Chuyện có thật, cảnh báo các uber, đặc biệt là nv mới vào NH

somebody_to_love

Verified Banker
Chuyện có thật, vừa hôm qua nghe bạn gái kể xong, giật mình, phải đăng cho anh em uber được biết.

Ở NH nó làm có vụ việc này, một PGD mượn hồ sơ, tài khoản nhân viên của 1 công ty là KH đang chi lương để vay tín chấp bằng lương, tiền cuối cùng đưa cho GĐ PGD sử dụng. Những tài khoản kia cũng ảo, vừa mới bổ sung vào danh sách chi lương, chủ TK hoàn toàn không biết về việc tồn tại của TK.
Trình tự:
- Nhân viên A nhận y/c của GĐ, Làm hồ sơ khống vay vốn, GĐ duyệt giải ngân vào tài khoản Khách hàng.
- Cắt TK khách hàng chuyển về TK của nhân viên A của PGD.
- Nhân viên A rút tiền mặt và giao cho GĐ PGD.
- Hàng tháng GĐ đưa tiền cho NV A để nộp vào TK khách hàng để thu nợ lãi.

Vừa rồi có đợt kiểm tra bị lộ thì GĐ đã chối bay biến và trên sao kê tài khoản KH thì toàn bộ đều liên quan tới tên của NV A.

Trên thực tế thì một mình NV A không thể làm mọi việc mà không có sự ngầm đồng ý của GĐ được, tuy nhiên trên hồ sơ thì chỉ thể hiện là của NV A.

Nhân viên A này do mới vào làm, nên tất cả y/c của GD đều không dám từ chối, vả lại còn thiếu kinh nghiệm nên bị GĐ "gài" quá nhiều.

Mong các ace đọc và rút ra bài học cho mình, hãy cẩn thận.
 
Giải ngân k có chữ kí của trưởng phòng PGD à mà lại có mỗi chữ kí của Nv A ?
 
Chuyện vi phạm như thế này cũng không phải hiếm, tuy nhiên do NH cũng muốn bưng bít thông tin để giữ uy tín nên không public thôi.

Mình cũng đã gặp tình huống tương tự, chia sẽ thêm với các đồng nghiệp:

1./ Bên KSNB sẽ có nhiều cách để kiểm chứng sự thật: Cả NVTD và GĐ đều được tách riêng để đối chứng cùng một thời điểm (đối chứng trực tiếp với NV KTNB và làm biên bản), nội dung là toàn bộ thông tin liên quan đến khoản vay từ việc thẩm định, gặp gỡ KH, trao đổi thông tin với nhau, ngày giờ trình ký, giải ngân, ...), sau đó đối chiếu thông tin "lời khai" với nhau để thấy sự bất hợp lý. Hiển nhiên nếu thực sự là làm lụi thì GĐ sẽ không thể trả lời hay tường trình một cách logic được. Cuối cùng cái đuôi cũng sẽ lòi ra thôi. Nếu kết hợp với khả năng đấu tranh tâm lý của KSNB (y như công an điều tra) thì đảm bảo vị GĐ nọ sẽ nhanh chóng khai sự thực thôi ...

2./ Nếu sau đó, vị GĐ có động thái hoàn trả toàn bộ số tiền chiếm dụng để tất toán khoản vay, thì việc điều tra sẽ đỡ căng thẳng hơn cho 2 bên (KTNB và bên vi phạm). Còn nếu trong quá trình khai thác điều tra mà vị GĐ nọ vẫn cố tình chiếm dụng, hoặc ko có khả năng hoàn trả thì việc điều tra sẽ cực kỳ áp lực, làm vị GĐ nọ mất ăn mất ngủ vì lo sợ (sợ mất uy tín, sợ bị kỷ luật, ...). Còn đối với NVTD thì chứng cứ đã rõ ràng, nên khôn ngoan nhất là cứ thành khẩn khai báo và hợp tác, tích cực hỗ trợ KSNB chứng minh sự thật.

3./ Nếu khoản chiếm dụng nhỏ (theo thông tin của chủ thread thì tín chấp qua lương nên có chắc cũng không nhiều, có thể chỉ vài chục hoặc vài trăm triệu) thì sau khi hoàn trả đầy đủ và có thái độ phối hợp tốt, cộng với cống hiến trước đây (nếu ông này có năng lực và có giúp cho đơn vị đạt chỉ tiêu, ..) thì có thể chỉ xem xét cảnh cáo gia hạn thời hạn nâng lương 6 tháng, hoặc hạ 1 bậc thi đua, .. Nhưng nếu số tiền chiếm dụng cao, cộng với thái độ lấp liếm đổ thừa, cản trở việc điều tra thì con đường sa thải là chắc chắn... Riêng đối với NVTD, thì sau khi khắc phục xong cũng nên tìm kiếm bến đỗ mới cho thanh thản đầu óc và coi như học được một bài học về "cuộc đời", làm lại từ đầu, tuy nhiên đảm bảo NVTD này sẽ chín chắn hơn rất nhiều và có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng cũng như phối hợp nội bộ.

Sau khi tham gia lĩnh vực NH hơn 7 năm, thì kinh nghiệm rút ra là ... không nên tham lam tiền bạc không phải của mình, đặc biệt là của Ngân hàng, vì chưa biết có trót lọt hay không, tuy nhiên cái chắc chắn là tâm trạng sẽ không thoải mái, luôn phải lo sợ và nghĩ cách đối phó. Tiền có chiếm dụng được thì hầu như cũng không sử dụng cho mục đích đúng đắn, mà chủ yếu là tiêu xài cho những mục đích không thiết thực do đây không phải tiền mồ hôi nước mắt kiếm được ...

4./ Về việc mới vô nghề, nghe Sếp bảo gì làm nấy, thì theo mình thực tế vị GĐ và anh NVTD nọ cũng đã có một khả năng thân thiết nhất định rồi, chứ nếu còn xa lạ thì vị GĐ nọ sẽ không dám manh động vậy đâu. Trong trường hợp đã có sự thân thiết nhất định, thì bạn NVTD cứ trao đổi một cách thẳng thắng với GĐ ấy, tuy nhiên cách nói chuyện cần khéo léo nửa đùa nửa thật để tránh xung đột, nhưng phải thể hiện được thái độ kiên quyết từ chối. Trường hợp nếu vị GĐ nọ cứng rắn hoặc bắt buộc phải làm, thì cách tốt nhất là cứ dứt khoát mạnh mẽ nói thẳng không làm, vì vị GĐ nọ không đáng để mình phải tôn trọng nể phục và nhất là có làm chung thì sớm muộn cũng sẽ xảy ra chuyện.

Hi vọng là sau này sẽ không phải đọc báo thấy các đồng nghiệp được lên mục Pháp luật nữa ... :D
 
làm sếp mà muốn vi phạm chỉ định nhân viên cấp dưới khó mà không làm theo, nhưng làm thì tội thông đồng, tiếp tay, đằng nào cũng chết
 
Nói chung nếu tất cả các khâu đều do nhân viên đó làm hết từ nhận hồ sơ, thẩm định cho tới giải ngân mà không qua các bộ phận khác thì việc bị GĐ ép như thế này và làm theo thì cầm chắc suất rời bến rồi. Đúng là rủi ro thật. Chắc chỉ có ngân hàng nhà nước thôi :-<
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên