Cho người được ủy quyền thế chấp tài sản vay vốn, rủi ro của Ngân hàng?

duc_19

Verified Banker
Trong thực tế, nhiu trường hp mua bán tài sn được “ngy trang” dưới hp đng y quyn cho người được y quyn có đy đ quyn s hu: S dng, chiếm hu, đnh đot. Khi mt người được y quyn s hu nói chung và được y quyn thế chp tài sn đ vay vn ti ngân hàng nói riêng thì s có nhiu kh năng ri ro có th xy ra.

Trước hết, khi giá bất động sản tăng lên như tên lửa hoặc đóng băng, xuống thấp như chứng khoán Việt Nam, một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán bất động sản, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên.
Thứ hai, theo Điều 589 BLDS, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp: “bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”. Như vậy, nếu nhận thế chấp trong trường hợp này thì sẽ dẫn đến rủi ro rất cao cho ngân hàng, hợp đồng ủy quyền chấm dứt (do chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản thế chấp chết) kéo theo hợp đồng thế chấp không còn giá trị pháp lý. Hoặc chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản đã chết, mà người nhận ủy quyền vẫn sử dụng hợp đồng ủy quyền để xác lập giao dịch thế chấp thì lúc này hợp đồng thế chấp sẽ vô hiệu hoàn toàn.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)



Thứ ba, bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS; đối với hệ thống quản lý công chứng hiện nay thì ngân hàng không thể biết được việc một bên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và cứ thế giao kết hợp đồng thế chấp với người nhận ủy quyền (với tư cách là người đại diện theo ủy quyền) thì lúc này sẽ phát sinh tranh chấp và nguy cơ quan hệ thế chấp bị vô hiệu rất cao.
Thứ tư, khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả bất động sản đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý bất động sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát mãi bất động sản để thanh toán cho khoản nợ với mình.
Thứ năm, trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng “tuýt còi” và nợ xấu… lại trở về với nợ xấu.
Thứ sáu, trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang bất động sản thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.
Thêm vào đó, còn có một số trường hợp khác mà nếu một trong bên ủy quyền, bên được ủy quyền bội tín thì mỗi bên vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia. Ví dụ: có vụ việc xảy ra khi ký Hợp đồng ủy quyền xong (giao dịch thực chất là mua bán), một thời gian sau, bên ủy quyền có văn bản đề nghị ngân hàng A không nhận thế chấp quyền sử dụng đất của bên được ủy quyền… và tranh chấp xảy ra.
Theo đó, khi ngân hàng gặp phải 01 trong 07 rủi ro trên thì hợp đồng ủy quyền thế chấp tài sản bị vô hiệu và nợ xấu… vẫn chồng nợ xấu.

Nguồn: nguoiduatin.vn

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Câu trả lời của bạn hết sức chi tiết, nói chung bây giờ các ngân hàng đều không nhận thế chấp tài sản được ủy quyền như vây, nôm na là nhận "chính chủ'' thôi
 
Câu trả lời của bạn hết sức chi tiết, nói chung bây giờ các ngân hàng đều không nhận thế chấp tài sản được ủy quyền như vây, nôm na là nhận "chính chủ'' thôi

Hạn chế nhận thì an toàn nhất, còn thực tế thì bank trong nhiều trường hợp vẫn phải nhận. Ví dụ trong trường hợp giá trị TSBD giảm giá trị, cần bổ sung TSBĐ để đảm bảo dư nợ, nhưng KH không có TS nào khác, chưa thu xếp giảm được dư nợ thì việc Bank buộc phải ôm được cái nào hay cái đấy, còn hơn là không có gì
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,671
Thành viên mới nhất
12bet1net
Back
Bên trên