Cho mình hỏi 1 chút về thủ tục thế chấp quyền tài sản

Ask For More

Verified Banker
Như tiêu đề, có ai có kinh nghiệm về việc nhận Tài sản đảm bảo là quyền tài sản thì chia sẻ cho mình với. Cụ thể hơn, tài sản thế chấp này là quyền tài sản của bên thứ 3, không thuộc sở hữu của bên vay. Mong sởm nhận được hồi đáp.

Thanks :-?
 
Cái này thì hầu hết các bank đều áp dụng theo hướng là: Sau khi hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến việc vay vốn, cán bộ (hoặc bên độc lập) tiến hành thẩm định tài sản đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng, bên thứ 3 cùng bên vay tiến hành ký Hợp đồng thế chấp (có công chứng) và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.
=> Còn bạn hỏi về kinh nghiệm thì có lẽ việc này không quá khó để làm, chỉ trừ một số tài sản đặc biệt hoặc đặc thù cần xin ý kiến chỉ đạo các cấp cao hơn mà thôi.
 
Bạn nên nói rõ hơn Quyền tài sản trong trường hợp nêu ở trên là quyền tài sản gì? Như thế sẽ dễ tư vấn hơn
 
Như tiêu đề, có ai có kinh nghiệm về việc nhận Tài sản đảm bảo là quyền tài sản thì chia sẻ cho mình với. Cụ thể hơn, tài sản thế chấp này là quyền tài sản của bên thứ 3, không thuộc sở hữu của bên vay. Mong sởm nhận được hồi đáp.

Thanks :-?

Bác hỏi thế sao mà trả lời được, tính ra phải có trường hợp cụ thể để hình dung chứ. Còn đối với thế chấp TSBĐ của Bên thứ 3 thì vẫn tiến hành Công chứng và Đăng ký GDBĐ bình thường thôi. Còn nếu TSBĐ của bên thứ ba chưa có giấy tờ pháp lý đầy đủ nhưng có các giấy tờ đủ để cấu thành lên giấy tờ pháp lý thì tiến hành theo 2 bước:
1. Công chứng và đăng ký TS thế chấp hình thành trong tương lai.
2. Sau khi đã cấu thành giấy tờ pháp lý hợp lệ tiến hành CC và đăng ký GDBĐ như bình thường.
Thân chào và quyết thắng :D
 
Bác hỏi thế sao mà trả lời được, tính ra phải có trường hợp cụ thể để hình dung chứ. Còn đối với thế chấp TSBĐ của Bên thứ 3 thì vẫn tiến hành Công chứng và Đăng ký GDBĐ bình thường thôi. Còn nếu TSBĐ của bên thứ ba chưa có giấy tờ pháp lý đầy đủ nhưng có các giấy tờ đủ để cấu thành lên giấy tờ pháp lý thì tiến hành theo 2 bước:
1. Công chứng và đăng ký TS thế chấp hình thành trong tương lai.
2. Sau khi đã cấu thành giấy tờ pháp lý hợp lệ tiến hành CC và đăng ký GDBĐ như bình thường.
Thân chào và quyết thắng :D

- Theo như Công văn 7236/BTP-ĐKGDBĐ ngày 06/09/2012, công chứng viên sẽ không thực hiện công chứng cho TS hình thành trong tương lai nữa, không mình đã xử lí theo hướng này rồi.
- Do Giấy chứng nhận QSD đất của KH là đất thuê trả tiền hàng năm, nên chỉ có thể thế chấp đc TS trên đất. Tuy nhiên tại thời điểm cấp giấy chứng nhận thì công trình chưa xây dựng nên ko ghi trong sổ đỏ. Hiện KH đã hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa làm thủ tục ghi nhận TS vào sổ đỏ nên ko thể thế chấp TS trên đất được.
Hiện có 2 hướng xử lí:
1. Hướng dẫn KH đi làm thủ tục ghi nhận TS trên đất, sau đó tiến hành thế chấp TS trên đất như bình thường.
2. Đăng kí thế chấp quyền tài sản đối với công trình trên đất
Do nhu cầu KH đang cần làm gấp, nếu hướng dẫn KH làm theo cách 1 thì ko ổn vì thủ tục rất mất thời gian và chi phí nên KH ko làm => đành phải làm cách 2.
Mình muốn hỏi ở đây là trong HĐ thế chấp nên đưa vào những khoản mục nào cho chặt chẽ khi thế chấp quyền tài sản thôi. Xin lỗi mọi người vì ko nói rõ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
- Theo như Công văn 7236/BTP-ĐKGDBĐ ngày 06/09/2012, công chứng viên sẽ không thực hiện công chứng cho TS hình thành trong tương lai nữa, không mình đã xử lí theo hướng này rồi.
- Do Giấy chứng nhận QSD đất của KH là đất thuê trả tiền hàng năm, nên chỉ có thể thế chấp đc TS trên đất. Tuy nhiên tại thời điểm cấp giấy chứng nhận thì công trình chưa xây dựng nên ko ghi trong sổ đỏ. Hiện KH đã hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa làm thủ tục ghi nhận TS vào sổ đỏ nên ko thể thế chấp TS trên đất được.
Hiện có 2 hướng xử lí:
1. Hướng dẫn KH đi làm thủ tục ghi nhận TS trên đất, sau đó tiến hành thế chấp TS trên đất như bình thường.
2. Đăng kí thế chấp quyền tài sản đối với công trình trên đất
Do nhu cầu KH đang cần làm gấp, nếu hướng dẫn KH làm theo cách 1 thì ko ổn vì thủ tục rất mất thời gian và chi phí nên KH ko làm => đành phải làm cách 2.
Mình muốn hỏi ở đây là trong HĐ thế chấp nên đưa vào những khoản mục nào cho chặt chẽ khi thế chấp quyền tài sản thôi. Xin lỗi mọi người vì ko nói rõ :)

Bác cho hỏi có phải cái này là nhà xưởng, xí nghiệp của DN không? Nếu đùng như vậy bác xem nó có thuộc quản lý của KCN cụ thể nào đó không? (chẳng hạn nhà xưởng nằm trong KCN)
Với trường hợp này, việc thực hiện CC thế chấp được thực hiện bởi Ban Quản lý Khu kinh tế quản lý trực tiếp của KCN mà nhà xưởng DN tọa lạc. Nếu tài sản trên đất đã hoàn thành, nhưng chưa cập nhật trong sổ đỏ thì bạn vẫn tiến hành CC bình thường. Vì nếu thuộc KCN, khi xây dựng đều có sụ phê duyệt và giám sát của BQL KCN, nên tài sản của DN cho dù chưa cập nhật trong sổ đỏ vẫn được công nhận bình thường (giấy tờ liên quan có thể bao gồm: Giấy phép xây dựng, Phê duyệt mặt bằng quy hoạch tổng thể; Tỷ lệ mặt bằng tổng thể, Hồ sơ thiết kế...).
=)) còn trường hợp bên nhà xưởng DN không thuộc quản lý của BQL KCN thì tiến hành CC bình thường. Mà như trình bày của bác thì em chịu, hóng ý kiến cao nhận :D
 
Bác cho hỏi có phải cái này là nhà xưởng, xí nghiệp của DN không? Nếu đùng như vậy bác xem nó có thuộc quản lý của KCN cụ thể nào đó không? (chẳng hạn nhà xưởng nằm trong KCN)
Với trường hợp này, việc thực hiện CC thế chấp được thực hiện bởi Ban Quản lý Khu kinh tế quản lý trực tiếp của KCN mà nhà xưởng DN tọa lạc. Nếu tài sản trên đất đã hoàn thành, nhưng chưa cập nhật trong sổ đỏ thì bạn vẫn tiến hành CC bình thường. Vì nếu thuộc KCN, khi xây dựng đều có sụ phê duyệt và giám sát của BQL KCN, nên tài sản của DN cho dù chưa cập nhật trong sổ đỏ vẫn được công nhận bình thường (giấy tờ liên quan có thể bao gồm: Giấy phép xây dựng, Phê duyệt mặt bằng quy hoạch tổng thể; Tỷ lệ mặt bằng tổng thể, Hồ sơ thiết kế...).
=)) còn trường hợp bên nhà xưởng DN không thuộc quản lý của BQL KCN thì tiến hành CC bình thường. Mà như trình bày của bác thì em chịu, hóng ý kiến cao nhận :D
Trong trường hợp công trình xây dựng trên đất thuộc khu công nghiệp quản lý thì sau khi xây dựng xong và hoàn tất các thủ tục thì Ban quản lý KCN sẽ cấp cho chủ đầu tư "Giấy chứng nhận công trình đã hoàn thành". Nếu có được giấy chứng nhận này thì bạn có thể công chứng và đăng ký bình thường.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,485
Thành viên mới nhất
Bj88watch1
Back
Bên trên