Cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường

  • Bắt đầu Bắt đầu badday03
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
B

badday03

Guest
Hiện nay sinh viên ra trường đều mong muốn tìm cho mình một công việc yêu thích với một mức lương cao song phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa tìm được việc làm mong muốn hay là chưa phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng này nhưng để giải quyết nó thật sự không thể làm ngay trong một thời gian ngắn.

Một thực tế khác đang diễn ra đó là sinh viên của một số ngành thì dễ dàng xin việc bên cạnh đó một số ngành khác thì lại khó khăn trong cơ hội việc làm. Đó có thể là một trong những vấn đề lo ngại của sinh viên khi bước vào cánh cửa trường đại học. Nhận thấy rõ nhất điều này qua sự so sánh hai bộ phận sinh viên đối với sinh viên ngành tài chính ngân hàng và sinh viên ngành sư phạm. Trong khi các bạn sinh viên học ngành tài chính ngân hàng thì dễ dàng kiếm cơ hội việc làm cho mình với một mức lương khá cao thì các bạn sinh viên ngành sư phạm lại vất vả tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp ra trường. Một bạn sinh viên tốt nghiệp một trường đại học với ngành học sư phạm cầm trên tay tấm bằng giỏi song lại khó khăn khi tìm kiếm việc làm là một sự thật có thể xảy ra do vị trí công việc của ngành này không còn chỉ tiêu. Với trình độ đào tạo đại học các bạn sinh viên sư phạm còn khó xin việc thì những bạn học cao đẳng sau khi tốt nghiệp càng khó xin việc hơn.

Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2010 các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn chính vì thế số lượng lao động cần bổ sung sẽ lớn. Sau vài năm vất vả đèn sách tích luỹ kiến thức và tìm kiếm việc làm sinh viên đành phải chấp nhận một công việc mà không phải như những gì mình đã được đào tạo. Có những sinh viên còn chẳng sử dụng một chút kiến thức đã được trang bị trong những năm học ở trường. Đó có thể coi là một sự lãng phí cả về nguồn lao động cũng như nguồn vốn cho nhà nước. Sinh viên học chuyên ngành này lại đi làm một chuyên ngành khác là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bên cần nguồn lao động nhưng lao động này cần có kiến thức cao, có trình độ. Nhưng các bạn sinh viên lại khó có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó.

Theo số liệu thống kê thì năm 2003 – 2004 tổng số sinh viên Đại học và Cao đẳng là 1.131.030 sinh viên nhưng đến năm 2007-2008 con số này đã tăng lên 1.603.484 sinh viên. Và đến 2010 con số này là 1,7triệu sinh viên. Những con số ở trên có thể thấy rõ rằng số lượng nguồn lao động của nước ta được đào tạo ngày càng tăng lên. Nhưng nó cũng là một thách thức không nhỏ khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo thì chất lượng nguồn lao động được đào tạo sẽ không đảm bảo. Có khoảng 63% sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm và trong số sinh viên ra trường kiếm được việc làm thì lại có nhiều sinh viên làm không đúng ngành mình được học. Với số lượng sinh viên ra trường ngày càng lớn như hiện nay thì áp lực về cơ hội việc làm ngày càng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân
Một câu hỏi đặt ra đối với những nhà quản lý, những người có quyền hạn trong Bộ Giáo dục và Đào tạo là tại sao lại có tình trạng sinh viên ra trường khó kiếm được việc làm. Để đào tạo một sinh viên ra trường phải mất khoảng 4-5 năm, một phần kinh phí không nhỏ của nhà nước và xã hội hơn thế trong thời gian đó cũng mất đi một nguồn lao động cho đất nước. Nhưng kết quả thu về là sinh viên đó cầm tấm bằng tốt nghiệp ra trường lại không thể kiếm được việc làm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Thứ nhất, sau một thời gian được học tập và đào tạo trên ghế nhà trường các bạn sinh viên được trang bị nhiều kiến thức lý thuyết nhưng lại ít được trang bị kiến thức thực tế nên việc áp đáp ứng được những yêu cầu của công việc là một trở ngại lớn. Hiện nay phần lớn các nhà doanh nghiệp các công ty tư nhân đều cần những người có kinh nghiệm làm việc, song đối với các bạn sinh viên kinh nghiệm gần như là không có hoặc có nhưng mà ít. Đó chính là khó khăn các bạn sinh viên gặp phải trong việc hoà nhập với công việc có tâm lý chung là sau khi tốt nghiệp thì phải cố gắng ở lại các thành phố lớn để làm việc. Lý do này cũng dẫn đến một thực trạng là có quá ít công việc trong khi đó số lượng các sinh viên tìm việc làm lại rất lớn không đáp ứng kịp thời nguồn cung đòi hỏi. Hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân được thành lập tạo ra một khối lượng không nhỏ công việc mới cho các bạn sinh viên mới ra trường. Song một thực tế là số sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường lại quá lớn làm cho số công việc mới không đủ để đáp ứng với nhu cầu số lượng lao động được đào tạo ra.

Thứ hai, các cơ quan quản lý và Bộ Giáo dục đào tạo vẫn còn một số bất cập trong việc giao chỉ tiêu từng ngành nghề cho các trường. Đôi khi khó kiểm soát được hoạt động đào tạo của các trường Đại học hiện nay. Năm 2008 nước ta có 209 trường Cao đẳng và 160 trường Đại học nhưng đến năm 2010 con số này đã là hơn 200 trường Đại học. Với một mức tăng nhanh như vậy thì chất lượng, cơ sở thiết bị đào tạo khó có thể đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó đào tạo vẫn chưa gắn với nhu cầu thực tế của xã hội cũng là một trong những hạn chế cần được khắc phục.

Thứ ba, tình trạng sinh viên làm trong các doanh nghiệp nhưng lại không gắn bó làm mất đi nhiều cơ hội cho chính bản thân. Thông thường sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thì doanh nghiệp phải mất khoảng 6 tháng để đào tạo mới có thể làm được công việc phụ trách. Nhưng có thực tế là sinh viên dễ chuyển từ công ty này tới công ty khác trong một thời gian ngắn. Đó làm cho các doanh nghiệp và công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo Chi phí đào tạo lại cũng khá tốn kém.

Giải pháp
Về phía sinh viên
Đầu tiên, dù học bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào đi nữa thì mỗi bạn sinh viên cũng cần tạo cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc thì mới có thể làm tốt công việc của mình. Tạo cho bản thân một niềm đam mê công việc, một sự nhiệt tình khao khát thể hiện bản thân. Sinh viên ngoài những kiến thức được học trên lớp còn những kĩ năng cả trong công việc và cuộc sống. Nó cũng là một trong những nhân tố không thể nào thiếu khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Sinh viên có thể học các kĩ năng này bất kì đâu. Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, trong các tổ chức, trong các hoạt động chung của trường (trong các câu lạc bộ, các cuộc thi,.. ).

Tất cả đều tạo cho sinh viên những kĩ năng, sự tự tin và khả năng thích ứng với công việc và môi trường mới. Bên cạnh một kiến thức chuyên môn sâu và chắc chắn các bạn cần có phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học, khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng làm việc, cách trình bày diễn đạt tự tin, đam mê nghề nghiệp. Đó thật sự và không thể thiếu đòi hỏi các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Điều đó có thể nhận thấy trong thực tế hiện nay. Khó có bạn sinh viên nào khi ra trường lại chỉ cầm một tấm bằng đại học duy nhất bên cạnh tấm bằng đại học các bạn cần có thêm tấm bằng tiếng anh với chuẩn mực quốc tế, mọi kiến thức vững về tin học để có thể làm việc bằng máy tính. Chỉ có vậy sinh viên mới có cơ hội kiếm cho mình những việc làm theo như mong ước của mình.

Về phía các cơ quan quản lý và Bộ Giáo dục đào tạo:
Một là, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu để có cái nhìn chiến lược lâu dài theo sự biến đổi của đất nước, từ đó sẽ giảm tình trạng sinh viên ngành thì thừa ngành lại thiếu. Để làm tốt việc thì cần có nhiều sự tính toán phân tích tỉ mỉ của các nhà quản lý. Nghiên cứu sự thay đổi biến động của nền kinh tế, cơ cấu ngành trong nước để từ đó có một tầm nhìn chiến lược, một giải pháp hiệu quả thúc đẩy nền kinh té phát triển. Đào tạo ra một nguồn lao động chất lượng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Hai là, cần chú trọng công tác đào tạo hơn nữa. Để đào tạo một sinh viên có chất lượng, có khả năng làm việc thì chương trình đào tạo cũng cần gắn với thực tế, hiệu quả. Hơn thế lý thuyết là chưa đủ sinh viên còn cần được trang bị kiến thức thực tế. Nhiều trường đại học của Việt Nam hiện nay vẫn quá chú trọng vào đào tạo lý thuyết mà chưa đầu tư cho sinh viên kiến thức thực tế. Học tập cách đào tạo của các nước đang phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore…Có thể thấy các trường Đại học của các nước này đào tạo cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc. Điều đó lý giải tại sao tấm bằng đại học của Việt Nam vẫn chưa được quốc tế công nhận. Chúng ta cần dần những thay đổi chương trình đào tạo để phù hợp với thực tế hơn. Cần có một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng đào tạo của các trường Cao đẳng và Đại học hiện nay hạn chế tình trạng có quá nhiều trường được thành lập song chất lượng đào tạo lại thấp không đáp ứng được những tiêu chuẩn xã hội đòi hỏi.

Có được việc làm sau khi ra trường là ước muốn mỗi bạn sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng để có cơ hội việc làm rộng mở thì không những cần có sự cố gắng của các bạn sinh viên mà còn cần sự cố gắng của nhà trường và các cấp quản lý. Cần có một chiến lược lâu dài trong đào tạo giáo dục hiện nay thì mới có thể tận dụng hiệu quả nguồn lao động cho đất nước.

Về phía các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện, giúp đỡ cho sinh viên nhiều cơ hội để tiếp cận với công việc. Từ đó sinh viên sẽ có thể đóng góp công sức và gắn bó với các doanh nghiệp hơn. Tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó cần có một cầu nối linh hoạt hiệu quả giữa các trung tâm giới thiệu việc làm để sinh viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp vớn bản thân.

Đây là chia sẻ của bạn
Nguyễn Văn Vĩnh – CQ47/02.01 Học viện tài chính tuy không mới nhưng cũng có cái nhìn khá thực tế và có hướng đi và tạo thêm động lực cho các bạn sinh viên chuẩn bị thật tốt những kiến thức cần thiết khi còn đang học, cơ hội việc làm cho các bạn rất nhiều vấn đề là các bạn có biết vận dụng kiến thức đó để nắm lấy cơ hội đó và bước tới thành công hay không!.
Một vài lời chia sẻ cùng tác giả bài viết, chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý muốn!

 
Bây giờ ngân hàng cũng ko dễ kiếm việc đâu bạn ak :( Lương cao thì càng ko có. Bây giờ hệ thống NH cũng yếu lắm, giảm lương, giảm nhân sự nhiều lắm. Mình cũng ko chen chân nổi....

Kinh tế khó khăn, nghề nào cũng khó. Sinh viên còn khó hơn.
 
cũng muốn chen chân 1 suất vào ngân hàng quá..nhưng thực sự vào thời điểm này là rất khó. Lại tiếp tục cố gắng
 
Back
Bên trên