Hai gã khổng lồ Grab và Shopee bắt tay nhau, cam kết giao hàng trong 1 giờ: Cuộc chiến giao hàng TMĐT ngày càng khốc liệt và tốn kém
Người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam ngày càng thiếu kiên nhẫn. Đây là lý do thúc đẩy cuộc chiến về tốc độ giao hàng giữa các sàn TMĐT.
Ngày 4/11, nền tảng thương mại điện tử Shopee bất ngờ thông báo ưu đãi khi sử dụng đơn vị giao hàng mới là Grab. Theo đó mỗi khách hàng khi mua sản phẩm bất kỳ trên Shopee và chọn đơn vị vận chuyển là Grab cho đơn hàng đã đặt sẽ được: Miễn phí vận chuyển theo chính sách của Shopee và 1 gói ưu đãi Grab có giá trị lên đến 200.000 đồng. Tuy nhiên chương trình này chỉ áp dụng cho người mua và bán thuộc cùng một số quận huyện tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Thời gian giao hàng được Shopee giới thiệu trong 1 giờ (với điều kiện cụ thể).
Đây không phải lần đầu tiên Grab bắt tay cùng các sàn thương mại điện tử. Hồi tháng 10/2018, sàn thương mại điện tử Sendo cũng đã bắt tay cùng GrabExpress khi triển khai gói dịch vụ giao hàng siêu tốc trong 3 giờ tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về việc hợp tác này, ông Trần Hải Linh, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ từng cho biết: "Mục tiêu cao nhất mà Sàn TMĐT Sendo.vn hướng tới là tạo điều kiện để người bán hàng cá nhân, những doanh nghiệp nhỏ và các đơn vị bán hàng trực tuyến có thể dễ dàng phân phối hàng hóa của họ đến người tiêu dùng khắp Việt Nam. Với sự hợp tác cùng GrabExpress, chúng tôi sẽ mang đến cho hơn hàng triệu khách mua hàng trên Sen Đỏ tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh những trải nghiệm dịch vụ vận chuyển và phân phối hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm ngay sau khi mua hàng vài giờ."
Sau lần hợp tác với Sendo, hồi đầu tháng 2/2019, công ty công nghệ này tiếp túc bắt tay cùng nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo chính thức ra mắt tính năng tích hợp với dịch vụ Giao nhận hàng hóa GrabExpress.
Ông Nguyễn Ngọc Trang, Đại diện Grab Việt Nam cho biết: "Grab hướng tới nền tảng siêu ứng dụng, cung cấp các dịch vụ quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày cho người dân, bao gồm di chuyển, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hóa, thanh toán không dùng tiền mặt và nhiều hơn nữa".
Không chỉ nhắm tới các đối tác là sàn thương mại điện tử, hồi tháng 5 Grab còn hợp tác với VinID trong việc triển khai giao hàng thông qua ứng dụng Scan & Go.
Khác với những lần hợp tác trước, dường như cuộc chơi của Grab và Shopee lần này mạnh tay hơn khi triển khai tại 2 thị trường lớn nhất về TMĐT là TP.HCM và Hà Nội đồng thời hiện là cam kết giao hàng nhanh nhất trong ngành. Động thái mới của Grab cho càng khẳng định hướng đi tham vọng B2B bên cạnh nhóm đối tượng khách hàng nhỏ lẻ là các cửa hàng cá nhân như trước đây.
Báo cáo của Google-Temasek năm 2018, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỷ USD (chỉ tính giá trị của kênh Doanh nghiệp tới người tiêu dùng-B2C). Tính trên quy mô toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD đến cuối năm 2020 theo số liệu của Bộ công thương.
Thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.
Đại diện Google Đông Nam Á trong hội thảo Ecomerce Day 2019 cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Theo số liệu của Temasek, trung bình một năm có 3,2 triệu người Việt Nam bắt đầu tiến hành hình thức mua sắm trực tuyến.
Google cũng nhấn mạnh 3 đặc điểm chính của người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam gồm:
Thứ nhất, họ là những người rất tò mò. Họ lúc nào cũng muốn có cái nhìn cảm hứng, ý tưởng khi mua hàng.
Thứ hai, họ có yêu cầu rất cao đặc biệt đối với việc bán hàng. 75% người được khảo sát cho rằng nếu có chính sách khách hàng trung thành tại thời điểm check out thì cho họ trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.
Thứ ba, họ thiếu kiên nhẫn. Họ là những người cần gì là muốn được phản hồi sớm nhất và có hàng ngay lập tức. Điều này có tác động rất lớn đến việc kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, cửa hàng.
Chính đặc điểm thứ 3 của người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam là lý do thúc đẩy cuộc chiến về tốc độ giao hàng giữa các sàn TMĐT. Khởi đầu là Tiki với chương trình Tiki Now, cam kết giao trong 2 giờ với hơn 100.000 sản phẩm. "Tiki 2 giờ" lần lượt kéo theo những dịch vụ cạnh tranh như Shopee "nhận hàng 4 giờ", Sendo "giao hàng 3 giờ" hay Lotte.vn với "Giao nhanh chớp mắt".
Và với việc kết hợp giữa 2 gã khổng lồ Grab và Shopee, cuộc đua này sẽ còn tiếp tục diễn ra gay gắt cũng như tiêu tốn thêm nhiều nguồn lực của các sàn thương mại điện tử khác nếu không muốn bỏ lại phía sau.
Người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam ngày càng thiếu kiên nhẫn. Đây là lý do thúc đẩy cuộc chiến về tốc độ giao hàng giữa các sàn TMĐT.
Ngày 4/11, nền tảng thương mại điện tử Shopee bất ngờ thông báo ưu đãi khi sử dụng đơn vị giao hàng mới là Grab. Theo đó mỗi khách hàng khi mua sản phẩm bất kỳ trên Shopee và chọn đơn vị vận chuyển là Grab cho đơn hàng đã đặt sẽ được: Miễn phí vận chuyển theo chính sách của Shopee và 1 gói ưu đãi Grab có giá trị lên đến 200.000 đồng. Tuy nhiên chương trình này chỉ áp dụng cho người mua và bán thuộc cùng một số quận huyện tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Thời gian giao hàng được Shopee giới thiệu trong 1 giờ (với điều kiện cụ thể).
Đây không phải lần đầu tiên Grab bắt tay cùng các sàn thương mại điện tử. Hồi tháng 10/2018, sàn thương mại điện tử Sendo cũng đã bắt tay cùng GrabExpress khi triển khai gói dịch vụ giao hàng siêu tốc trong 3 giờ tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về việc hợp tác này, ông Trần Hải Linh, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ từng cho biết: "Mục tiêu cao nhất mà Sàn TMĐT Sendo.vn hướng tới là tạo điều kiện để người bán hàng cá nhân, những doanh nghiệp nhỏ và các đơn vị bán hàng trực tuyến có thể dễ dàng phân phối hàng hóa của họ đến người tiêu dùng khắp Việt Nam. Với sự hợp tác cùng GrabExpress, chúng tôi sẽ mang đến cho hơn hàng triệu khách mua hàng trên Sen Đỏ tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh những trải nghiệm dịch vụ vận chuyển và phân phối hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm ngay sau khi mua hàng vài giờ."
Sau lần hợp tác với Sendo, hồi đầu tháng 2/2019, công ty công nghệ này tiếp túc bắt tay cùng nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo chính thức ra mắt tính năng tích hợp với dịch vụ Giao nhận hàng hóa GrabExpress.
Ông Nguyễn Ngọc Trang, Đại diện Grab Việt Nam cho biết: "Grab hướng tới nền tảng siêu ứng dụng, cung cấp các dịch vụ quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày cho người dân, bao gồm di chuyển, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hóa, thanh toán không dùng tiền mặt và nhiều hơn nữa".
Không chỉ nhắm tới các đối tác là sàn thương mại điện tử, hồi tháng 5 Grab còn hợp tác với VinID trong việc triển khai giao hàng thông qua ứng dụng Scan & Go.
Khác với những lần hợp tác trước, dường như cuộc chơi của Grab và Shopee lần này mạnh tay hơn khi triển khai tại 2 thị trường lớn nhất về TMĐT là TP.HCM và Hà Nội đồng thời hiện là cam kết giao hàng nhanh nhất trong ngành. Động thái mới của Grab cho càng khẳng định hướng đi tham vọng B2B bên cạnh nhóm đối tượng khách hàng nhỏ lẻ là các cửa hàng cá nhân như trước đây.
Báo cáo của Google-Temasek năm 2018, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỷ USD (chỉ tính giá trị của kênh Doanh nghiệp tới người tiêu dùng-B2C). Tính trên quy mô toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD đến cuối năm 2020 theo số liệu của Bộ công thương.
Thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.
Đại diện Google Đông Nam Á trong hội thảo Ecomerce Day 2019 cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Theo số liệu của Temasek, trung bình một năm có 3,2 triệu người Việt Nam bắt đầu tiến hành hình thức mua sắm trực tuyến.
Google cũng nhấn mạnh 3 đặc điểm chính của người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam gồm:
Thứ nhất, họ là những người rất tò mò. Họ lúc nào cũng muốn có cái nhìn cảm hứng, ý tưởng khi mua hàng.
Thứ hai, họ có yêu cầu rất cao đặc biệt đối với việc bán hàng. 75% người được khảo sát cho rằng nếu có chính sách khách hàng trung thành tại thời điểm check out thì cho họ trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.
Thứ ba, họ thiếu kiên nhẫn. Họ là những người cần gì là muốn được phản hồi sớm nhất và có hàng ngay lập tức. Điều này có tác động rất lớn đến việc kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, cửa hàng.
Chính đặc điểm thứ 3 của người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam là lý do thúc đẩy cuộc chiến về tốc độ giao hàng giữa các sàn TMĐT. Khởi đầu là Tiki với chương trình Tiki Now, cam kết giao trong 2 giờ với hơn 100.000 sản phẩm. "Tiki 2 giờ" lần lượt kéo theo những dịch vụ cạnh tranh như Shopee "nhận hàng 4 giờ", Sendo "giao hàng 3 giờ" hay Lotte.vn với "Giao nhanh chớp mắt".
Và với việc kết hợp giữa 2 gã khổng lồ Grab và Shopee, cuộc đua này sẽ còn tiếp tục diễn ra gay gắt cũng như tiêu tốn thêm nhiều nguồn lực của các sàn thương mại điện tử khác nếu không muốn bỏ lại phía sau.
Thảo Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc