Có thật cần nhiều tiến sĩ ?????

  • Bắt đầu Bắt đầu quethulam
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

quethulam

Thành viên tích cực
Tôi đang băn khoăn liệu viết bài này có khác gì xúi thanh niên bỏ học, trong khi ai cũng cho rằng đất nước này cần đào tạo nhân tài để phát triển. Mấy năm qua, không chỉ đại học bùng phát, mà những chỉ tiêu đào tạo sau đại học cũng đáng nể, như mấy chục ngàn tiến sĩ trong vài năm tới chẳng hạn.


Mới hôm rồi tôi được mời ăn tối ở nhà bạn. Chủ nhân giới thiệu khoảng một chục khách mời với nhau: Này là tiến sĩ X, đây là tiến sĩ Y, kia là thạc sĩ Z.


Và hôm sau, chủ nhân nói với tôi qua điện thoại là họ thực sự hân hạnh được đón tiếp những vị khoa bảng hôm qua, con cái họ học được nhiều từ các vị ấy.


Tôi nhớ hai cô cậu trẻ trong nhà, đều đang ở lứa tuổi ngoan, quả thật có vẻ bị ảnh hưởng bởi sự trân trọng bằng cấp cao của cha mẹ, chắc là chúng thấy làm tiến sĩ cũng oai.


Khi Steve Jobs qua đời, một chi tiết về đời tư của ông được nhiều phương tiện truyền thông khai thác. Ấy là mẹ ruột của ông mang thai khi chưa kết hôn và còn là sinh viên, đã quyết định đem đứa con mới sinh cho người khác nuôi.


Yêu cầu của bà mẹ ruột đối với cha mẹ nuôi đứa bé là cho nó vào đại học. Cha mẹ nuôi của Jobs là những người lao động, đã cố gắng thực hiện lời hứa. Nhưng Steve chọn một trường đại học tư học phí rất đắt.


Khi Steve nhận ra rằng mình đang tiêu những đồng tiền dành dụm ít ỏi cho tuổi già của cha mẹ, ông quyết định bỏ học, đi làm tự kiếm sống. Khi qua đời ở tuổi ngoài năm mươi, Steve Jobs là tỉ phú.


Nguyện vọng của mẹ ruột Steve và cố gắng của cha mẹ nuôi Steve là điều hiểu được. Cho con học hành tới nơi tới chốn là ước nguyện của nhiều cha mẹ, giàu cũng như nghèo, hoàn toàn chính đáng. Các bậc cha mẹ hy vọng một nền giáo dục đại học bảo đảm tương lai cho con mình. Khiêm tốn thì mong chúng có được cái bằng đại học trong nước để trong hồ sơ xin việc. Có điều kiện hơn thì cho chúng du học, hay ráng kiếm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ, trong ngoài nước đều được, để nâng cấp địa vị và bổng lộc.


Ở xứ sở trọng bằng cấp, cần nắm ít nhất một tấm bằng trong tay như tấm vé để tiến vào quan trường. Ngay trong thị trường lao động tự do, bằng cấp cũng được nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi. Tóm lại, trong tình hình nước ta hiện nay, có vẻ nên khuyến khích thanh niên học hành, nên mở cánh cổng đại học và bậc học cao hơn cho càng nhiều thanh niên càng tốt.


Bỏ học mà thành đạt như Steve Jobs là trường hợp đặc biệt. Nhưng không phải là trường hợp duy nhất. Những trường hợp bỏ học, hoặc không được học hành, trở thảnh kẻ thất bại, vô dụng, lận đận lẹt đẹt dưới đáy xã hội vào ý chí và nỗ lực của từng con người, tùy thời vận, may rủi nữa.


Một tấm bằng để kiếm chỗ làm là một ưu thế khi khởi đầu. Nhưng một số vốn để khởi nghiệp cũng là một ưu thế đáng kể. Nhiều người trẻ tin rằng họ chỉ cần có vốn để khởi đầu sự nghiệp. Vậy muốn giúp đỡ thanh niên thì giúp họ học hành lấy được bằng cấp cao hay hỗ trợ vốn liếng để họ bỏ học mà khởi nghiệp?


Bill Gates là người bỏ học thành đạt, nhưng ông lại dùng tiền để đẩy mạnh giáo dục. Một thanh niên được học bổng Gates thì được bảo đảm tài chính để học tập nghiên cứu đến khi nào đạt được tri thức mình mong muốn.


Học bổng này không giới hạn số tiền hay thời gian, mà tùy nhu cầu học tập của người được bảo trợ là bao nhiêu thì quĩ Gates chi bấy nhiêu. Điều này khuyến khích người nhận học bổng cố gắng vào những trường giỏi nhất, tham gia những chương trình nội/ngoại khóa bổ ích, trải nghiệm những thử thách thú vị, tận dụng mọi cơ hội để hoàn thiện bản thân, mà không bận tâm đến tiền bạc. Học bổng này nhằm đào tạo những lãnh đạo xuất sắc trong khoa học và trong cộng đồng.


Peter Thiel cũng là tỷ phú. Nhưng ông dùng tiền khuyến khích những người muốn bỏ học để kiếm tiền. Thực tế ở nước Mỹ có rất nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học với một đống nợ.


Thiel cho là bằng cấp đại học quá đắt và được đánh giá quá cao, khiến cho nhiều người trẻ tuổi rơi vào vòng luẩn quẩn: Vay nợ để học hành, đeo đuổi ước mơ tuổi trẻ; học xong lại phải gạt bỏ ước mơ, đi kiếm tiền trả nợ. Đã vậy, trong tình hình kinh tế suy thoái, thanh niên cầm bằng cấp đại học, kể cả bằng tiến sĩ, cũng khó kiếm được việc làm. Nhưng nếu không vào đại học thì làm gì? Thiel đề ra chương trình trợ vốn cho thanh niên không muốn hay không có tiền vào đại học. Ông hứa giúp 24 thanh niên, mỗi người 100.000 USD, trong hai năm, để sáng lập doanh nghiệp. Có 400 hồ sơ ứng cử. Tính ra tỷ lệ tuyển chọn còn căng hơn hơn tuyển vào Đại học Harvard.


Thiel được coi là người suy nghĩ táo bạo (Brave Thinker) của năm 2011.


Chương trình trợ vốn của ông chỉ mới bắt đầu trong năm 2011, và cần thời gian để biết hiệu quả như thế nào. Những người phản bác ý tưởng của Thiel cho rằng giao 100.000 USD cho những người 18 tuổi không có kinh nghiệm, không đủ trình độ học vấn, cầm như tiêu tùng vốn liếng, có khi làm hư hỏng chúng luôn.


Thiel trả lời: Nếu sau hai năm làm ăn thất bại, chúng cắp sách đi học lại cũng chẳng muộn. Và lúc đó chúng sẽ hiểu hơn giá trị của học vấn. Ông rất hy vọng cuối cùng chúng sẽ thành công, cách này hay cách khác, hoặc bằng kinh nghiệm xương máu của chính mình. Thương trường cũng dạy người ta những bài học đáng giá.
ST
 
Nói ra thì đụng chạm đủ thứ nhưng sự thật thì bằng cấp ở nước ta cũng giống như tiền của nước ta vậy: Mệnh giá lớn nhưng giá trị thấp :D
 
Việc học sẽ cho bạn được 2 thứ chính: 1/Bằng cấp 2/Kiến thức

Nói về bằng cấp, thì lợi thế rõ ràng nhất là cho những người mới ra trường. Luc đó do chưa có kinh nghiệm đi làm, phỏng vấn + bằng cấp là thước đo chủ yếu để đánh giá bạn có phù hợp với cv. Nếu so 1 người có bằng thạc sĩ (2 năm), chưa có kinh nghiệm & 1 người có bằng cử nhân + 2 năm kinh nghiệm thì người thứ 2 sẽ được ưu tiên hơn trừ những cv đòi hỏi sau về nghiên cứu. Vì học và thực hành là 2 thứ rất khác nhau và người thứ 2 đã được kiểm chứng qua thực tế.

Cái lợi thứ 2 cũng là cái lợi lớn nhất của việc học cao là kiến thức. Bạn sẽ được trao dồi kiến thức 1 cách bài bản mặc dù phần nhiều sẽ thiên về lí thuyết. Những người học cao mặt bằng chung cũng được đào tạo cách nghiên cứu, viết report và lập luận bài bản hơn. Những điều này có thể rất có ích sau này tùy vào tính chất cv và tùy vào khả năng ứng dụng của từng người.

Vậy nên nếu bạn xác định được công việc mong muốn sau này của mình là gì. Liệu bằng cấp và kiến thức bạn có được từ việc học lên cao có giúp ích cho cv đó thì bạn sẽ ít nhiều trả lời được là nó có cần thiết hay ko.

Steve Jobs, Bill Gates hay những vĩ nhân khác bỏ học mà thành công chỉ là phần nổi. Bản thân họ là những người có đầu óc nhạy bén và tầm nhìn xa nên họ biết được việc học sẽ có lợi cho mình hay ko. Có rất nhiều người bỏ học và gặp thất bại; vì là thất bại nên sẽ ko được nhiều người biết tới. Cho nên ko thể lấy SJ & Gates để làm thước đo. Bản thân mỗi người có khả năng, hoàn cảnh và mục đích khác nhau, cho nên câu trả lời cũng sẽ rất khách nhau.

