- Mình thấy đi phỏng vấn ở vị trí tín dụng rất hay bị hỏi những câu như "công việc của chuyên viên tín dụng là gì ? " , "nhiệm vụ nhân viên quan hệ khách hàng..? " , "nêu quy trình nhiệm vụ của nhân viên tín dụng" , "em hiểu thế nào là một chuyên viên tín dụng"... vân...vân....
- Đối với những bạn có kinh nghiệm thì không có vấn đề nhưng đối với các bạn vừa ra trường và chưa có kinh nghiệm thì hay hiểu nhầm câu hỏi.nên mình nghĩ khi đi phỏng vấn mà bị hỏi những câu ná ná liên quan đến công việc thì các bạn cứ học thuộc cái này rồi lôi ra mà bắn tùy theo tư duy của các bạn thì đảm bảo là sẽ ổn tránh trường hợp trả lời do e chưa đi làm nên chưa hiểu rõ là out luôn rồi )
- (đây là ý kiến của riêng mình xin chia sẻ như vậy )
* Công việc của nhân viên tín dụng như sau::-?
1. Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế...) có nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác)
2. Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng (khâu này càng chuẩn, càng chi tiết, cụ thể thì thời gian xử lý càng nhanh -> khách hàng càng khoái).
Nếu xét thấy khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về điều kiện vay vốn nên thông tin ngay cho khách hàng để khỏi làm mất thời gian, công sức của khách hàng.
3. Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay...
4. Lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay (cái này nên hạn chế vì theo bước 2 - nếu không sẽ làm mất thời gian công sức của khách hàng và dễ bị ăn .... đủ thứ....)
5. Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan.
6. Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các quy định về giải ngân của ngân hàng.
7. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng.
8. Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi...
9. Thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo khi khách hàng tất toán hợp đồng.
Về thu nhập của nhân viên tín dụng: (cái này hay bị hỏi đi quan hệ khách hàng có nên nhận tiền "bo" của khách hàng hay ko? )
Theo mình hiện nay hầu hết các ngân hàng đều thảo thuận một mức lương với nhân viên tín dụng khi mới nhận vào, sau đó theo quy chế tiền lương của ngân hàng mà từng kỳ sẽ xem xét hoặc tự động tăng lương cho nhân viên.
Ngoài thu nhập từ lương, thưởng và các thu nhập khác từ ngân hàng thì thông thường các nhân viên tín dụng còn có các thu nhập xyz từ việc phục vụ thật tốt các khách hàng của mình (nên thực hiện đúng quy định của ngân hàng, không nên làm bậy vì rất nguy hiểm cho ngân hàng và cho cá nhân).
Kinh nghiệm làm nhân viên tín dụng:
Khi tiếp xúc khách hàng, bạn sẽ tìm hiểu các thông tin theo trình tự sau:
1 Số tiền xin vay -> 2 Mục đích vay -> 3 Tài sản đảm bảo -> 4 Khả năng đáp ứng hồ sơ theo quy định -> 5 Tình hình kinh doanh (thu nhập đối với vay cá nhân) -> 6 Phương án kinh doanh (phương án sử dụng vốn với vay cá nhân) -> 7 Nguồn trả nợ và khả năng trả nợ.
Như vậy, sau khi xem xét số tiền xin vay và mục đích vay, nếu phù hợp với loại hình cho vay mà ngân hàng đang cung cấp thì xem xét sơ bộ đến tài sản đảm bảo, nếu tài sản đảm bảo không đủ thì thông báo sơ bộ cho khách hàng và đề nghị bổ sung sau khi đạt được thoả thuận với khách hàng thì tiến hành các yêu cầu tiếp theo (thông thường khách hàng cần vay 1 khoản tiền và muốn biết sớm ngân hàng có đồng ý hay không, nếu không rõ ràng thì dễ gây thất vọng, bực tức cho khách hàng vì mất thời gian chuẩn bị và cung cấp hồ sơ, đôi khi khách hàng cho rằng NVTD cố tình làm khó dễ vì lý do xyz).
Các bước tiếp theo cố gắng tư vấn và hướng dẫn khách hàng thật chi tiết, cụ thể để khách hàng có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngân hàng, tránh để khách hàng tốn thời gian cho việc chuẩn bị và cung cấp hồ sơ).
