg – đề án 254.


Đề án 254 này là một bản đồ chỉ đường rất rõ ràng và chi tiết cho chương trình “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Đồng thời đánh dấu một thời điểm Chính phủ “chấp nhận” chấm dứt những tháng năm dài của những “do dự và tranh luận” về những nỗi lo ngại sự cố đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tín dụng vì những khoản nợ xấu rất lớn đã được cấu thành trong hệ thống qua một thời gian dài và đặc biệt suốt hơn năm năm với lạm phát cao. Những “do dự và tranh luận” đã được chuyển và thay thế với những hành động cụ thể ngăn chặn trước một sự đổ vỡ có tính hệ thống này và cứu vớt nền kinh tế ra khỏi con bệnh lạm phát kinh niên này.


Nợ – nợ xấu – nợ bẩn


Tại sao phải có đề án 254 và bản chất thật của vấn đề là gì? Câu trả lời của tôi và của những đồng nghiệp độc lập khác rất đơn giản: nợ – nợ xấu – nợ bẩn.


Nhiều nền kinh tế khác cũng đã đối diện và chấp nhận những đề án thực hiện những giải pháp để ngăn chặn sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng và cứu vớt nền kinh tế của họ trong suốt thời gian đại khủng hoảng kinh tế và tín dụng vừa qua – bắt đầu từ Mỹ và gần đây nhất là Hy Lạp.


Nợ tự nó không phải là một từ ngữ hoặc một khái niệm xấu (tiêu cực) trong quan hệ tín dụng – tiền tệ bình thường và trong một môi trường kinh tế lành mạnh. Nợ chỉ trở thành nợ xấu (vấn đề) khi nó bị sự cố trong những hoạt động kinh doanh có và bị trắc trở khách quan. Nợ sẽ trở thành nợ bẩn (vấn nạn) khi nó là sự cấu kết bất chính. Vấn đề và vấn nạn của các đề án mang tầm quốc gia và vĩ mô này thường có một mẫu số chung lớn: nợ bẩn. Khủng hoảng tại Mỹ cũng bắt đầu từ mẫu số chung đó: “Nợ dưới chuẩn – Subprime loan hoặc khoản vay láo – Liar loan”. Cái giá mà nền kinh tế và xã hội của họ đã, đang và sẽ trả là quá lớn vì họ đã làm một cuộc “tổng vệ sinh” quá trễ.


Đề án 254 của Việt Nam, trực tiếp hoặc gián tiếp – nhiều hoặc ít – lớn hoặc nhỏ, với những dữ liệu trên công luận về hàng loạt sự kiện sự cố của lĩnh vực quốc doanh như tập đoàn Công nghiệp và tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) thì chúng ta cũng không thể tránh được cách xử lý mẫu số chung… nợ bẩn.


Nợ bẩn là một thực tại và đang tồn tại trong hệ thống. Nếu thật sự muốn xử lý những rối bời và nhức nhối của những “nợ bẩn”, không còn sự lựa chọn nào khác là chúng ta phải ghi nhận nó và nhanh chóng thực hiện giải pháp “tổng vệ sinh” nó.


Ai bán, ai mua?


Trong đề án, phần cơ cấu lại tài chính – mua và bán nợ của các tổ chức tín dụng, là một trong những vấn đề được nhấn mạnh và trong thực tế sẽ được nhiều đối tượng liên quan, như người đầu tư tư nhân trong và nước ngoài, cổ đông của ngân hàng đang bị chế tài, người vay nợ có tài sản thế chấp, các định chế tài chính liên quan trong và ngoài nước, rất quan tâm. Có hai yếu tố quyết định sự thành công hoặc thất bại trong việc cơ cấu lại tài chính – mua và bán nợ cần phải được thể hiện ngay. Ngược lại, nó sẽ mở đường cho những xung đột lợi ích của các đối tượng có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp.


Trước tiên, ưu tiên của những ưu tiên trong giai đoạn này là tách bạch được các loại nợ – nợ xấu và nợ bẩn. Nếu không có hoặc thiếu tính minh bạch trong việc tách bạch các loại nợ thì tính khả thi của đề án sẽ bị giảm rất nhiều, và nhất là đe doạ hoặc phá vỡ hai mục đích quan trọng của đề án: lành mạnh hoá hệ thống và tạo dựng lại niềm tin trong xã hội.


Kế tiếp, cần trả lời những câu hỏi: ai là người bán – có thẩm quyền bán? Bán trên cơ chế nào, hình thức gì và giá nào? Ai là người được quyền mua và mua với cơ chế bình đẳng không? Đó sẽ là những vấn đề thật sự rắc rối và phức tạp hơn nhiều trong môi trường của Việt Nam.


Ai được, ai mất?


Các cổ đông của các định chế tài chính bị chế tài đó sẽ phải gánh chịu những tổn thất thua lỗ với những số vốn góp của họ, nhưng cũng cần phải có một cách nhìn khác đối với những cổ đông nhỏ vì những cổ đông lớn và cổ đông chiến lược mới phải là những đối tượng phải gánh chịu tổn thất đầu tiên, do họ ở những vị trí có ảnh hưởng đến sự chế tài này.


“Nợ xấu” vẫn còn có thể có cơ may trở về hoặc vượt lên “nợ”. “Nợ bẩn” thì vẫn sẽ luôn là “nợ bẩn”. Sau cùng và sẽ là như thế chẳng thể khác được.


Đề án 254 là một kế hoạch tổng vệ sinh nợ bẩn trong hệ thống các định chế tài chính giống những nền kinh tế khác đã và đang thực hiện. Xã hội và nền kinh tế đã hụt hẫng và mất rất nhiều về nguồn “nợ” – loại nợ mà xã hội của cần cù lương thiện đáng ra phải được nợ để tạo ra giá trị nhiều lần hơn.



Theo Lê Trọng Nhi
SGTT​





http://thuvienphapluat.vn/archive/Q...ai-he-thong-to-chuc-tin-dung-vb135401t17.aspx
 
Back
Bên trên