Con đường thăng tiến của 1 chuyên viên thanh toán quốc tế

  • Bắt đầu Bắt đầu swiz
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Kính chào các anh chị!
Em là sinh viên năm cuối chuyên ngành Ngân hàng nhưng đang băn khoăn về các vị trí trong ngân hàng. Theo em được biết thì thu nhập cao nhất hiện nay trong ngân hàng là vị trí tín dụng, nhưng làm tín dụng thì áp lực cao và đòi hỏi giao tiếp tốt nên em thấy mình ko đủ khả năng. Em thấy mình hợp với thanh toán quốc tế hơn (em có chứng chỉ Toiec 710 nên và dự kiến sẽ tốt nghiệp loại khá) nhưng không biết thu nhập cúa vị trí này như thế nào? Quan trọng hơn là không biết con đường thăng tiến của 1 cv thanh toán quốc tế như thế nào ạ, tức là nếu em làm tốt chuyên viên thì sẽ được thăng chức lên vị trí gì. Em không có người quen trong ngân hàng nên em rất mù mờ về chuyện này. Em băn khoăn là sau này em có thể tiến đến các vị trí lãnh đạo trong ngân hàng ko (như là trưởng phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh.v.v...) vì kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là tín dụng nên các vị trí này em nghĩ những người đi lên từ tín dụng sẽ có lợi thế hơn có phải ko ạ?
Nói tóm lại là em thích vị trị thanh toán quốc tế nhưng em không muốn suốt đời chỉ là nhân viên thanh toán quốc tế hihi. Xin các anh chị cho biết là nếu em apply vào vị trí TTQT thì có dễ thăng tiến lên các vị trí cao trong ngân hàng ko. Em cảm ơn các anh chị ạ!
 
hehe các bạn ơi, mình cũng thích TTQT hơn tín dụng nè, tín dụng có vẻ vất vả và hợp với con trai hơn, mình khoái tiếng anh nên cứ cái gì đc dùng tiếng anh là mình thích lắm :D các bạn có kinh nghiệm chia sẻ thêm về vị trí TTQT cho bọn mình tham khảo với nhé :D
 
hehe các bạn ơi, mình cũng thích TTQT hơn tín dụng nè, tín dụng có vẻ vất vả và hợp với con trai hơn, mình khoái tiếng anh nên cứ cái gì đc dùng tiếng anh là mình thích lắm :D các bạn có kinh nghiệm chia sẻ thêm về vị trí TTQT cho bọn mình tham khảo với nhé :D
TTQT liên quan đến hoạt động ngoại thương nên sẽ bị chi phối bởi nhiều điều luật, tập quán quốc tế. Bên cạnh việc giỏi Eng. bạn cũng phải có kiến thức thật vững về mảng này bởi có những điều mà nếu k học thì k bao giờ hiểu và nắm đc khi tác nghiệp bởi vì nó có nhiều tình huống xảy ra mà trước giờ chưa từng phát sinh, buộc mình phải xử lý theo đúng bản chất chứ k đc rập khuôn. Nó hoàn toàn khác với kế toán hay tín dụng, 2 mảng này có thể dễ dàng đào tạo đối với nhiều đối tượng, còn với TTQT, khi vào làm, có những cái buộc bạn hiển nhiên phải biết nó là gì, còn làm như thế nào thì tùy vào quy định và quy trình ban hành của từng NH nữa. Hy vọng mọi người sẽ làm tốt công việc của mình dù ở vị trí nào.
Chúc may mắn!

