B
badday03
Guest
Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng, có đến 70% nợ xấu ngân hàng là của các doanh nghiệp nhà nước, còn nợ của tư nhân chỉ chiếm phần nhỏ.
Một nét mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trong thời gian gần đây là chất vấn các thành viên Chính phủ ngay giữa hai kỳ họp.
Không đợi đến phiên chất vấn trên nghị trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn một số bộ trưởng về những vấn đề nổi cộm được cử tri quan tâm, đặc biệt là những lĩnh vực bức xúc của nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lời về vấn đề nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng yếu kém, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận xét, khi ngân hàng và doanh nghiệp đã móc nối với nhau thì bất cứ chỗ nào sơ hở là xảy ra rủi ro, nợ xấu tăng lên. Doanh nghiệp Nhà nước có khoản vay lớn nên khi rủi ro xảy ra thì tổn thất lớn hơn. Đây chính là “mảng tối” trong mối quan hệ giữa ngân hàng - doanh nghiệp.
Một Ủy viên của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 8,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống, có hai “con nợ” chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Đó chính là doanh nghiệp Nhà nước và “đại gia” tư nhân.
Trong cuộc trả lời trực tuyến hồi tháng 7, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư thông báo, tính bình quân, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là 1,36 lần. Trong số đó, có tới 30 doanh nghiệp có số nợ vượt quá 3 lần.
Điểm mặt những “con nợ” xấu thì hầu hết đều là những tập đoàn, tổng công ty nhà nước “có máu mặt”. So sánh tổng vay nợ ngân hàng của các doanh nghiệp Nhà nước, thì con số này chiếm gần một nửa tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng. Nếu chia đều chiếc “bánh nợ” thì khối doanh nghiệp “con đẻ” của Nhà nước, chiếm khoảng một nửa số nợ xấu. Cho tới nay, con số nợ thực tế vẫn là ẩn số. Tình hình kinh tế càng khó khăn thì số dư nợ càng tăng lên.
Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng, có đến 70% nợ xấu ngân hàng là của các doanh nghiệp nhà nước, còn nợ của tư nhân chỉ chiếm phần nhỏ.
Vì sao “con nợ” xấu lớn lại rơi vào “con đẻ” Nhà nước? Bởi vì, mặc dù lâu nay không có tiêu chí riêng cho những doanh nghiệp này vay vốn, chế độ tín dụng và kiểm soát giống nhau, song ngân hàng vẫn có ưu đãi và ưu ái riêng. Vì thế việc thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn Nhà nước thì cũng dễ “vung tay quá trán”.
“Mổ xẻ” một vài “con nợ” thì thấy rõ, một số ngân hàng thương mại rất ưu ái cho doanh nghiệp “ruột” hoặc “sân sau”. Mối quan hệ dựa trên sự tín nhiệm và lợi ích đôi bên cùng có lợi. Có nghĩa là vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà các chuyên gia đã lên tiếng từ lâu.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Standard & Chartered, 53% nợ xấu là do quản lý yếu kém. Một nghiên cứu khác cho thấy, có tới 51% do hệ thống kiểm soát lỏng lẻo, 39% do phân tích, thẩm định không đầy đủ.
Cho đến nay, việc xử lý trách nhiệm khi để xảy ra nợ xấu do lỗi “chủ quan” mới chỉ gói gọn trong quy trình xử lý “nội bộ” của các ngân hàng thương mại. Một tiến sĩ kinh tế nhấn mạnh, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra từng khoản nợ xấu. Không thể quy trách nhiệm chung chung, ai vi phạm đến đâu phải xử lý đến đó. “Con nợ” là con đẻ của Nhà nước thì càng phải xử nghiêm để làm gương.
Một nét mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trong thời gian gần đây là chất vấn các thành viên Chính phủ ngay giữa hai kỳ họp.
Không đợi đến phiên chất vấn trên nghị trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn một số bộ trưởng về những vấn đề nổi cộm được cử tri quan tâm, đặc biệt là những lĩnh vực bức xúc của nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lời về vấn đề nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng yếu kém, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận xét, khi ngân hàng và doanh nghiệp đã móc nối với nhau thì bất cứ chỗ nào sơ hở là xảy ra rủi ro, nợ xấu tăng lên. Doanh nghiệp Nhà nước có khoản vay lớn nên khi rủi ro xảy ra thì tổn thất lớn hơn. Đây chính là “mảng tối” trong mối quan hệ giữa ngân hàng - doanh nghiệp.
Một Ủy viên của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 8,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống, có hai “con nợ” chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Đó chính là doanh nghiệp Nhà nước và “đại gia” tư nhân.
Trong cuộc trả lời trực tuyến hồi tháng 7, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư thông báo, tính bình quân, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là 1,36 lần. Trong số đó, có tới 30 doanh nghiệp có số nợ vượt quá 3 lần.
Điểm mặt những “con nợ” xấu thì hầu hết đều là những tập đoàn, tổng công ty nhà nước “có máu mặt”. So sánh tổng vay nợ ngân hàng của các doanh nghiệp Nhà nước, thì con số này chiếm gần một nửa tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng. Nếu chia đều chiếc “bánh nợ” thì khối doanh nghiệp “con đẻ” của Nhà nước, chiếm khoảng một nửa số nợ xấu. Cho tới nay, con số nợ thực tế vẫn là ẩn số. Tình hình kinh tế càng khó khăn thì số dư nợ càng tăng lên.
Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng, có đến 70% nợ xấu ngân hàng là của các doanh nghiệp nhà nước, còn nợ của tư nhân chỉ chiếm phần nhỏ.
Vì sao “con nợ” xấu lớn lại rơi vào “con đẻ” Nhà nước? Bởi vì, mặc dù lâu nay không có tiêu chí riêng cho những doanh nghiệp này vay vốn, chế độ tín dụng và kiểm soát giống nhau, song ngân hàng vẫn có ưu đãi và ưu ái riêng. Vì thế việc thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn Nhà nước thì cũng dễ “vung tay quá trán”.
“Mổ xẻ” một vài “con nợ” thì thấy rõ, một số ngân hàng thương mại rất ưu ái cho doanh nghiệp “ruột” hoặc “sân sau”. Mối quan hệ dựa trên sự tín nhiệm và lợi ích đôi bên cùng có lợi. Có nghĩa là vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà các chuyên gia đã lên tiếng từ lâu.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Standard & Chartered, 53% nợ xấu là do quản lý yếu kém. Một nghiên cứu khác cho thấy, có tới 51% do hệ thống kiểm soát lỏng lẻo, 39% do phân tích, thẩm định không đầy đủ.
Cho đến nay, việc xử lý trách nhiệm khi để xảy ra nợ xấu do lỗi “chủ quan” mới chỉ gói gọn trong quy trình xử lý “nội bộ” của các ngân hàng thương mại. Một tiến sĩ kinh tế nhấn mạnh, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra từng khoản nợ xấu. Không thể quy trách nhiệm chung chung, ai vi phạm đến đâu phải xử lý đến đó. “Con nợ” là con đẻ của Nhà nước thì càng phải xử nghiêm để làm gương.
Theo Đan ThanhANTĐ