cocghe266
Administrator
Thử đi phỏng vấn xin vào ngân hàng thời điểm này mới thấy thật nhiều điều bất ngờ.
Cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học tạm thời nhưng với bản lý lịch kinh nghiệm bán hàng và có thời gian công tác tại lĩnh vực truyền thông (ưu tiên xem xét người có mối quan hệ rộng), tác giả may mắn được gọi làm bài thi tuyển và được lọt đến vòng phỏng vấn (vòng thứ hai trong tổng số ba vòng tuyển dụng) của ba trong tổng số bốn ngân hàng nộp đơn ứng tuyển.
Bằng cấp không phải là ưu tiên
Đa phần các câu hỏi trong vòng phỏng vấn đều khá chung chung, cụ thể như về: bản thân, ưu, khuyết điểm; công việc cũ;… Phần quan trọng nhất chính là yêu cầu chạy chỉ tiêu trong hai tháng thử việc để có thể được nhận vào làm nhân viên chính thức.
Đối với ngân hàng ACB, chị cán bộ nhân sự trao đổi yêu cầu: phải huy động được 5 tỷ đồng trong hai tháng. Đây được coi là một “thử thách vừa phải” vì không đặt nặng nguồn huy động, bởi đa phần khoản huy động từ “tiền gửi tiết kiệm” được nhân viên ngân hàng ưu tiên vì thực hiện dễ hơn các nguồn khác.
Tuy nhiên, chị nhân sự cũng lưu ý, với ứng viên việc duy trì mức 2,5 tỷ/ tháng từ tiền gửi tiết kiệm khi được nhận vào làm chính thức sẽ mang lại mức thưởng không cao. Việc tính tiền thưởng được coi là hấp dẫn nhất vẫn nằm ở các bản hợp đồng cho vay với chứng nhận ít rủi ro (có tài sản đảm bảo giá trị) từ bộ phận thẩm định.
Tới Sacombank, anh cán bộ nhân sự đưa ra chỉ tiêu 6 tỷ trong hai tháng nhưng 4 tỷ phải huy động từ các khoản vay. Cuộc phỏng vấn cuối cùng với ngân hàng Đông Á cũng cho kết quả tương tự.
Đa phần, việc xét bằng cấp, kinh nghiệm làm việc được ghi chú khá chi tiết trong mục tuyển dụng của từng ngân hàng nhưng nếu cam kết hoàn thành, thậm chí vượt mức chỉ tiêu bạn sẽ được “đặc cách” dù chỉ với tấm bằng Cao Đẳng và kinh nghiệm làm việc là con số không tròn trĩnh.
Trước kia, bộ phận tín dụng được coi là một vị trí hấp dẫn với mức thu nhập khủng nhưng hiện giờ nó lại là cơn ác mộng với những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều mối quan hệ nhằm giúp điền tên mình như trung gian môi giới, để có thể góp mặt trong danh sách thưởng cuối năm thông qua việc hoàn thành chỉ tiêu.
Nghỉ ngơi là thứ xa xỉ với dân tín dụng
Có rất nhiều câu chuyện khá éo le của người trong cuộc mà thông qua vị trí, thu nhập người ta cứ tưởng họ chắc hẳn rất mãn nguyện với những gì mình đạt được.
Tác giả gặp trưởng bộ phận tín dụng tại một chi nhánh của ngân hàng Eximbank với mức thu nhập khoảng 40 triệu / tháng. Anh cho biết áp lực với công việc là rất lớn, nhất là nhiều thay đổi xảy ra buộc người quản lý phải liên tục điều chỉnh. Hết giờ làm anh vẫn tranh thủ mang tài liệu về công ty để làm báo cáo cũng như hoạch định chiến lược phát triển cho từng cá nhân trong bộ phận.
Anh chia sẻ khoảng thời gian dành cho gia đình chỉ có duy nhất vào ngày chủ nhật nhưng với những khó khăn kinh tế hiện tại có lẽ việc dành nguyên ngày để giải trí đối với người làm công tác tín dụng là quá xa xỉ.
Còn vị trí nhân viên tín dụng, sau hai tháng thử việc anh T.T.Hùng đã hoàn thành chỉ tiêu đặt ra của ngân hàng nhưng rắc rối lại phát sinh ở khâu thu hồi nợ. Vì đa phần các khoản tiết kiệm, cho vay được huy động từ người thân và bạn bè nên khi đáo hạn mà họ không có khả năng chi trả hoặc chậm trả thì anh Hùng buộc phải đứng ra giải quyết.
Tất nhiên, việc “bùng nợ” không thể xảy ra vì ngân hàng sẽ nhờ sự can thiệp của pháp luật. Nhưng việc xử lý ngay theo anh Hùng là rất khó vì đa phần đều có quen biết, họ đã giúp mình hoàn thành chỉ tiêu thì mình cũng phải tìm hướng giải quyết phù hợp, thiên về tình cảm chứ không thể dựa vào pháp luật được.
Vất vả ở chỗ có khá nhiều các khoản vay mang rủi ro cao (do tự đứng ra bảo lãnh) nên không thể tránh trường hợp phải “vác chiếu đi đòi”. Huống hồ, trong thời điểm nền kinh tế đang gặp khó khăn thì không phải chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng đang phải đau đầu tìm hướng đi mới trong kinh doanh.
Đó là chưa kể việc có trục trặc hay cảm thấy không hài lòng với công việc muốn xin nghỉ thì các khoản nợ chưa thu hồi do bạn ký hay giới thiệu hợp đồng cũng buộc phải đưa ra hướng giải quyết dứt điểm.
Đây cũng là một trong những lý do khiến nhân viên bộ phận tín dụng khó có thể quyết định ngay lập tức việc đi hay ở.
Cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học tạm thời nhưng với bản lý lịch kinh nghiệm bán hàng và có thời gian công tác tại lĩnh vực truyền thông (ưu tiên xem xét người có mối quan hệ rộng), tác giả may mắn được gọi làm bài thi tuyển và được lọt đến vòng phỏng vấn (vòng thứ hai trong tổng số ba vòng tuyển dụng) của ba trong tổng số bốn ngân hàng nộp đơn ứng tuyển.
Bằng cấp không phải là ưu tiên
Đa phần các câu hỏi trong vòng phỏng vấn đều khá chung chung, cụ thể như về: bản thân, ưu, khuyết điểm; công việc cũ;… Phần quan trọng nhất chính là yêu cầu chạy chỉ tiêu trong hai tháng thử việc để có thể được nhận vào làm nhân viên chính thức.
Đối với ngân hàng ACB, chị cán bộ nhân sự trao đổi yêu cầu: phải huy động được 5 tỷ đồng trong hai tháng. Đây được coi là một “thử thách vừa phải” vì không đặt nặng nguồn huy động, bởi đa phần khoản huy động từ “tiền gửi tiết kiệm” được nhân viên ngân hàng ưu tiên vì thực hiện dễ hơn các nguồn khác.
Tuy nhiên, chị nhân sự cũng lưu ý, với ứng viên việc duy trì mức 2,5 tỷ/ tháng từ tiền gửi tiết kiệm khi được nhận vào làm chính thức sẽ mang lại mức thưởng không cao. Việc tính tiền thưởng được coi là hấp dẫn nhất vẫn nằm ở các bản hợp đồng cho vay với chứng nhận ít rủi ro (có tài sản đảm bảo giá trị) từ bộ phận thẩm định.
Tới Sacombank, anh cán bộ nhân sự đưa ra chỉ tiêu 6 tỷ trong hai tháng nhưng 4 tỷ phải huy động từ các khoản vay. Cuộc phỏng vấn cuối cùng với ngân hàng Đông Á cũng cho kết quả tương tự.
Đa phần, việc xét bằng cấp, kinh nghiệm làm việc được ghi chú khá chi tiết trong mục tuyển dụng của từng ngân hàng nhưng nếu cam kết hoàn thành, thậm chí vượt mức chỉ tiêu bạn sẽ được “đặc cách” dù chỉ với tấm bằng Cao Đẳng và kinh nghiệm làm việc là con số không tròn trĩnh.
Trước kia, bộ phận tín dụng được coi là một vị trí hấp dẫn với mức thu nhập khủng nhưng hiện giờ nó lại là cơn ác mộng với những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều mối quan hệ nhằm giúp điền tên mình như trung gian môi giới, để có thể góp mặt trong danh sách thưởng cuối năm thông qua việc hoàn thành chỉ tiêu.
Nghỉ ngơi là thứ xa xỉ với dân tín dụng
Có rất nhiều câu chuyện khá éo le của người trong cuộc mà thông qua vị trí, thu nhập người ta cứ tưởng họ chắc hẳn rất mãn nguyện với những gì mình đạt được.
Tác giả gặp trưởng bộ phận tín dụng tại một chi nhánh của ngân hàng Eximbank với mức thu nhập khoảng 40 triệu / tháng. Anh cho biết áp lực với công việc là rất lớn, nhất là nhiều thay đổi xảy ra buộc người quản lý phải liên tục điều chỉnh. Hết giờ làm anh vẫn tranh thủ mang tài liệu về công ty để làm báo cáo cũng như hoạch định chiến lược phát triển cho từng cá nhân trong bộ phận.
Anh chia sẻ khoảng thời gian dành cho gia đình chỉ có duy nhất vào ngày chủ nhật nhưng với những khó khăn kinh tế hiện tại có lẽ việc dành nguyên ngày để giải trí đối với người làm công tác tín dụng là quá xa xỉ.
Còn vị trí nhân viên tín dụng, sau hai tháng thử việc anh T.T.Hùng đã hoàn thành chỉ tiêu đặt ra của ngân hàng nhưng rắc rối lại phát sinh ở khâu thu hồi nợ. Vì đa phần các khoản tiết kiệm, cho vay được huy động từ người thân và bạn bè nên khi đáo hạn mà họ không có khả năng chi trả hoặc chậm trả thì anh Hùng buộc phải đứng ra giải quyết.
Tất nhiên, việc “bùng nợ” không thể xảy ra vì ngân hàng sẽ nhờ sự can thiệp của pháp luật. Nhưng việc xử lý ngay theo anh Hùng là rất khó vì đa phần đều có quen biết, họ đã giúp mình hoàn thành chỉ tiêu thì mình cũng phải tìm hướng giải quyết phù hợp, thiên về tình cảm chứ không thể dựa vào pháp luật được.
Vất vả ở chỗ có khá nhiều các khoản vay mang rủi ro cao (do tự đứng ra bảo lãnh) nên không thể tránh trường hợp phải “vác chiếu đi đòi”. Huống hồ, trong thời điểm nền kinh tế đang gặp khó khăn thì không phải chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng đang phải đau đầu tìm hướng đi mới trong kinh doanh.
Đó là chưa kể việc có trục trặc hay cảm thấy không hài lòng với công việc muốn xin nghỉ thì các khoản nợ chưa thu hồi do bạn ký hay giới thiệu hợp đồng cũng buộc phải đưa ra hướng giải quyết dứt điểm.
Đây cũng là một trong những lý do khiến nhân viên bộ phận tín dụng khó có thể quyết định ngay lập tức việc đi hay ở.
Theo NCĐT