---------- Post added 28-10-2011 at 11:35 PM ----------

Kính chào các anh chị!
Em là sinh viên năm cuối chuyên ngành Ngân hàng nhưng đang băn khoăn về các vị trí trong ngân hàng. Theo em được biết thì thu nhập cao nhất hiện nay trong ngân hàng là vị trí tín dụng, nhưng làm tín dụng thì áp lực cao và đòi hỏi giao tiếp tốt nên em thấy mình ko đủ khả năng. Em thấy mình hợp với thanh toán quốc tế hơn (em có chứng chỉ Toiec 710 nên và dự kiến sẽ tốt nghiệp loại khá) nhưng không biết thu nhập cúa vị trí này như thế nào? Quan trọng hơn là không biết con đường thăng tiến của 1 cv thanh toán quốc tế như thế nào ạ, tức là nếu em làm tốt chuyên viên thì sẽ được thăng chức lên vị trí gì. Em không có người quen trong ngân hàng nên em rất mù mờ về chuyện này. Em băn khoăn là sau này em có thể tiến đến các vị trí lãnh đạo trong ngân hàng ko (như là trưởng phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh.v.v...) vì kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là tín dụng nên các vị trí này em nghĩ những người đi lên từ tín dụng sẽ có lợi thế hơn có phải ko ạ?
Nói tóm lại là em thích vị trị thanh toán quốc tế nhưng em không muốn suốt đời chỉ là nhân viên thanh toán quốc tế hihi. Xin các anh chị cho biết là nếu em apply vào vị trí TTQT thì có dễ thăng tiến lên các vị trí cao trong ngân hàng ko. Em cảm ơn các anh chị ạ!
Có tinh thần cầu tiến vậy là tốt đó em, chắc chắn suốt đời em k thể là nhân viên TTQT rùi, có thể đến một lúc nào đó em sẽ là trưởng bộ phận Tài trợ thương mại hoặc Thanh toán XNK. Đó chỉ là vấn đề thời gian khi em làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, dù thích TTQT nhưng trong quá trình làm việc em nên tham khảo thêm các mảng nghiệp vụ khác như KT và TD xem quy trình tác nghiệp như thế nào bởi vì con đường để thăng tiến nhanh là biết thật nhiều nghiệp vụ, mà cái đó đã có sẵn hểt rùi, tội gì mà bỏ lỡ, đúng k?
 
Thanh toán quốc tế thì tốt nhất ở Vietcombank. Nhưng bạn cứ xin làm,một thời gian mình có thể thay đổi vị trí. Như vậy khả năng sẽ cao hơn. Vị trí tín dụng thì con đường thăng tiến rõ nhất: Nhân viên -> chuyên viên -> trưởng phòng -> phó/giám đốc!
 
theo mô hình của Vietinbank thì em sẽ thăng tiến theo các cấp sau: (- lấy ví dụ + theo những gì a biết - có thể ko chính xác)

- Chuyên viên thanh toán --> Kiểm soát viên --> Phó phòng --> trưởng phòng --> phó GĐ sở giao dịch --> giám đốc sở giao dịch.

Những gì em đạt được là kết quả sự cố gắng của chính em.
Thân.
 
Mình vào NH xác định: sẽ giàu nhưng suốt đời làm nhân viên thôi ... haizz:-<
làm nhân viên mãi cũng có cái hay ,làm sếp chắc là không có còn thời gian rảnh nhiều ,:D
- nhưng mà con trai thì mấy ai chịu làm nhân viên mãi chứ .
- mà anh thi ngân hàng nào rồi ^^ anh k45 nhỉ :D lâu không gặp
 
hihi, k ngờ mấy người này suy nghĩ ngây thơ zậyy. Nge nói nhân viên TTQT chủ yếu là con em cháu cha thui. SV chuyên ngành TTQT ra trường toàn phải chạy qua làm một số vị trí khác mừ
 
Ừ thì thật ra là TTQT thường là tuyển ít và " con cháu " nhiều. Nhưng cũng không phải vì thế mà mình không có cơ hội. Mình thích câu này" Ai làm gì tốt nhất thì hãy để họ làm cái đấy". Mình cũng không thích sales hay QHKH lắm vì mình không thích bị áp chỉ tiêu và đè doanh số :D. Bị dồn là mình bung ngay. Chắc mấy bạn cũng vậy he he. Tóm lại là cứ cố gắng thôi, còn đường đời ai biết trước được :)
 
Làm nhân viên TTQT thì rất khó để lên các vị trí cao. Bởi đơn giản TTQT là chuyên về xử lý mảng nghiệp vụ, nó có quy trình và cần chuyên sâu chứ ko cần độ rộng.
Nếu muốn thăng tiến thường người ta làm TT 1 vài năm để nắm bắt nghiệp vụ sau đó chuyển qua làm bên tín dụng (bởi hiện nay tín dụng cũng rất cần am hiểu TTQT).
Theo mình được biết thì TTQT khỏi đầu là vị trí nhân viên ---> chuyên viên <---> kiểm soát ----> phó phòng ---> trưởng phòng. Có người làm cả hơn chục năm cũng chỉ loanh quanh ở kiểm soát. Lên trưởng phòng phòng thanh toán thì thường là cao lắm rồi.
Sở dĩ tín dụng dễ thăng tiến hơn là vì một cán bộ tín dụng thì phải có một kiến thức rất rộng về mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nói cách khác là cho vay gì thì phải biết cái đó, cán bộ tín dụng có kiến thức tổng quát và rộng nhất về hoạt động của ngân hàng ( để quan hệ KH, giới thiệu sản phẩm) và họ là người có quan hệ xã hội rộng rãi nhất ( yếu tố cực kỳ quan trọng của một nhà lãnh đạo ngày nay)
Các ngân hàng rất dễ dàng để sa thải một nhân viên thanh toán nhưng lại rất e dè khi quyết định sa thải nhân viên tín dụng, bởi một khi họ đi thì họ sẽ không đi một mình.
Đây là những gì mình biết ^^
 
Làm nhân viên TTQT thì rất khó để lên các vị trí cao. Bởi đơn giản TTQT là chuyên về xử lý mảng nghiệp vụ, nó có quy trình và cần chuyên sâu chứ ko cần độ rộng.
Nếu muốn thăng tiến thường người ta làm TT 1 vài năm để nắm bắt nghiệp vụ sau đó chuyển qua làm bên tín dụng (bởi hiện nay tín dụng cũng rất cần am hiểu TTQT).
Theo mình được biết thì TTQT khỏi đầu là vị trí nhân viên ---> chuyên viên <---> kiểm soát ----> phó phòng ---> trưởng phòng. Có người làm cả hơn chục năm cũng chỉ loanh quanh ở kiểm soát. Lên trưởng phòng phòng thanh toán thì thường là cao lắm rồi.
Sở dĩ tín dụng dễ thăng tiến hơn là vì một cán bộ tín dụng thì phải có một kiến thức rất rộng về mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nói cách khác là cho vay gì thì phải biết cái đó, cán bộ tín dụng có kiến thức tổng quát và rộng nhất về hoạt động của ngân hàng ( để quan hệ KH, giới thiệu sản phẩm) và họ là người có quan hệ xã hội rộng rãi nhất ( yếu tố cực kỳ quan trọng của một nhà lãnh đạo ngày nay)
Các ngân hàng rất dễ dàng để sa thải một nhân viên thanh toán nhưng lại rất e dè khi quyết định sa thải nhân viên tín dụng, bởi một khi họ đi thì họ sẽ không đi một mình.
Đây là những gì mình biết ^^
Kiểm soát cũng tốt rồi. Được làm kiểm soát mà dễ à :D Đùa thôi, giờ thị trường khó khăn ai cũng lao vào tín dụng, tín dụng... mình thấy cũng không dễ xơi lắm đâu. Các ngân hàng tuyển đầy rùi lại loại đầy mà...
 
Chào, các bạn. Tôi làm ngân hàng được 6 năm rồi. Tín dụng, Kiểm soát, Trưởng phòng, Kiểm tra nội bộ đủ cả. Riêng vị trí TTQT làm được 1 tuần khi mới ra trường. Đối với vị trí này thì cơ hội thăng tiến không rõ ràng; chỉ dừng lại ỡ vị trí Lãnh đạo phòng/ Tổ. Bộ Phận TTQT chủ yếu thiết lập các Chi nhánh ngân hàng quốc doanh; đối với các ngân hàng TMCP thì hầu như chỉ thiết lập tại Hội Sở (thường gọi là Trung tâm TTQT/ Ban TTQT) và triển khai đến chi nhánh thì chỉ có 1 - 2 người chuyên trách TTQT (nếu thị trường chi nhánh có tiềm năng TTQT). Tuy nhiên làm bộ phận TTQT nếu các bạn chịu khó quan tâm đến công tác tín dụng thì thăng tiến cũng rộng mở hơn. Khi quy hoạch CB cho các vị trí lãnh đạo thì với ngoài các yêu cầu về kỹ năng và năng lực thì việc chuyên môn tương đối vững vàng với nhiều mảng giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Thực tế bạn nào làm TTQT (cụ thể là cấp hạn mức mở L/C; chiết khấu L/C; các phương thức chiết khấu bộ chứng từ khác) đều ít nhiều liên quan đến tín dụng.
Một vài điều chia sẻ.
Thân
 
Back
Bên trên