Cơ hội đầu tư cho những tháng cuối năm

mai.qth2710

Moderator
Bài toán về lãi suất tín dụng quá cao và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng sẽ hướng vào đâu vẫn cần lời giải căn bản hơn.

Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm 2011 bị chậm lại do ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đặc biệt, chính sách siết chặt tín dụng tức là hạn chế lượng cung tiền đã có hiệu quả trong 1 thời gian nhất định.

Tuy nhiên, mức lãi suất tín dụng cao tiếp tục tác động mạnh tới mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khiến bức tranh tổng thể tác động xấu đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của chúng ta.

Bài toán về lãi suất tín dụng quá cao và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng sẽ hướng vào đâu vẫn cần lời giải căn bản hơn.

Đa số ý kiến của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng lãi suất tín dụng hiện nay đã không hỗ trợ cho việc giảm chỉ số giá tiêu dùng( CPI). Bởi nó đang cao hơn mức lãi thực mà các doanh nghiệp thu được và đẩy giá giá thành cùng với đó là giá bán của sản phẩm tăng cao.

Ngoài ra, việc tăng tín dụng cho vay thường hợp lý với các nước phát triển bởi nhu cầu vay tiêu dùng của người dân có thể lên đến 90% trong cơ cầu vốn vay của ngân hàng. Còn ở Việt Nam, áp dụng bài toán này sẽ không hợp lý.

TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng cho biết: “Ở Việt Nam, kết cấu lại không đúng như vậy. Số người dân vay tiêu dùng để tiêu xài rất ít. Khi lãi suất cao sẽ không giảm được bao nhiêu. Vì thế hiệu ứng tăng lãi suất để giảm chỉ số CPI ở VN sẽ không có hiệu ứng mạnh như ở các nước phát triển”.

Trong một thời gian dài, kinh tế nước ta chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng. Năng suất lao động không được nâng lên để giảm giá thành. Từ đó, cung tiền ra nhiều mà lượng hàng hóa lại chưa tương ứng.

TS Đinh Thế Hiển cho biết thêm: “Ở nước ngoài, 1,5 đến 2 đồng tín dụng sẽ tăng 1 đồng GDP, ở VN, trong 1 thời gian dài, 6 đồng tín dụng mới tăng được 1 đồng GDP. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chúng ta chưa hài hòa chưa hướng vào các hạng mục sản xuất hàng hóa nhiều”.

Một thực tế nữa là, nguồn vốn hiện nay chủ yếu để đầu tư mở rộng. Mà lộ trình đầu tư của mỗi dự án phải mất từ 3 đến 5 năm. Đây chính là thòi gian đồng vốn nằm im nhưng vẫn phải trả lãi

Trong giai đoạn này, mỗi doanh nghiệp phải quyết liệt trong việc sử dụng và quản lý vốn cho hiệu hiệu quả nhất, chứ không nên trông chờ vào sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Ông Nguyễn Duy Phương, Tổng Giám đốc, Sở giao dịch hàng hóa VN nói: “Thời điểm hiện nay, chúng ta nên co hẹp lại và cố gắng cắt giảm chi phí một cách hợp lý tốt nhất là để đảm bảo nguồn lực sẵn sàng khi mà có 1 sự phục hồi cơ hội để hoạt động kinh doanh của mình”.

Theo Trần Hiền – Chí Cương
VTV​
 
Back
Bên trên