Just my two cents
 
Việc học sẽ cho bạn được 2 thứ chính: 1/Bằng cấp 2/Kiến thức

Nói về bằng cấp, thì lợi thế rõ ràng nhất là cho những người mới ra trường. Luc đó do chưa có kinh nghiệm đi làm, phỏng vấn + bằng cấp là thước đo chủ yếu để đánh giá bạn có phù hợp với cv. Nếu so 1 người có bằng thạc sĩ (2 năm), chưa có kinh nghiệm & 1 người có bằng cử nhân + 2 năm kinh nghiệm thì người thứ 2 sẽ được ưu tiên hơn trừ những cv đòi hỏi sau về nghiên cứu. Vì học và thực hành là 2 thứ rất khác nhau và người thứ 2 đã được kiểm chứng qua thực tế.

Cái lợi thứ 2 cũng là cái lợi lớn nhất của việc học cao là kiến thức. Bạn sẽ được trao dồi kiến thức 1 cách bài bản mặc dù phần nhiều sẽ thiên về lí thuyết. Những người học cao mặt bằng chung cũng được đào tạo cách nghiên cứu, viết report và lập luận bài bản hơn. Những điều này có thể rất có ích sau này tùy vào tính chất cv và tùy vào khả năng ứng dụng của từng người.

Vậy nên nếu bạn xác định được công việc mong muốn sau này của mình là gì. Liệu bằng cấp và kiến thức bạn có được từ việc học lên cao có giúp ích cho cv đó thì bạn sẽ ít nhiều trả lời được là nó có cần thiết hay ko.

Steve Jobs, Bill Gates hay những vĩ nhân khác bỏ học mà thành công chỉ là phần nổi. Bản thân họ là những người có đầu óc nhạy bén và tầm nhìn xa nên họ biết được việc học sẽ có lợi cho mình hay ko. Có rất nhiều người bỏ học và gặp thất bại; vì là thất bại nên sẽ ko được nhiều người biết tới. Cho nên ko thể lấy SJ & Gates để làm thước đo. Bản thân mỗi người có khả năng, hoàn cảnh và mục đích khác nhau, cho nên câu trả lời cũng sẽ rất khách nhau.

Just my two cents
:) bài viết đầu tiên trên Ub, chủ đề này chắc thu hút được bạn pko nè? phân tích của bạn rất có logic, nếu một người có bằng thạc sĩ nhưng không kinh nghiệm sẽ gây khó cho chính bản thân mình. Nhà tuyển dụng không thể xếp cho bạn công việc của một thạc sĩ ngay khi bạn chưa kinh qua công việc của một cử nhân. nhưng nếu xếp bạn công việc của một cử nhân thì lại xúc phạm học vị của bạn, và liệu bạn có chấp nhận làm tiếp không, và một cái kết không hay là bạn sẽ chuyển ngành làm giảng viên, rẽ ngành mình đã học. chính vi vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết đinh học tiếp nhe!
 
Liệu Bill Gates sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, liệu ông ấy có thể move upstream ???
 
Mình cũng từng hỏi bản thân câu tương tự nên share với mọi người cho vui :)

Đồng ý với cmt của bạn. Có nhiều bạn hơi lí tưởng hóa tấm bằng thạc sĩ. Bản thân mình ngày trước cũng thế. Thực tế ra đi làm, mục đích cuối cùng của nhà tuyển dụng là liệu bạn có làm được việc hay ko. Nếu bạn có trong tay tấm bằng thạc sĩ mà chưa chứng minh được gì trong cv (chưa có kinh nghiệm đi làm) thì chưa chắc gì đã hơn 1 người cử nhân. Nên sẽ khó để đòi hỏi 1 chức vụ cao hơn hay lương cao hơn trừ khi bạn quá giỏi. Bản thân mình đi làm được vài năm, chỉ có bằng cử nhân. Nhiều bạn có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở đại học uy tín vào làm sau cũng bắt đầu từ vị trí thấp hơn mình hiện tại. Họ thực sự có tài, chỉ có điều là cần thời gian để chứng minh. Thế nên nhìn nhận tấm bằng thạc sĩ 1 cách thực tế 1 tí. Nó có thể cho bạn lợi thế đường dài nếu bạn biết tận dụng kiến thức mình học được nhưng thường ko phải là ngắn hạn.

---------- Post added 01-05-2012 at 04:10 PM ----------

Liệu Bill Gates sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, liệu ông ấy có thể move upstream ???
Có thể nhưng sẽ khó thành công như hiện tại vì Vn mình tiếp cận công nghệ chậm hơn nhưng nước khác + nhiều yếu tố khác
 
mình nhớ 1 câu : có người không học nhưng vẫn thành đạt nhưng số lượng không nhiều ,không thể áp dụng cho đa số :)
Bằng cấp là cái chứng nhận bạn đã học đến mức độ nào
rõ ràng 1 điều là ở việt Nam đa phần trình độ nào nó đều phản ánh đúng cái lõi bên trong
 
Theo quan điểm của mình thì học tập là con đường ngắn nhất để tiến tới thành công, ở Việt Nam nhiều tiến sỹ cũng rất tốt và cần.
 
Back
Bên trên