Back dated (Ký lùi vận đơn)
Về mặt nghiệp vụ, ký lùi vận đơn là hành vi sai trái không thể biện minh bằng bất cứ lý do
nào. Nhưng về mặt kinh doanh, có nhiều trường hợp, người ta không thể chỉ đơn giản “nói
không với back date” mà buộc phải cân nhắc thiệt hơn về lợi ích, quan hệ đối tác v.v, hoặc
tìm ra giải pháp xử lý ít tốn kém nhất trước sự thể đã rồi .
Nếu bạn nhận được yêu cầu back date từ chủ hàng, hãy tìm hiểu xem lý do là gì để có cách
ứng xử phù hợp. Mục đích ký lùi vận đơn thì đa dạng nhưng có thể túm gọn thành 3 nhóm
sau:
1) Nhằm phù hợp với quy định nghiệp vụ chứng từ
Trường hợp phổ biến là ngày kết thúc xếp hàng thực tế muộn hơn một chút so với latest
shipment date của L/C hoặc thời hạn của giấy phép xuất khẩu. Khi đó B/L date sẽ không
phù hợp với quy định thời hạn xếp hàng trong L/C và giấy phép xuất khẩu. Đây là trường
hợp duy nhất có thể cân nhắc ký lùi vận đơn. Tuy nhiên, cần yêu cầu xuất trình các giấy tờ
sau:
+ Bằng chứng hợp lý, hợp lệ: bản sao hợp đồng mua bán, bản sao L/C, giấy phép XK.
+ Thư cam kết (Letter of Indemnity) và chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh
chấp, khiếu kiện đối với người vận chuyển do việc phát hành vận đơn lùi ngày.
Rủi ro lúc này thuần tuý về dân sự, lỗi vi phạm hợp đồng mua bán. Người bán là đối tượng
chịu rủi ro chính. Thiệt hại kinh tế trực tiếp của người mua từ việc back-dated B/L là không
lớn, khả năng người mua khiếu kiện bên vận tải về lỗi này là ít xảy ra.
Lẽ dĩ nhiên, không nên coi nó là bùa hộ mệnh vì một khi lừa đảo thì mọi cái đều có thể làm
giả, lúc này rủi ro lại khác.
Chỉ nên thực hiện với các đối tác đáng tin cậy, hoặc bạn chắc chắn tình huống phát sinh sự
việc là có thật. Và không nên ký lùi quá 03 ngày. Nếu nhiều hơn thì xem xét giải pháp xử lý
khác (tu chỉnh L/C, gia hạn giấy phép xuất khẩu v.v) thay vì back date.
2) Nhằm lách quy định để hưởng lợi ích nào đó về thuế quan, ưu đãi.
Thường hay xảy ra với hàng xuất là chính. Hàng nhập khẩu để được hưởng ưu đãi, hầu hết
các nước sử dụng các công cụ giám sát tại đích (hải quan, thông quan nhập khẩu) mới đảm
bảo chính xác, ai lại chỉ dựa vào thông tin ngọn (ngày shipped on board trên vận đơn) như
bạn nào đó nói thì ....kỳ quá. Chính sách thuế quan mà lỏng lẻo thế thì toi.
Trường hợp này khó phát hiện hơn (vì lý do thực bị ngụy trang bằng những luận điểm dễ
thương khác) nhưng không phải là điệp vụ bất khả thi. Dấu hiệu trước tiên là chủ hàng phải
đàm phán trước để có được chấp thuận ký lùi bill từ phía người vận chuyển (vì nhỡ xếp
hàng rồi mà không cho back-dated thì xôi hỏng bỏng không). Thứ nữa là quanh co, dè dặt
khi được yêu cầu cung cấp bằng chứng xác thực. Hãy tạm thời trì hoãn việc nói Yes hay No
để check các nguồn thông tin về thay đổi chính sách thuế tại nơi xuất hàng, thậm chí có thể
phải dùng đến các “phép thử” chủ hàng để tìm ra điều khó nói v.v. Chỉ cần một vài dấu hiệu
để kết luận lý do ngầm của back date rồi thì “thưa quý khách hàng, chúng tôi rất lấy làm tiếc
chính sách của hãng tàu chúng tôi hiện chưa cho phép....”.
Rủi ro lúc này nâng cấp thành quan hệ hình sự, tội tòng phạm giả mạo chứng từ để trốn
thuế.
3) Nhằm lừa đảo - trục lợi.
Thường thì người gửi hàng yêu cầu ký vận đơn lùi ngày khá xa so với B/L date thực tế và
đòi lấy vận đơn trước thời điểm hàng on board hoặc trước khi forwader nhận đủ hàng. Mục
đích là mang bộ chứng từ khống xuất trình cho ngân hàng, lấy được tiền hàng là lặn không
sủi tăm, hàng họ cũng bốc hơi luôn. Trường hợp này tuyệt đối tránh. Với người vận chuyển,
khi hàng chưa nằm trong quyền take care của mình, thì nhất quyết không có xuất Bill
Clinton gì hết.
Rủi ro trường hợp này ở cấp độ cao nhất, lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Lỗi không còn
đơn thuần là ký lùi vận đơn mà là phát hành khống vận đơn để lừa đảo
Ai có ý kiến nào khác xin mời đóng góp để mình học hỏi nhé.