Chuyện "con ông cháu cha": Từ xứ người đến xứ mình

luongtich

Verified Banker
Chuyện "con ông cháu cha": Từ xứ người đến xứ mình

Tác giả: HÀ NGUYỄN
Bài đã được xuất bản.: 05/09/2010 06:00 GMT+7
Từ chuyện xứ Hàn

Ngày 4/9, báo chí trong nước đăng lại tin Bộ trưởng Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc, ông Yu Myung Hwan xin từ chức do sự giận dữ của người dân nước này về việc con gái ông Yu được tuyển dụng vào làm việc tại Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc.

Sở dĩ người dân Hàn Quốc giận dữ vì trong đợt tuyển dụng đầu tiên, Bộ Ngoại giao nước này đã đánh rớt tám ứng viên, trong đó có con gái ông Yu, vào vị trí phụ trách lĩnh vực thương mại tự do. Nhưng sau đó, con gái ông Yu lại được cho một cơ hội thứ hai từ 10 ngày đến gần một tháng để bổ sung bằng ngoại ngữ. Vì chứng chỉ ngoại ngữ mà con gái ông Yu nộp lần đầu đã hết hạn nhưng cô vẫn là 3 trong số ứng viên được lựa chọn.

Ngoại trưởng Hàn Quốc.Ông Yu Myung Hwan cũng chính thức xin lỗi về vụ việc liên quan tới con gái mình và cho biết con gái ông sẽ rút khỏi vị trí ở Bộ Ngoại giao và Ngoại thương.
Ngẫm chuyện nước Nam

Câu chuyện này được nhiều người trong nước quan tâm nó gợi lên nhiều suy nghĩ khác nhau khi người ta nhìn lại những câu chuyện về cha-con, anh-em...cùng làm việc trong một bộ, một ngành, một tập đoàn kinh tế...

Cho đến nay, Bộ Nội vụ chưa thống kê được có bao nhiêu trường hợp cha-con, anh em, vợ chồng...cùng làm việc trong một cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nhưng với những vụ việc cha-con, anh em..cùng làm việc trái pháp luật, bị phát hiện, xử lý thì nhiều người dân có cơ sở để lo ngại việc lạm dụng quan hệ gia đình trong việc công sẽ gây ra những thiệt hại cho lợi ích chung.

Cách đây 3 năm, nguyên Thứ trưởng bộ Thương mại, ông Mai Văn Dâu đã phải ra tòa, bị phạt tù cùng với con trai của ông là Mai Thanh Hải (làm việc tại vụ Xuất nhập khẩu, cùng mảng do ông Mai Văn Dâu phụ trách) do có hành vi tham nhũng trong vụ án chạy quota xuất khẩu hàng dệt may.

Năm 2009, ông Đoàn Văn Kiển, nguyên chủ tịch hội đồng Quản trị tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam bị cảnh cáo về Đảng, cho thôi chức trong đó có nguyên nhân về việc ký quyết định, giao cho công ty của em trai ông này (Đoàn Duy Thức) khai thác than trái phép trong khu vực mở của tập đoàn Than-Khoáng sản quản lý.

Mới đây nhất, tháng 7/2010, ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong phần kết luận về sai phạm của ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (nay đã bị khởi tố, bắt tạm giam), đã nêu việc ông Phạm Thanh Bình liên tục bổ nhiệm con trai (Phạm Bình Minh) giữ các chức vụ quan trọng trong tập đoàn Vinashin, bổ nhiệm em ruột giữ nhiều chức vụ, đại diện phần vốn nhà nước tại công ty thành viên trái quy định...

Ông Phạm Thanh Bình liên tục bổ nhiệm con trai vào các chức vụ quan trọng trong Tập đoàn Vinashin.
Những ví dụ đó cho thấy, việc cán bộ, quan chức nơi này, nơi kia lạm dụng quyền thế, bố trí công việc, sự thăng tiến cho con có động cơ vụ lợi ở ta không còn là cá biệt cho dù, thực tế, luật Cán bộ, công chức và văn bản hướng dẫn dưới luật cũng đã có những quy định nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng này.

Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành cũng có những quy định như: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quĩ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó. Hay quy định,người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Như vậy, quy định pháp luật rằng buộc về mối quan hệ thân thích trong bố trí công việc ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ở ta không phải không có. Nhưng có thể vẫn có nhiều điểm sơ hở, có thể là ở khâu tổ chức thi cử, tuyển dụng cán bộ hoặc thiếu sự giám sát, kiểm tra nên đâu đó, vẫn xảy ra tình trạng cá nhân lạm dụng quyền lực, vị trí để bầu bán, bổ nhiệm, bố trí công việc có lợi cho người thân thích, tạo ra sự mất công bằng trong công tác nhân sự.

Ở trường hợp ông Phạm Thanh Bình, có thể người ta tin con của ông có năng lực, được đào tạo chuyên sâu nhưng thăng chức cho con tới 3 lần/năm thì không thể không nói ở đây có sự lạm dụng. Chắc chắn, không một cán bộ, công chức nào không có dây mơ, rễ má lại được bổ nhiệm nhanh, ở vào toàn những vị trí đáng mơ ước với một sinh viên ra trường chưa lâu như vậy.

