Có nên viết điểm yếu trong CV? Điểm yếu nào dễ chấp nhận?

Cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV sao cho tinh tế và thông minh sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Có nên đề cập về điểm yếu bản thân trong CV không? Nếu có thì nên nói về điểm yếu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Thế nào là điểm yếu, điểm mạnh?

Đã là con người thì ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh. Bạn có thế mạnh gì? Bạn còn yếu kém ở đâu? Vấn đề này thường được trao đổi trong phỏng vấn tuyển dụng để quyết định nhân viên nào xứng đáng nhất. Người ta hay quan tâm đến điểm mạnh nhưng đôi khi điểm yếu cũng là chi tiết đáng để lưu ý.

Điểm mạnh của bản thân sẽ bao gồm những năng khiếu, tố chất và kỹ năng đặc biệt hữu ích. Sở hữu bằng cấp khá, giỏi hoặc có điểm cộng trình độ ngoại ngữ sẽ luôn giúp bạn ghi điểm trước nhiều ứng cử viên khác. Những đặc điểm sau đây có thể coi là điểm mạnh:
  • Học vấn tốt, có bằng Thạc sĩ/Tiến sĩ.​
  • Trình độ chuyên môn cao, đã được chứng nhận bởi các loại chứng chỉ khác nhau.​
  • Trình độ ngoại ngữ trôi chảy, có thể nói được nhiều ngôn ngữ.​
  • Trình độ tin học hiện đại, thành thạo nhiều phần mềm.​
  • Tinh thần trách nhiệm cao, có sự cầu tiến.​
  • Có khả năng sáng tạo.​
  • Có tính kỷ luật trong đời sống và công việc.​
  • Thái độ hòa đồng và thân thiện.​
Còn điểm yếu thường dùng để chỉ thói quen chưa tốt hoặc kỹ năng thiếu thốn của cá nhân. Điểm yếu trong CV chủ yếu xoay quanh một vài đặc điểm:​
  • Bằng cấp trung bình, mới tốt nghiệp Phổ thông hoặc học Trung cấp, Cao đẳng.​
  • Trình độ ngoại ngữ yếu hoặc chỉ ở mức trung bình.​
  • Chưa thông thạo trình độ tin học văn phòng.​
  • Chưa xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp.​
  • Lối sống sinh hoạt chưa lành mạnh.​

2. Có nên viết điểm yếu vào CV?


Nếu nhắc đến điểm mạnh và đặc biệt là điểm yếu trong CV thì nhà tuyển dụng càng thấy bạn là một người khiêm tốn. Điểm yếu trong CV giúp bạn gián tiếp nói rằng mình chưa hoàn hảo và sẵn sàng hoàn thiện những điều còn thiếu sót. Nếu chưa hiểu rõ bản thân thì bạn có thể hỏi ý kiến bạn bè, gia đình hoặc làm trắc nghiệm tính cách MBTI để ghi điểm yếu trong CV chính xác nhất.

Tuy nhiên, một CV cơ bản cũng không thật sự cần thiết bao gồm điểm yếu. Hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa mục này vào CV vì không phải nhà tuyển dụng nào cũng dễ dàng chấp nhận ứng cử viên có điểm yếu. Trung bình chỉ nên ghi lại 3 điểm yếu bản thân trong CV để tránh dài dòng và tiêu cực.​

3. Những điểm yếu dễ chấp nhận nhất

Bạn có điểm yếu không có nghĩa là bạn bị loại. Điểm yếu trong CV nếu được chọn lọc còn có thể biến “nhược điểm” thành “ưu điểm”. Không nên chọn những điểm yếu mang tính lặt vặt, như: hay ngủ nướng, chiều cao khiêm tốn, giọng địa phương… Ứng cử viên thông minh sẽ ghi chú lại điểm yếu liên quan tới công việc. Nhà tuyển dụng sẽ rất muốn biết điểm yếu trong CV ảnh hưởng công việc như thế nào và bạn dự định sửa chúng ra sao.

Điểm yếu thuộc về tính cách

Không ai hoàn hảo 100% nên những điểm yếu thuộc tính cách sẽ rất dễ dàng được chấp nhận. Bạn có thể là một người hơi tự ti. Thậm chí, tính cách quá náo nhiệt cũng có thể là nhược điểm khi apply vào công việc văn phòng hoặc môi trường công chức. Tuy nhiên, điểm yếu thuộc tính cách có thể tiết chế dễ dàng và thay đổi theo thời gian.

Điểm yếu thuộc về kỹ năng

Điểm yếu về kỹ năng cũng không quá “nguy hiểm” nếu như bạn bảo đảm với nhà tuyển dụng rằng mình có thể rèn luyện chúng trong thời gian sớm nhất. Những điểm yếu kỹ năng phổ biến trong CV bao gồm: thiếu kỹ năng quản lý thời gian, thiếu kỹ năng ngoại ngữ, thiếu kỹ năng giao tiếp… Đừng lo sợ điểm yếu trừ điểm CV vì biết đâu chính những “lời thú nhận” này sẽ giúp bạn trở nên khiêm tốn trong mắt nhà tuyển dụng.

Điểm yếu thuộc về thói quen

Cũng nên điểm qua một số thói quen không tốt để nhà tuyển dụng biết được bạn có khả năng tự phán xét. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng mình quá cầu toàn hoặc quen làm nhiều việc một lúc. Mẹo ở đây là hãy chọn lọc những thói quen không quá xấu và có thể mang lại hiệu quả cho công việc.​

4. Những lưu ý khi nói về điểm yếu trong CV

Tự đánh giá bản thân trung thực

Bạn không nên nói dối về điểm yếu vì điều này sẽ có thể lộ diện khi bạn được nhận vào làm việc. Hãy tự tin nói về nhược điểm lớn, nhỏ và cách bạn mong muốn sửa đổi chúng thông qua việc làm mới. Sự trung thực luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao nên đừng lo lắng quá nhé!

Nên nêu ngắn gọn, rõ ràng

Chủ đề chính trong buổi phỏng vấn vẫn sẽ là thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Vì vậy, không nên tập trung nói quá nhiều về điểm yếu. Nhà tuyển dụng cũng không có thời gian nghe bạn giải thích mình yếu kém chỗ nào mà hãy chứng minh rằng bạn đang dần thay đổi. Điểm yếu nên được trình bày ngắn gọn và xúc tích nhất có thể.

Nêu điểm yếu kèm theo phương hướng khắc phục

Bạn nên chuẩn bị luôn hướng phát triển điểm yếu thành điểm mạnh để nhà tuyển dụng thêm ấn tượng. Một người biết nghiêm túc với điểm yếu cá nhân cũng sẽ biết nghiêm túc với sự cố công việc. Hãy nhắc đến khả năng khắc phục nhược điểm thật khéo léo và liên quan đến công việc bạn đang apply.

Bài viết vừa rồi đã giải thích về điểm yếu trong CV. Nội dung này tuy không bắt buộc nhưng hãy chọn lọc ghi vào CV sao cho thông minh nhất. Từ những phân tích về điểm mạnh và điểm yếu, hãy thử tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân bạn nhất.

Thân chúc bạn thành công!

Nguồn: TOPCV

👉 Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.

Cập nhật LIÊN TỤC các thông tin về tuyển dụng Ngành Ngân hàng:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên