2. Bảo lãnh
2.1 Bảo lãnh:
Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo lãnh rất phong phú và đa dạng. Nếu căn cứ vào chủ thể bảo lãnh thì có các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh của Nhà nước (chủ yếu là Bộ tài chính và Ngân hàng trung ương đối với các doanh nghiệp).
- Bảo lãnh của công ty mẹ với công ty con.
- Bảo lãnh của NHTM đối với các khách hàng vay vốn.
- ……..
Sau đây sẽ đi sau vào nghiệp vụ Bảo lãnh của NHTM đối với khách hàng vay vốn.
a) Ngân hàng bảo lãnh:
Ngân hàng bảo lãnh là các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (trường hợp đặc biệt, NHTW sẽ tham gia bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định).
b) Điều kiện đối với khách hàng xin bảo lãnh.
- Có tư cách pháp nhân
- Có văn bản thỏa thuận ban đầu hoặc hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh.
- Hoạt động kinh doanh có lãi.
- Không có nợ quá hạn với ngân hàng, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán.
- Có đủ tài sản đảm bảo hợp pháp cho bảo lãnh.
c) Quy trình bảo lãnh:
Một là: Khách hàng gửi hồ sơ xin bảo lãnh đến ngân hàng.
Hồ sơ xin bảo lãnh bao gồm các tài liệu sau đây:
- Đơn xin bảo lãnh vay vốn.
- Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến bảo lãnh vay vốn.
- Giấy phép xuất nhập khẩu (đối với trường hợp bảo lãnh có liên quan)
- Danh mục tài sản thế chấp, cầm cố.
Hai là, Ngân hàng bảo lãnh thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh.
Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó, trên 2 mặt chủ yếu:
- Các điều kiện bảo lãnh của khách hàng đã hội tụ đầy đủ và thỏa mãn quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh chưa ?
- Tài sản thế chấp, cầm cố cho bảo lãnh đã đủ các tiêu chuẩn chưa ?
Việc thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp giống như loại cho vay mục 1.1
Ba là, Ngân hàng xác định hai chỉ tiêu chủ yếu là mức tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh.
- Mức tiền bảo lãnh: Căn cứ để ngân hàng bảo lãnh xác định mức tiền bảo lãnh là:
+ Nhu cầu bảo lãnh của khách hàng
+ Giá trị tài sản thế chấp cầm cố
+ Mức tiền bảo lãnh tối đa so với quỹ bảo lãnh.
Ở Việt Nam, quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh hiện hành quy định: Mức tiền bảo lãnh tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh.
- Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện từng nghĩa vụ đã đựoc các bên tham gia thỏa thuận phải được bên bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
- Phí bảo lãnh: Ngân hàng bảo lãnh thu phí bảo lãnh theo chế độ hiện hành. Ở Việt Nam hiện nay, mức phí quy định tối đa là 1%/năm tính trên số tiền đang còn được bảo lãnh.
Việc bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh hay gọi là văn bản chấp thuận bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành, để chuyển tới ngân hàng cho vay.
Bốn là: Ngân hàng cho vay xét duyệt cho vay trên cơ sởvăn bản chấp thuận bảo lãnh của bên bảo lãnh.
Sau khi xem xét các điều kiện, ngân hàng cho vay xác định một mức tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với nội dung ghi tỏng thư bảo lãnh. Ngân hàng cho vay và khách hàng đi vay ký kết hợp đồng tín dụng, làm các thủ tục cấp phát tiền vay.
Năm là: Thu nợ, thu lãi:
- Khách hàng vay phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi) đã cam kết với ngân hàng cho vay. Khi khách hàng đã trả nợ xong, ngân hàng bảo lãnh phải trao trả đầy đủ tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng được bảo lãnh.
- Trường hợp khách hàng vay không trả được nợ, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. Trường hợp này khách hàng được bảo lãnh phải chịu phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Sau đó bên bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi số tiền đã trả thay.
2.2 Đồng bảo lãnh
Trong những thương vụ lớn, khả năng rủi ro vượt quá khả năng về vốn của một ngân hàng, mặt khác để phân tán rủi ro thì nhiều ngân hàng đứng ra bảo lãnh.
Như vậy, đồng bảo lãnh là việc bảo lãnh của một nhóm các tổ chức tín dụng (từ 2 trở lên) cho một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối phối hợp với các bên bảo lãnh để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của tổ chức tín dụng.
3. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá
Chứng từ có giá là những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị, do những đơn vị được phép phát hành hợp pháp như: Kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu … Những chứng từ này được luật pháp thừa nhận. Chúng được coi là tài sản của những người sở hữu. Khi chưa đến hạn thanh toán, người sở hữu chúng có thể mang chúng đến bán tại NHTM. Việc mua các chứng từ chưa đến hạn thanh toán của khách hàng được gọi là nghiệp vụ chiết khấu.
Như vậy, chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho ngân hàng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức triết khấu.
3.1 Điều kiện chiết khấu
- Chứng từ có giá phải do các đơn vị được phép phát hành hợp pháp.
- Chứng từ có giá còn thời hạn thanh toán phù hợp với thời hạn chiết khấu ngân hàng quy định.
- Chứng từ có giá phải được phép chuyển nhượng mua bán.
3.2 Quy trình chiết khấu
a) Thủ tục chiết khấu
- Khách hàng lập và nộp hồ sơ xin chiết khấu. Khi có nhu cầu chiết khấu chứng từ có giá, khách hàng phải lập hồ sơ xin chiết khấu để gửi lên ngân hàng. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm: Đơn xin chiết khấu, bản gốc chứng từ có giá, bảng kê các chứng từ xin chiết khấu và cá tài liệu khác có liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu.
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ xin chiết khấu. Ngân hàng tiến hành kiểm tra các điều kiện chiết khấu. Ngân hàng trả lời ngay cho khách hàng biết những chứng từ được chấp nhận chiết khấu.
- Mức chiết khấu: Mức chiết khấu bằng 80% - 120% mức sinh lời của chứng từ chiết khấu, trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Trường hợp chứng từ không ghi rõ lãi suất, thì ngân hàng lấy lãi suất của chứng từ tại thời điểm xin chiết khấu để xác định mức sinh lời của chứng từ.
+ Nếu chứng từ có lãi suất được trả lãi trước:
Lãi chiết khấu = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu
Lãi chiết khấu = (Mệnh giá chứng từ x lãi chứng từ ) x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu
Trong một số trường hợp, ngân hàng thực thi nghiệp vụ này còn thu hoa hồng phí.
+ Hoa hồng phí là các chi phí cho nghiệp vụ chiết khấu mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Nó cũng được xác định khác nhau tùy theo chứng từ đó được trả lãi trước hay trả lãi sau hoặc được quy định cố định cho nghiệp vụ chiết khấu.
Nếu chứng từ được trả lãi trước:
Hoa hồng phí = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Nếu chứng từ được trả lãi sau:
Hoa hồng phí = (Mệnh giá chứng từ X lãi chứng chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Thời hạn chiết khấu được tính riêng cho từng loại chứng từ trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại, nhưng tối đa không quá 90 ngày.
Đối với những chứng từ có mệnh giá nhỏ, thời hạn chiết khấu ngắn, mức chiết khấu ngân hàng được xác định quá thấp không đủ bù đắp các chi phí chiết khấu của ngân hàng, thì khi chiết khấu ngân hàng có thể quy định thu theo mức tối thiểu.
- Ngân hàng xác định số tiền cho vay. Sau khi đã xác định được mức chiết khấu, ngân hàng sẽ xác định số tiền cho vay khi ngân hàng xin chiết khấu. Nói chung, số tiền ngân hàng cho khách hàng vay (hay trả cho khách hàng) là:
Số tiền phải trả cho khách hàng = Tổng số mệnh giá chứng từ - Tổng số mức chiết khấu
VD1: doanh nghiệp A có tín phiếu kho bạc với mệnh giá là 50 trđ, lãi suất tín phiếu là 12%.năm. Thời hạn hiệu lực còn lại của tín phiếu là 75 ngày. Doanh nghiệp xin chiết khấu là 2%/tháng. Hai bên thỏa thuận mức chiết khấu bằng 80% mức sinh lời.
Tổng số tiền ngân hàng cho vay được tính như sau:
- Mức sinh lời của chứng từ trong 2 tháng:
50 tr x 12%/12 X 2 = 1 trđ
- Lãi chiết khấu:
1 tr x 80% = 0,8 tr đ
- Ngân hàng cho doanh nghiệp A vay là:
50 tr – 0,8 tr = 49,2 tr đ
VD2: Doanh nghiệp B mang thương phiếu có mệnh giá 100 trđ đến ngân hàng xin chiết khấu. Thời hạn hiệu lực còn lại của thương phiếu là 3 tháng. Doanh nghiệp xin chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của chứng từ. Hai bên thỏa thuận lãi suất chiết khấu (dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành) là 1,2%/ tháng.
Hoa hồng phí chiết khấu là 0,1% cho khoản chiết khấu trên.
Tổng số tiền ngân hàng cho doanh nghiệp B vay được tính như sau:
- Lãi suất chiết khấu:
100 tr x 1,2% x 3T = 3,6 trđ
- Hoa hồng chiết khấu:
100 tr x 0,1% = 0,1 trđ
- Ngân hàng cho doanh nghiệp B vay:
100 tr – 3,6 tr – 0,1 tr = 96,3 tr đ
b) Ngân hàng phát tiền vay:
Số tiền cho vay là số tiền ngân hàng trả cho khách hàng chiết khấu. Số tiền này được chuyển vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt hay trả bằng ngân phiếu thanh toán.
Khi phát tiền vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng chiết khấu phải ký chuyển nhượng vào chứng từ có giá chiết khấu.
c) Thu nợ:
Hết thời hạn chiết khấu, ngân hàng trích tài khoản tiền gửi hoặc yêu cầu khách hàng chiết khấu nộp tiền mặt bằng số tiền xin chiết khấu để trả nợ đồng thời làm thủ tục trả lại chứng từ chiết khấu cho khách hàng. Trường hợp đến hạn, khách hàng không có tiền để trả nợ thì ngân hàng xử lý như sau:
- Chứng từ có giá không chuyển nhượng được thì ngân hàng chuyển số nợ trên sang nợ qua hạn và xử lý như trường hợp nợ cho vay quá hạn.
- Chứng từ chuyển nhượng được, ngân hàng sẽ làm thủ tục đưa đến đơn vị phát hành để thanh toán và thu hồi nợ khi chứng từ đó đến hạn thanh toán.
4. Nghiệp vụ thấu chi.
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
Quy trình nghiệp vụ thấu chi:
+ Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng này phải thỏa thuận được hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, đảm bảo tiền vay (nếu có), hướng sử dụng tiền vay …
+ Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai.
Tài khỏa vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Khi rút tiền lớn hơn gửi tiền (tức là tài khoản vãng lai dư nợ) thể hiện nghiệp vụ thấu chi.
+ Ghi chép và hạch toán:
Ngày xuất, nhập là ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào ngày phát sinh nghiệp vụ để xác định “ngày giá trị” . Căn cứ vào “ngày giá trị” tổng dư nợ và tổng dư có được xác định, đó là cơ sở để tính lãi.
+ Lãi suất:
Hai loại số dư nợ và có được tính riêng sau đó bù trừ. Nếu dư nợ và dư có áp dụng cùng một lãi suất gọi là “lãi suất qua lại”.
Nếu lãi suất dư có nhỏ hơn lãi suất dư nợ gọi là “lãi suất chênh lệch”. Nếu áp dụng lãi suất cố định trong một thời gian dài gọi là “lãi suất bất biến”.
Ngoài phần lãi phải trả, khách hàng còn phải trả một số khoản phí như phí quản lý tài khoản, hoa hồng phí, phí tất toán …
+ Thu nợ: Mỗi lần khách hàng có thu, hạch toán vào bên có tài khoản vãng lai, coi như khách hàng trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng luôn kiểm tra số dư nợ để không vượt quá hạn mức và thời gian sử dụng mà khách hàng đã ký trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp xuất hiện khả năng thanh toán yếu ở khách hàng, ngân hàng sẽ hạn chế và có thể đình chỉ cho vay.
Mọi trường hợp không thanh toán được nợ đúng hạn, khách hàng đều bị xử lý như các trường hợp nợ quá hạn khác.
Theo saga.vn
2.1 Bảo lãnh:
Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo lãnh rất phong phú và đa dạng. Nếu căn cứ vào chủ thể bảo lãnh thì có các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh của Nhà nước (chủ yếu là Bộ tài chính và Ngân hàng trung ương đối với các doanh nghiệp).
- Bảo lãnh của công ty mẹ với công ty con.
- Bảo lãnh của NHTM đối với các khách hàng vay vốn.
- ……..
Sau đây sẽ đi sau vào nghiệp vụ Bảo lãnh của NHTM đối với khách hàng vay vốn.
a) Ngân hàng bảo lãnh:
Ngân hàng bảo lãnh là các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (trường hợp đặc biệt, NHTW sẽ tham gia bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định).
b) Điều kiện đối với khách hàng xin bảo lãnh.
- Có tư cách pháp nhân
- Có văn bản thỏa thuận ban đầu hoặc hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh.
- Hoạt động kinh doanh có lãi.
- Không có nợ quá hạn với ngân hàng, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán.
- Có đủ tài sản đảm bảo hợp pháp cho bảo lãnh.
c) Quy trình bảo lãnh:
Một là: Khách hàng gửi hồ sơ xin bảo lãnh đến ngân hàng.
Hồ sơ xin bảo lãnh bao gồm các tài liệu sau đây:
- Đơn xin bảo lãnh vay vốn.
- Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến bảo lãnh vay vốn.
- Giấy phép xuất nhập khẩu (đối với trường hợp bảo lãnh có liên quan)
- Danh mục tài sản thế chấp, cầm cố.
Hai là, Ngân hàng bảo lãnh thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh.
Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó, trên 2 mặt chủ yếu:
- Các điều kiện bảo lãnh của khách hàng đã hội tụ đầy đủ và thỏa mãn quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh chưa ?
- Tài sản thế chấp, cầm cố cho bảo lãnh đã đủ các tiêu chuẩn chưa ?
Việc thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp giống như loại cho vay mục 1.1
Ba là, Ngân hàng xác định hai chỉ tiêu chủ yếu là mức tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh.
- Mức tiền bảo lãnh: Căn cứ để ngân hàng bảo lãnh xác định mức tiền bảo lãnh là:
+ Nhu cầu bảo lãnh của khách hàng
+ Giá trị tài sản thế chấp cầm cố
+ Mức tiền bảo lãnh tối đa so với quỹ bảo lãnh.
Ở Việt Nam, quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh hiện hành quy định: Mức tiền bảo lãnh tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh.
- Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện từng nghĩa vụ đã đựoc các bên tham gia thỏa thuận phải được bên bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
- Phí bảo lãnh: Ngân hàng bảo lãnh thu phí bảo lãnh theo chế độ hiện hành. Ở Việt Nam hiện nay, mức phí quy định tối đa là 1%/năm tính trên số tiền đang còn được bảo lãnh.
Việc bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh hay gọi là văn bản chấp thuận bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành, để chuyển tới ngân hàng cho vay.
Bốn là: Ngân hàng cho vay xét duyệt cho vay trên cơ sởvăn bản chấp thuận bảo lãnh của bên bảo lãnh.
Sau khi xem xét các điều kiện, ngân hàng cho vay xác định một mức tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với nội dung ghi tỏng thư bảo lãnh. Ngân hàng cho vay và khách hàng đi vay ký kết hợp đồng tín dụng, làm các thủ tục cấp phát tiền vay.
Năm là: Thu nợ, thu lãi:
- Khách hàng vay phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi) đã cam kết với ngân hàng cho vay. Khi khách hàng đã trả nợ xong, ngân hàng bảo lãnh phải trao trả đầy đủ tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng được bảo lãnh.
- Trường hợp khách hàng vay không trả được nợ, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. Trường hợp này khách hàng được bảo lãnh phải chịu phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Sau đó bên bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi số tiền đã trả thay.
2.2 Đồng bảo lãnh
Trong những thương vụ lớn, khả năng rủi ro vượt quá khả năng về vốn của một ngân hàng, mặt khác để phân tán rủi ro thì nhiều ngân hàng đứng ra bảo lãnh.
Như vậy, đồng bảo lãnh là việc bảo lãnh của một nhóm các tổ chức tín dụng (từ 2 trở lên) cho một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối phối hợp với các bên bảo lãnh để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của tổ chức tín dụng.
3. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá
Chứng từ có giá là những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị, do những đơn vị được phép phát hành hợp pháp như: Kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu … Những chứng từ này được luật pháp thừa nhận. Chúng được coi là tài sản của những người sở hữu. Khi chưa đến hạn thanh toán, người sở hữu chúng có thể mang chúng đến bán tại NHTM. Việc mua các chứng từ chưa đến hạn thanh toán của khách hàng được gọi là nghiệp vụ chiết khấu.
Như vậy, chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho ngân hàng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức triết khấu.
3.1 Điều kiện chiết khấu
- Chứng từ có giá phải do các đơn vị được phép phát hành hợp pháp.
- Chứng từ có giá còn thời hạn thanh toán phù hợp với thời hạn chiết khấu ngân hàng quy định.
- Chứng từ có giá phải được phép chuyển nhượng mua bán.
3.2 Quy trình chiết khấu
a) Thủ tục chiết khấu
- Khách hàng lập và nộp hồ sơ xin chiết khấu. Khi có nhu cầu chiết khấu chứng từ có giá, khách hàng phải lập hồ sơ xin chiết khấu để gửi lên ngân hàng. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm: Đơn xin chiết khấu, bản gốc chứng từ có giá, bảng kê các chứng từ xin chiết khấu và cá tài liệu khác có liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu.
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ xin chiết khấu. Ngân hàng tiến hành kiểm tra các điều kiện chiết khấu. Ngân hàng trả lời ngay cho khách hàng biết những chứng từ được chấp nhận chiết khấu.
- Mức chiết khấu: Mức chiết khấu bằng 80% - 120% mức sinh lời của chứng từ chiết khấu, trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Trường hợp chứng từ không ghi rõ lãi suất, thì ngân hàng lấy lãi suất của chứng từ tại thời điểm xin chiết khấu để xác định mức sinh lời của chứng từ.
+ Nếu chứng từ có lãi suất được trả lãi trước:
Lãi chiết khấu = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu
Lãi chiết khấu = (Mệnh giá chứng từ x lãi chứng từ ) x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu
Trong một số trường hợp, ngân hàng thực thi nghiệp vụ này còn thu hoa hồng phí.
+ Hoa hồng phí là các chi phí cho nghiệp vụ chiết khấu mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Nó cũng được xác định khác nhau tùy theo chứng từ đó được trả lãi trước hay trả lãi sau hoặc được quy định cố định cho nghiệp vụ chiết khấu.
Nếu chứng từ được trả lãi trước:
Hoa hồng phí = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Nếu chứng từ được trả lãi sau:
Hoa hồng phí = (Mệnh giá chứng từ X lãi chứng chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Thời hạn chiết khấu được tính riêng cho từng loại chứng từ trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại, nhưng tối đa không quá 90 ngày.
Đối với những chứng từ có mệnh giá nhỏ, thời hạn chiết khấu ngắn, mức chiết khấu ngân hàng được xác định quá thấp không đủ bù đắp các chi phí chiết khấu của ngân hàng, thì khi chiết khấu ngân hàng có thể quy định thu theo mức tối thiểu.
- Ngân hàng xác định số tiền cho vay. Sau khi đã xác định được mức chiết khấu, ngân hàng sẽ xác định số tiền cho vay khi ngân hàng xin chiết khấu. Nói chung, số tiền ngân hàng cho khách hàng vay (hay trả cho khách hàng) là:
Số tiền phải trả cho khách hàng = Tổng số mệnh giá chứng từ - Tổng số mức chiết khấu
VD1: doanh nghiệp A có tín phiếu kho bạc với mệnh giá là 50 trđ, lãi suất tín phiếu là 12%.năm. Thời hạn hiệu lực còn lại của tín phiếu là 75 ngày. Doanh nghiệp xin chiết khấu là 2%/tháng. Hai bên thỏa thuận mức chiết khấu bằng 80% mức sinh lời.
Tổng số tiền ngân hàng cho vay được tính như sau:
- Mức sinh lời của chứng từ trong 2 tháng:
50 tr x 12%/12 X 2 = 1 trđ
- Lãi chiết khấu:
1 tr x 80% = 0,8 tr đ
- Ngân hàng cho doanh nghiệp A vay là:
50 tr – 0,8 tr = 49,2 tr đ
VD2: Doanh nghiệp B mang thương phiếu có mệnh giá 100 trđ đến ngân hàng xin chiết khấu. Thời hạn hiệu lực còn lại của thương phiếu là 3 tháng. Doanh nghiệp xin chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của chứng từ. Hai bên thỏa thuận lãi suất chiết khấu (dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành) là 1,2%/ tháng.
Hoa hồng phí chiết khấu là 0,1% cho khoản chiết khấu trên.
Tổng số tiền ngân hàng cho doanh nghiệp B vay được tính như sau:
- Lãi suất chiết khấu:
100 tr x 1,2% x 3T = 3,6 trđ
- Hoa hồng chiết khấu:
100 tr x 0,1% = 0,1 trđ
- Ngân hàng cho doanh nghiệp B vay:
100 tr – 3,6 tr – 0,1 tr = 96,3 tr đ
b) Ngân hàng phát tiền vay:
Số tiền cho vay là số tiền ngân hàng trả cho khách hàng chiết khấu. Số tiền này được chuyển vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt hay trả bằng ngân phiếu thanh toán.
Khi phát tiền vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng chiết khấu phải ký chuyển nhượng vào chứng từ có giá chiết khấu.
c) Thu nợ:
Hết thời hạn chiết khấu, ngân hàng trích tài khoản tiền gửi hoặc yêu cầu khách hàng chiết khấu nộp tiền mặt bằng số tiền xin chiết khấu để trả nợ đồng thời làm thủ tục trả lại chứng từ chiết khấu cho khách hàng. Trường hợp đến hạn, khách hàng không có tiền để trả nợ thì ngân hàng xử lý như sau:
- Chứng từ có giá không chuyển nhượng được thì ngân hàng chuyển số nợ trên sang nợ qua hạn và xử lý như trường hợp nợ cho vay quá hạn.
- Chứng từ chuyển nhượng được, ngân hàng sẽ làm thủ tục đưa đến đơn vị phát hành để thanh toán và thu hồi nợ khi chứng từ đó đến hạn thanh toán.
4. Nghiệp vụ thấu chi.
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
Quy trình nghiệp vụ thấu chi:
+ Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng này phải thỏa thuận được hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, đảm bảo tiền vay (nếu có), hướng sử dụng tiền vay …
+ Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai.
Tài khỏa vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Khi rút tiền lớn hơn gửi tiền (tức là tài khoản vãng lai dư nợ) thể hiện nghiệp vụ thấu chi.
+ Ghi chép và hạch toán:
Ngày xuất, nhập là ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào ngày phát sinh nghiệp vụ để xác định “ngày giá trị” . Căn cứ vào “ngày giá trị” tổng dư nợ và tổng dư có được xác định, đó là cơ sở để tính lãi.
+ Lãi suất:
Hai loại số dư nợ và có được tính riêng sau đó bù trừ. Nếu dư nợ và dư có áp dụng cùng một lãi suất gọi là “lãi suất qua lại”.
Nếu lãi suất dư có nhỏ hơn lãi suất dư nợ gọi là “lãi suất chênh lệch”. Nếu áp dụng lãi suất cố định trong một thời gian dài gọi là “lãi suất bất biến”.
Ngoài phần lãi phải trả, khách hàng còn phải trả một số khoản phí như phí quản lý tài khoản, hoa hồng phí, phí tất toán …
+ Thu nợ: Mỗi lần khách hàng có thu, hạch toán vào bên có tài khoản vãng lai, coi như khách hàng trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng luôn kiểm tra số dư nợ để không vượt quá hạn mức và thời gian sử dụng mà khách hàng đã ký trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp xuất hiện khả năng thanh toán yếu ở khách hàng, ngân hàng sẽ hạn chế và có thể đình chỉ cho vay.
Mọi trường hợp không thanh toán được nợ đúng hạn, khách hàng đều bị xử lý như các trường hợp nợ quá hạn khác.
Theo saga.vn