Điều đáng nguy hiểm là với những cán bộ, công chức nếu thiếu năng lực chuyên môn, yếu kém về đạo đức lại cậy quyền, cậy thế của cha, anh, người thân được vào làm việc ở những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước thì rất có thể sẽ gây ra những hành vi phương hại đến lợi ích công: thiếu trách nhiệm với công việc, bê bối, tham nhũng...

Lãnh đạo một tập đoàn kinh tế nhà nước tại một hội thảo mới đây nói lên một câu chuyện: nhiều khi thứ trưởng của bộ tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn, với một dự án, một đề án của tập đoàn mà ông thứ trưởng ấy đã đồng ý, lãnh đạo bộ cũng đồng ý mà chuyên viên phụ trách không đồng ý là cũng không xong.

Ý của ông này có nói tới có những vị trí dù chuyên viên nhưng lại con cái, cháu chắt của quan chức, lãnh đạo cao cấp nào đó thì không ai dám coi thường.

Trong thời gian tới, sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự ở các bộ, ngành, UBND các cấp, các doanh nghiệp lớn của nhà nước. Liệu sẽ còn bao nhiêu ví dụ nữa để nhiều người tin vào câu chuyện "con quan rồi sẽ lại lại làm quan"?

Do đó, xem chuyện ở xứ Hàn, ngẫm lại chuyện nhân sự ở ta, mới thấy rằng, giữa ta và họ vẫn có khoảng cách lớn trong ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật, chí ít là ở khâu tổ chức, sử dụng con người-một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của bộ máy nhà nước.
 
thì nước Việt mà....giỏi chắc gì đã bằng "quen" :D....dĩ nhiên tình trạng này xảy ra nhiều ở các Cơ quan Nhà Nước....
còn trong Ngân hàng thì tình trạng này cũng ngày càng được khắc phục....HY VỌNG THẾ
 
hôm nọ nói chuyện với một người chị họ, chị ấy hỏi mình là gia đình đã lo đến đâu rồi, mình mới ngỡ ngàng, chị bảo bây giờ ngân hàng người ta đều đặt chỗ trước rồi, ngẫm lại nhà mình làm gì có tiền mà chạy, cứ thấy tủi thân. phải chăng là ngay từ đầu thi vào trường đại học mình đã chọn sai ngành rồi
 
hôm nọ nói chuyện với một người chị họ, chị ấy hỏi mình là gia đình đã lo đến đâu rồi, mình mới ngỡ ngàng, chị bảo bây giờ ngân hàng người ta đều đặt chỗ trước rồi, ngẫm lại nhà mình làm gì có tiền mà chạy, cứ thấy tủi thân. phải chăng là ngay từ đầu thi vào trường đại học mình đã chọn sai ngành rồi
Hj, nếu mà thi các NH ở HN/HCm.. thì phải dựa vào năng lực của mình mà :D (Các khối NH TMCP)
 
Buồn thật, lo cho thân mình quá, không có tiền cũng chẳng phải con cháu các cụ, haizz
 
bao giờ vnam mình mới thay đổi đây. các cụ nói chẳng sai " con vua thì lại làm vua con sãi ở chùa thì quét lá đa" tuy nhiên đợi đến khi " con vua thất thế thì ra ở chùa" chắc mình ko đợi được
 
Hj, nếu mà thi các NH ở HN/HCm.. thì phải dựa vào năng lực của mình mà :D (Các khối NH TMCP)
Không hoàn toàn như vậy mà pro. Một số NH TMCP lớn có khi đã cơ cấu trước 80-90% chỉ tiêu rồi. Năm ngoái Vietinbank có TGĐ mới, chú ấy tuyển một loạt nhân sự vào các CN&PGD ở nhiều tỉnh/TP, mình được biết có 2 chị nộp hồ sơ và thi tuyển, phỏng vấn, kết quả: pass:) (2 bằng giỏi:D). Thấy có đợt đấy còn dựa nhiều vào năng lực, nhưng bao giờ mới lại có cơ hội như thế đây:(
 
Theo mình biết thì Agribank hiện tổ chức thi tuyển vòng 1 - vòng chuyên môn, theo các cụm miền Bắc, Trung, Nam, qua được vòng đó rồi mới bắt đầu đến chuyện chọn hồ sơ, phỏng vấn ..., nên có là COCC đi nữa thì cũng phải giỏi và qua được cái vòng đó đã
 
ôi ! chuyện bình thường mà! kêu nhiều làm gì! Bây giờ để sống sót đc thì 1 là giỏi, 2 là thế nào ấy, chứ còn làng nhàng lửng lơ cá vàng thì khó lắm! Thế nên nếu ko thuộc thành phần:)>- COCC thì cố mà cực giỏi thôi!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,581
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
351,916
Thành viên mới nhất
elasticamerch
Back
Bên trên