haiduytran
Thành viên tích cực
Thùy Liên
Đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu trong danh sách các tổ chức tín dụng, song việc thu hồi nợ của các công ty cho thuê tài chính không dễ dàng. Phóng viên Báo Đầu tư trao đổi với ông Đàm Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính, xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các công ty cho thuê tài chính thuộc nhóm các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Hướng xử lý nợ xấu của các công ty này thời gian tới thế nào?
Hướng xử lý sắp tới là tiếp tục thu hồi tài sản bán, hoặc thu để cho thuê lại và dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiếu hụt. Khó khăn lớn nhất của các công ty cho thuê tài chính là việc thu hồi tài sản rất gian nan, do cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện.
Liên bộ Công an, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP về hướng dẫn thu hồi xử lý tài sản cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính. Tại sao việc thu hồi tài sản khi đến hạn trả nợ lại khó khăn?
Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, tẩu tán tài sản, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu là các công ty cho thuê tài chính. Trường hợp doanh nghiệp không tẩu tán tài sản, thì lại trây lỳ, không giao tài sản, thậm chí dùng côn đồ để chiếm giữ tài sản trái phép. Một số trường hợp doanh nghiệp chấp nhận trao trả tài sản, nhưng tài sản đã cũ nát, nếu bán đi cũng không đủ để thu hồi nợ.
Tất cả các trường hợp trên, công ty cho thuê tài chính có thể đưa ra tòa, nhưng khi có kết luận của tòa, thì việc thi hành án để đòi nợ cũng rất khó khăn. Có tình trạng phi lý là, nhiều chủ DN không chịu trả nợ, trong khi vẫn đi xe xịn, kinh doanh có lãi, nhưng công ty cho thuê tài chính không thể thu hồi được nợ.
Theo ông, cần có những quy định nào để công ty cho thuê tài chính thuận lợi hơn trong thu hồi nợ?
NHNN đang dự thảo Nghị định về cho thuê tài chính và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Sau khi có Nghị định, nếu có thông tư liên bộ mới hướng dẫn Nghị định, thì ngoài những nội dung của Thông tư 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP đã có, cần bổ sung thêm hai nội dung.
Thứ nhất, các công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản mà doanh nghiệp thuê tài chính không trả tài sản, thì phải được coi là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và người chiếm giữ tài sản trái phép đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, cơ quan công an và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện cho công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản. Chỉ có như vậy, công ty cho thuê tài chính mới thu hồi được nợ.
Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng trung và dài hạn phi ngân hàng phổ biến trên thế giới, được coi là phù hợp với Việt Nam (vì cho thuê không đòi hỏi thế chấp). Thế nhưng, mô hình này ở Việt Nam lại phát triển rất chật vật. Nguyên nhân chính do đâu, thưa ông?
Ngoài những khó khăn đã nêu ở trên, các công ty cho thuê tài chính còn gặp khó khăn về vốn để hoạt động. Các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam rất khó tự huy động vốn, mà chủ yếu nhờ vào nguồn vốn vay của ngân hàng “mẹ”. Hiện NHNN quy định rất chặt chẽ việc cho các công ty “con” vay. Vì vậy, NHNN đang nghiên cứu đặc điểm riêng biệt của cho thuê tài chính để có quy định phù hợp, để các ngân hàng mẹ có thể cung ứng vốn cho các công ty cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho các công ty này phát triển.
Theo Thông tư 21/2012/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng được cho vay và đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối trong ngắn hạn và thời hạn cho vay tối đa dưới 1 năm. Điều này có gây khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính?
Trên thực tế, vốn của các công ty cho thuê tài chính rất nhỏ, trong khi hoạt động tín dụng của loại hình công ty này là trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên). Với quy định trên, các ngân hàng “mẹ” không thể cho các công ty cho thuê tài chính “con” vay để cho thuê tài chính được. Vì vậy, trong giai đoạn khó khăn này, tôi mong NHNN cho phép các công ty cho thuê tài chính được dừng thực hiện các quy định trên.
Một số công ty tài chính (như Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC) đã có dự định chuyển thành ngân hàng thương mại. Với các công ty cho thuê tài chính, theo ông, sự chuyển hướng nào sẽ phù hợp để thoát khỏi chiếc áo chật hẹp hiện nay?
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính được phép hoạt động cho thuê tài chính nếu được NHNN cho phép. Vì vậy, các công ty cho thuê tài chính nếu được cơ cấu lại và nâng cấp thành các công ty tài chính thì sẽ rất tốt.
Đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu trong danh sách các tổ chức tín dụng, song việc thu hồi nợ của các công ty cho thuê tài chính không dễ dàng. Phóng viên Báo Đầu tư trao đổi với ông Đàm Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính, xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các công ty cho thuê tài chính thuộc nhóm các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Hướng xử lý nợ xấu của các công ty này thời gian tới thế nào?
Hướng xử lý sắp tới là tiếp tục thu hồi tài sản bán, hoặc thu để cho thuê lại và dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiếu hụt. Khó khăn lớn nhất của các công ty cho thuê tài chính là việc thu hồi tài sản rất gian nan, do cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện.
Liên bộ Công an, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP về hướng dẫn thu hồi xử lý tài sản cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính. Tại sao việc thu hồi tài sản khi đến hạn trả nợ lại khó khăn?
Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, tẩu tán tài sản, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu là các công ty cho thuê tài chính. Trường hợp doanh nghiệp không tẩu tán tài sản, thì lại trây lỳ, không giao tài sản, thậm chí dùng côn đồ để chiếm giữ tài sản trái phép. Một số trường hợp doanh nghiệp chấp nhận trao trả tài sản, nhưng tài sản đã cũ nát, nếu bán đi cũng không đủ để thu hồi nợ.
Tất cả các trường hợp trên, công ty cho thuê tài chính có thể đưa ra tòa, nhưng khi có kết luận của tòa, thì việc thi hành án để đòi nợ cũng rất khó khăn. Có tình trạng phi lý là, nhiều chủ DN không chịu trả nợ, trong khi vẫn đi xe xịn, kinh doanh có lãi, nhưng công ty cho thuê tài chính không thể thu hồi được nợ.
Theo ông, cần có những quy định nào để công ty cho thuê tài chính thuận lợi hơn trong thu hồi nợ?
NHNN đang dự thảo Nghị định về cho thuê tài chính và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Sau khi có Nghị định, nếu có thông tư liên bộ mới hướng dẫn Nghị định, thì ngoài những nội dung của Thông tư 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP đã có, cần bổ sung thêm hai nội dung.
Thứ nhất, các công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản mà doanh nghiệp thuê tài chính không trả tài sản, thì phải được coi là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và người chiếm giữ tài sản trái phép đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, cơ quan công an và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện cho công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản. Chỉ có như vậy, công ty cho thuê tài chính mới thu hồi được nợ.
Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng trung và dài hạn phi ngân hàng phổ biến trên thế giới, được coi là phù hợp với Việt Nam (vì cho thuê không đòi hỏi thế chấp). Thế nhưng, mô hình này ở Việt Nam lại phát triển rất chật vật. Nguyên nhân chính do đâu, thưa ông?
Ngoài những khó khăn đã nêu ở trên, các công ty cho thuê tài chính còn gặp khó khăn về vốn để hoạt động. Các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam rất khó tự huy động vốn, mà chủ yếu nhờ vào nguồn vốn vay của ngân hàng “mẹ”. Hiện NHNN quy định rất chặt chẽ việc cho các công ty “con” vay. Vì vậy, NHNN đang nghiên cứu đặc điểm riêng biệt của cho thuê tài chính để có quy định phù hợp, để các ngân hàng mẹ có thể cung ứng vốn cho các công ty cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho các công ty này phát triển.
Theo Thông tư 21/2012/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng được cho vay và đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối trong ngắn hạn và thời hạn cho vay tối đa dưới 1 năm. Điều này có gây khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính?
Trên thực tế, vốn của các công ty cho thuê tài chính rất nhỏ, trong khi hoạt động tín dụng của loại hình công ty này là trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên). Với quy định trên, các ngân hàng “mẹ” không thể cho các công ty cho thuê tài chính “con” vay để cho thuê tài chính được. Vì vậy, trong giai đoạn khó khăn này, tôi mong NHNN cho phép các công ty cho thuê tài chính được dừng thực hiện các quy định trên.
Một số công ty tài chính (như Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC) đã có dự định chuyển thành ngân hàng thương mại. Với các công ty cho thuê tài chính, theo ông, sự chuyển hướng nào sẽ phù hợp để thoát khỏi chiếc áo chật hẹp hiện nay?
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính được phép hoạt động cho thuê tài chính nếu được NHNN cho phép. Vì vậy, các công ty cho thuê tài chính nếu được cơ cấu lại và nâng cấp thành các công ty tài chính thì sẽ rất tốt.
(baodautu.vn)