Gần đây, các NH đã thay đổi cách gọi "Nhân viên tín dụng", đây là 1 từ có thời bao cấp. Vị trí này có thể được gọi dưới cái tên "Chuyên viên khách hàng", "Chuyên viên tín dụng", "Chuyên viên quan hệ khách hàng" ..v...v...
(Sưu tầm)
- Đối với những bạn có kinh nghiệm thì không có vấn đề nhưng đối với các bạn vừa ra trường và chưa có kinh nghiệm thì hay hiểu nhầm câu hỏi.nên mình nghĩ khi đi phỏng vấn mà bị hỏi những câu ná ná liên quan đến công việc thì các bạn cứ học thuộc cái này rồi lôi ra mà bắn tùy theo tư duy của các bạn thì đảm bảo là sẽ ổn tránh trường hợp trả lời do e chưa đi làm nên chưa hiểu rõ là out luôn rồi )
- (đây là ý kiến của riêng mình xin chia sẻ như vậy )
* Công việc của nhân viên tín dụng như sau::-?
1. Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế...) có nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác)
2. Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng (khâu này càng chuẩn, càng chi tiết, cụ thể thì thời gian xử lý càng nhanh -> khách hàng càng khoái).
Nếu xét thấy khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về điều kiện vay vốn nên thông tin ngay cho khách hàng để khỏi làm mất thời gian, công sức của khách hàng.
3. Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay...
4. Lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay (cái này nên hạn chế vì theo bước 2 - nếu không sẽ làm mất thời gian công sức của khách hàng và dễ bị ăn .... đủ thứ....)
5. Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan.
6. Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các quy định về giải ngân của ngân hàng.
7. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng.
8. Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi...
9. Thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo khi khách hàng tất toán hợp đồng.
Về thu nhập của nhân viên tín dụng: (cái này hay bị hỏi đi quan hệ khách hàng có nên nhận tiền "bo" của khách hàng hay ko? )
Theo mình hiện nay hầu hết các ngân hàng đều thảo thuận một mức lương với nhân viên tín dụng khi mới nhận vào, sau đó theo quy chế tiền lương của ngân hàng mà từng kỳ sẽ xem xét hoặc tự động tăng lương cho nhân viên.
Ngoài thu nhập từ lương, thưởng và các thu nhập khác từ ngân hàng thì thông thường các nhân viên tín dụng còn có các thu nhập xyz từ việc phục vụ thật tốt các khách hàng của mình (nên thực hiện đúng quy định của ngân hàng, không nên làm bậy vì rất nguy hiểm cho ngân hàng và cho cá nhân).
Kinh nghiệm làm nhân viên tín dụng:
Khi tiếp xúc khách hàng, bạn sẽ tìm hiểu các thông tin theo trình tự sau:
1 Số tiền xin vay -> 2 Mục đích vay -> 3 Tài sản đảm bảo -> 4 Khả năng đáp ứng hồ sơ theo quy định -> 5 Tình hình kinh doanh (thu nhập đối với vay cá nhân) -> 6 Phương án kinh doanh (phương án sử dụng vốn với vay cá nhân) -> 7 Nguồn trả nợ và khả năng trả nợ.
Như vậy, sau khi xem xét số tiền xin vay và mục đích vay, nếu phù hợp với loại hình cho vay mà ngân hàng đang cung cấp thì xem xét sơ bộ đến tài sản đảm bảo, nếu tài sản đảm bảo không đủ thì thông báo sơ bộ cho khách hàng và đề nghị bổ sung sau khi đạt được thoả thuận với khách hàng thì tiến hành các yêu cầu tiếp theo (thông thường khách hàng cần vay 1 khoản tiền và muốn biết sớm ngân hàng có đồng ý hay không, nếu không rõ ràng thì dễ gây thất vọng, bực tức cho khách hàng vì mất thời gian chuẩn bị và cung cấp hồ sơ, đôi khi khách hàng cho rằng NVTD cố tình làm khó dễ vì lý do xyz).
Các bước tiếp theo cố gắng tư vấn và hướng dẫn khách hàng thật chi tiết, cụ thể để khách hàng có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngân hàng, tránh để khách hàng tốn thời gian cho việc chuẩn bị và cung cấp hồ sơ).
Gần đây, các NH đã thay đổi cách gọi "Nhân viên tín dụng", đây là 1 từ có thời bao cấp. Vị trí này có thể được gọi dưới cái tên "Chuyên viên khách hàng", "Chuyên viên tín dụng", "Chuyên viên quan hệ khách hàng" ..v...v...
(Sưu tầm)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: