Chủ đề thảo luận TTQT số 3

Ella_Eva

Thành viên tích cực
Câu hỏi:

Đối với thanh toán bằng L/C, NHPH - Issuing bank chỉ thanh toán khi người thụ hưởng - Beneficiary xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.

Vấn đề đặt ra là:

1. Nếu như trên hối phiếu có sai sót: số tiền trên HP khác với trong L/C, cách viết số tiền không đúng... thì NHPH có được bắt lỗi và từ chối thanh toán BCT hay không?

2. NHPH dựa vào nguồn luật nào để kiểm tra hối phiếu?


Xin mời các bạn cho ý kiến ^^ :p
 
Theo mình nghĩ thế này: Bộ chứng từ trong thanh toán LC bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại. Hối phiếu là chứng từ tài chính, như vậy trong trường hợp số tiền trong hối phiếu k giống với LC thì cần phải coi lại xem LC có cho thanh toán từng phần k, nếu có thì có thể số tiền hối phiếu ít hơn LC là chuyện bình thường, còn vấn đề sai sót trên bề mặt hối phiếu như số tiền bị ghi sai, k khớp giữa chữ và số thì mình hoàn toàn có thể yêu cầu nhà xuất khẩu ký phát lại hối phiếu mới để điều chỉnh, còn việc từ chối thanh toán phải căn cứ vào LC phát hành trên cơ sở kiểm tra chứng từ thương mại hợp lệ. Việc kiểm tra hối phiếu có thể căn cứ và Luật các công cụ chuyển nhượng do Quốc hội thông qua năm 2005 và UCP 600 trong việc hướng dẫn và thực hành LC vì theo mình thấy Luật các CCCN của VN cũng k có gì trái với UCP nên 2 nguồn này có thể tham khảo và đáng tin cậy nhất.
Thân,
 
Theo mình nghĩ thế này: Bộ chứng từ trong thanh toán LC bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại. Hối phiếu là chứng từ tài chính, như vậy trong trường hợp số tiền trong hối phiếu k giống với LC thì cần phải coi lại xem LC có cho thanh toán từng phần k, nếu có thì có thể số tiền hối phiếu ít hơn LC là chuyện bình thường, còn vấn đề sai sót trên bề mặt hối phiếu như số tiền bị ghi sai, k khớp giữa chữ và số thì mình hoàn toàn có thể yêu cầu nhà xuất khẩu ký phát lại hối phiếu mới để điều chỉnh, còn việc từ chối thanh toán phải căn cứ vào LC phát hành trên cơ sở kiểm tra chứng từ thương mại hợp lệ. Việc kiểm tra hối phiếu có thể căn cứ và Luật các công cụ chuyển nhượng do Quốc hội thông qua năm 2005 và UCP 600 trong việc hướng dẫn và thực hành LC vì theo mình thấy Luật các CCCN của VN cũng k có gì trái với UCP nên 2 nguồn này có thể tham khảo và đáng tin cậy nhất.
Thân,

Nếu như người xuất trình là người hưởng lợi do được chuyển nhượng L/C ( Transferable L/C) thì việc NHPH yêu cầu ký phát lại HP có khả thi không khi trong L/C có yêu cầu thời hạn xuất trình BCT?
Nếu như HP được kí phát tại Anh thì bạn căn cứ Luật nào để kiểm tra HP?
 
Nếu như người xuất trình là người hưởng lợi do được chuyển nhượng L/C ( Transferable L/C) thì việc NHPH yêu cầu ký phát lại HP có khả thi không khi trong L/C có yêu cầu thời hạn xuất trình BCT?
Nếu như HP được kí phát tại Anh thì bạn căn cứ Luật nào để kiểm tra HP?
Quan hệ trong thanh toán LC là quan hệ giữa NH với NH nên người hưởng lợi cuối cùng là ai đi nữa thì vẫn thông qua NH để xuất trình yêu cầu thanh toán. Hơn nữa, nếu bạn là người đc chuyển nhượng , liệu có chấp nhận hối phiếu bị ký phát sai?. Trong thanh toán LC, trước khi người thụ hưởng gửi BCT đi xuất trình thì luôn thông qua NH để kiểm tra tính hợp lệ nhằm giảm thiểu khả năng bị từ chối thanh toán. Nếu trong LC có nquy định về xuất trình BCT thì mình nghĩ là chứng từ thuơng mại, bởi đây là chứng từ quan trọng sở hữu hàng hóa chứ k phải là HP.
Nguồn luật của nước nào đc mang ra sử dụng khi có tranh chấp, khiếu nại, còn thông thường vẫn dựa vào UCP thôi, đây k phải là luật quốc gia mà là tập quán quốc tế, nên tính pháp lý của nó là cao nhất. Nếu k có kiên nhẫn đọc UCP thì người Anh căn cứ vào luật Anh, người Việt đọc tiếng Việt vậy ^^
 
Quan hệ trong thanh toán LC là quan hệ giữa NH với NH nên người hưởng lợi cuối cùng là ai đi nữa thì vẫn thông qua NH để xuất trình yêu cầu thanh toán. Hơn nữa, nếu bạn là người đc chuyển nhượng , liệu có chấp nhận hối phiếu bị ký phát sai?. Trong thanh toán LC, trước khi người thụ hưởng gửi BCT đi xuất trình thì luôn thông qua NH để kiểm tra tính hợp lệ nhằm giảm thiểu khả năng bị từ chối thanh toán. Nếu trong LC có nquy định về xuất trình BCT thì mình nghĩ là chứng từ thuơng mại, bởi đây là chứng từ quan trọng sở hữu hàng hóa chứ k phải là HP.
Nguồn luật của nước nào đc mang ra sử dụng khi có tranh chấp, khiếu nại, còn thông thường vẫn dựa vào UCP thôi, đây k phải là luật quốc gia mà là tập quán quốc tế, nên tính pháp lý của nó là cao nhất. Nếu k có kiên nhẫn đọc UCP thì người Anh căn cứ vào luật Anh, người Việt đọc tiếng Việt vậy ^^

Trong thực tế thì không phải ai cũng hiểu về cách kí phát HP nên nếu nói là "liệu có chấp nhận HP bị kí phát sai " thì cũng còn tùy trường hợp:)
 
Trong thực tế thì không phải ai cũng hiểu về cách kí phát HP nên nếu nói là "liệu có chấp nhận HP bị kí phát sai " thì cũng còn tùy trường hợp:)
Đó là những lỗi sai cơ bản mà bất kỳ chứng từ nào cũng k đc chấp nhận, hơn nữa HP sử dụng trong thanh toán LC còn phải dẫn chiếu theo LC số mấy, ngày lập nữa. Chính vì không phải ai cũng hiểu cách ký phát nên phải nhờ tới NH. Mình nghĩ vậy đó, trên thực tế đi làm thì còn gặp nhiều trường hợp lỗi sai nhưng có thể chấp nhận đc chẳng hạn như cách ghi các chữ và số ở mỗi quốc gia hoặc ghi sai lỗi chính tả, chuyện đó xảy ra nhiều lắm.
Thân,
 
Nguồn luật của nước nào đc mang ra sử dụng khi có tranh chấp, khiếu nại, còn thông thường vẫn dựa vào UCP thôi, đây k phải là luật quốc gia mà là tập quán quốc tế, nên tính pháp lý của nó là cao nhất. Nếu k có kiên nhẫn đọc UCP thì người Anh căn cứ vào luật Anh, người Việt đọc tiếng Việt vậy ^^
Gì mà UCP có tính pháp lý cao nhất. Bậy bạ quá. UCP mà trái với luật của Việt Nam thì vào Việt Nam nó ko khác gì tờ giấy lộn. Bạn phải hiểu là UCP chỉ là tập quán, nó ko phải là luật quốc tế. trong LC sẽ dẫn chiếu các quy định của UCP. Nếu các quy định của UCP trái với luật Việt Nam thì thực hiện theo luật Việt Nam ( còn nếu họ không biết luật VN thì bị phía VN ko thanh toán ráng chịu), nếu luật Việt Nam trái với luật quốc tế trong đó VN là thành viên thì thực hiện theo luật quốc tế.

Nếu hối phiếu thuộc 1 bên quan hệ của VN thì phải áp dụng luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2006
Trên thế giới, để xác định hiệu lực của hối phiếu thì dựa vào ULB có hiệu lực tại tất cả các nước châu Âu ( trừ Anh).
Ở câu này theo em.
Theo ISBP thì số tiền trên hối phiếu phải chính xác giữa bằng số và bằng chữ. Số tiền trên hối phiếu phải thống nhất với số tiền trên hóa đơn và nằm trong giá trị của LC. Nếu xuất trình hối phiếu vi phạm 1 trong các điều trên.

TH1: số tiền bằng chữ và số ko giống nhau:
Nếu NHPH là NHVN. chúng ta chịu chi phối bởi UCP và cao hơn là luật Quốc gia. Trong trường hợp này việc bắt bất hợp lệ hay không là tùy thuộc vào NHPH.
Nếu số tiền bằng số và bằng chữ ko giống nhau ( trái với UCP) thì với luật quốc gia Việt Nam hối phiếu vẫn được chấp nhận, và tính bằng số tiền bằng chữ. Tuy nhiên nếu luật quốc gia của người xuất trình có quy định điều này là được chấp nhận thì họ có thể không đồng ý bất hợp lệ.Nếu chúng ta từ chối thanh toán, họ có thể khởi kiện tại quốc gia của họ.
Rắc rối khi 2 luật quốc gia xung khắc, nhưng lại ko có 1 luật quốc tế nào đứng trên luật quốc gia để giải quyết.
Như vậy, khi quan hệ với 1 đối tác chúng ta phải biết được luật quốc gia của nước đó.

PS: nếu hối phiếu được ký phát tại Anh thì vẫn phải căn cứ vào luật công cụ chuyền nhượng của VNam. Nếu hối phiếu đó xuất trình tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam có nói rõ, nếu các công cụ chuyển nhượng trong quan hệ với nước ngoài được thỏa thuận sử dụng UCP hay URC thì có thể tuân theo quy định tại bộ quy tắc này. Như vậy trong thanh toán LC hoặc nhờ thu... chúng ta kiểm tra hối phiếu theo qui định của UCP.

TH2: Số tiền trên hối phiếu khác với số tiền trên hóa đơn hoặc không phù hợp với giá trị của LC.
Quyền quyết định bắt bất hợp lệ hay không là tùy thuộc vào NHPH
*Nếu bắt bất hợp lệ: đúng theo quy định của LC. NHPH sẽ từ chối thanh toán theo ISBP. Tuy nhiên việc này sẽ làm chậm trễ quá trình giao hàng gây bất lợi đến khách hàng của NH. Mất uy tín.
* Nếu ko bắt bất hợp lệ: NHPH sẽ ký chấp nhận thanh toán 1 phần trên hối phiếu, nếu giá trị hối phiếu vượt quá giá trị của hóa đơn và LC.
Nếu số tiền nhỏ hơn hóa đơn thì. ..... ... quá tốt :)). Miễn sao số tiền chấp nhận thanh toán ko được vượt quá số tiền có trên LC. Theo điều 18b UCP600. Đây là cách giải quyết có lẽ hay ho.
^^.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Gì mà UCP có tính pháp lý cao nhất. Bậy bạ quá. UCP mà trái với luật của Việt Nam thì vào Việt Nam nó ko khác gì tờ giấy lộn. Bạn phải hiểu là UCP chỉ là tập quán, nó ko phải là luật quốc tế. trong LC sẽ dẫn chiếu các quy định của UCP. Nếu các quy định của UCP trái với luật Việt Nam thì thực hiện theo luật Việt Nam ( còn nếu chúng ta không biết luật VN thì bị phía VN ko thanh toán ráng chịu), nếu luật Việt Nam trái với luật quốc tế trong đó VN là thành viên thì thực hiện theo luật quốc tế.
Theo những gì đucợ học ở môn TTQT thì hiện nay ở VN chúng ta vẫn áp dụng ULB và luật các công cụ chuyển nhượng.
oh, mình mới đọc lại tài liệu, tính chất pháp lý của UCP là tùy ý nên sẽ có thứ tự như sau: Luật quốc tế-Hiệp định song phương và đa phương-Luật quốc gia-Thông lệ và tập quán quốc tế. Sorry cả nhà, do lâu quá k đọc tài liệu nên kiến thức bị sai lệch ^^. Nhưng khi tham gia thanh toán quốc tế thì luật bên nào sẽ chi phối bên đó chứ k phải vì k biết luật VN thì bị phía VN k thanh toán, chưa kể luật mỗi nước còn có xung đột với cả luật quốc tế nữa nên khi sử dụng phương thức này phải hết sức thận trọng. Nếu nó là giấy tờ lộn thì còn dẫn chiếu vào LC làm gì? hóa ra các LC do NH ơ VN mở điều k đc dẫn chiếu UCP hay sao? Mình vẫn khẳng định 1 điều là nguồn luật chỉ đc đề cập khi giải quyết tranh chấp và theo tính chất pháp lý với thứ tự như trên.
 
Không biết bạn(anh/chị) có làm về thanh toán quốc tế ko?
Người ta soạn thảo ra UCP là để coi nó như 1 chuẩn mực dẫn chiếu mang tính áp dụng tùy ý trên toàn thế giới.
Với những trường hợp cụ thể, với 1 đối tượng cụ thể. LC có thể dẫn chiếu UCP, nhưng điều khoản UCP đó ko được trái với luật quốc gia hiện hành. Nếu nó trái, nó ko khác gì tờ giấy lộn vì ko có hiệu lực pháp lý.
Hãy nghĩ đơn giản, UCP thực ra chỉ là cái phụ lục đính kèm theo hợp đồng. Mà đáng lẽ ra người ta phải ghi hết các điều khoản vào trong hợp đồng thì nhờ có UCP mà người ta ko cần phải làm thế. Và khi có tranh chấp thì lấy cái phụ lục đó ra mà tranh cãi.
Thí dụ: nếu có tập quán quốc tế nào đó cho phép hoạt động mại dâm chẳng hạn. Có hợp đồng mua bán gái mại dâm liên quốc gia. Vậy hợp đồng đó có được chấp nhận tại VN ko? Vào tù!!! :)
Có 1 ví dụ điển hình: khi ta xuất trình chứng từ qua các nước Ả rập thống nhất chẳng hạn. Vì mốt số nhân viên thanh toán quốc tế cứ thần thánh hóa UCP mà ko đoái hoài tới luật quốc gia của nước Ả rập đã phải ôm quả đắng khi họ nhờ tòa án can thiệp từ chối thanh toán, măc dù phù hợp với UCP, nhưng lại ko phù hợp với luật quốc gia đó.
À. Em cũng xin nói luôn: Luật quốc tế ko hẳn đã ở trên đâu.:). Luật quốc tế chỉ có hiệu lực pháp lý cao hơn luật quốc gia nếu như quốc gia đó có là thành viên của bộ luật đó.
Thí dụ Công Ước Viên có hiệu lực ở phần lớn các nơi trên thế giới nhưng ko có hiệu lực tại VN, vì VN ko phải là thành viên.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
theo mình nghĩ tình huống này, giờ hầu như không còn nữa. Trc khi gửi chứng từ đi đòi tiền, bộ phận LC xuất khẩu sẽ kiểm tra chứng từ trc. Có 2 loại: 1 là chứng từ do Ben phát hành như: Bill,Invoice, Packing list.. thì sửa vô tư, không ảnh hưởng gì. Còn Chứng từ do bên thứ 3 phát hành như: B/L,C/O, các chứng từ về kiểm dịch...thì phải do bên đấy sửa. Trong quá trình làm việc,nếu chứng từ do Ben phát hành sai,bên mình yêu cầu Ben làm lại, hoặc tự làm cho Ben là điều thường xuyên,nhất là hối phiếu. Vì chữ kí trên HP là chữ kí ko xác thực nên chỉ cần ghi For the behalf of ben: là ai kí cũng đc.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,473
Thành viên mới nhất
ngoctraisonglon
Back
Bên trên