Chó có biết ghen tỵ?

May trang

Thành viên tích cực
Tham khảo
Do Dogs Feel Jealousy and Envy?
Dogs have a sense of fairness and do react when they feel this is violated.
Published on June 19, 2013 by Stanley Coren, Ph.D., F.R.S.C. in Canine Corner


Ghen tuông và ghen tỵ là những cảm xúc phổ biến trong những bối cảnh xã hội. Trong tất cả những tình huống xã hội có sự bất bình đẳng thì 1 số người nhận được nhiều phần thưởng hơn những người khác. Các nhà khoa học có xu hướng phân cảm xúc thành 2 loại: Căn bản và thứ cấp. Những cảm xúc căn bản, như sợ hãi, tức giận, ghê tởm, vui vẻ và ngạc nhiên, được xem là có tính phổ biến. Những cảm xúc thứ cấp như tội lỗi, xấu hổ, ghen tuông và ghen tỵ được xem là đòi hỏi những quá trình nhận thức phức tạp hơn. Ví dụ, trong trường hợp của ghen tỵ, bạn phải chủ động chú ý đến những gì mà người khác đạt được và so sánh nó với những gì bạn đạt được bằng nỗ lực của bạn. Dù có những quan sát về trường hợp của ghen tuông và ghen tỵ ở những động vật linh trưởng như vượn và khỉ đầu chó, thì người ta đã tranh luận về việc liệu có thể tìm thấy sự ghen tỵ ở động vật như chó, vì nó bao gồm sự nhận thức bản thân ở 1 mức độ nào đó. Tuy nhiên, những người sống với những chú chó thường quan sát thấy sự ghen tỵ ở con vật nuôi của họ.

1 sự biểu lộ của ghen tỵ được quan sát 1 cách phổ biến ở loài chó vì mối quan hệ phức tạp giữa 1 con chó mẹ, những đứa con của nó và người chủ của cô ấy. Không giống con người, 1 con chó mẹ không duy trì bản năng làm mẹ đối với những đứa con của cô trong suốt quãng đời còn lại của cô. Ngay khi những đứa con có thể tự sinh tồn thì bản năng làm mẹ của cô với những đứa con suy giảm. Những chú chó con rất dễ thương, do đó chúng nhận được nhiều sự chú ý từ những người trong nhà. Người chủ có thể cố gắng đối xử với tất cả những chú chó bằng sự quan tâm và chú ý bằng nhau, nhưng thường thì điều này không có lợi. Chó mẹ nhìn thấy người chủ chú ý đến những đứa con của cô, và trở nên ghen tỵ. Cô có thể bắt đầu phớt lờ những chú chó con và cố đuổi chúng ra khỏi tổ. Điều này có thể leo thang đến mức độ mà chó mẹ thực sự trở nên gây hấn với những chú cho con hoặc thậm chí với người chủ.

Thật kì lạ khi các nhà khoa học hành vi thường phớt lờ những quan sát phổ biến như vậy. Chó có nhiều cảm xúc. Chó chắc chắn là động vật có tính xã hội, và sự ghen tuông và ghen tỵ được kích hoạt bởi những tương tác xã hội. Chó cũng có những hoc môn như oxytocin, loại hoc mon liên quan đến sự bộc lộ tình yêu và sự ghen tuông trong những thực nghiệm về con người.

Friederike Range (đại học Vienna) quyết định tìm hiểu xem liệu chó có bộc lộ sự ghen tỵ trong 1 tình huống thực nghiệm mà 2 con chó thực hiện cùng nhiệm vụ, nhưng 1 con nhận được phần thưởng, còn con kia thì không. Mỗi con học cách "bắt tay" đơn giản bằng cách đặt chân của nó trong bàn tay con người. Các con chó được sắp xếp theo từng cặp, ngồi cạnh nhau. Cả 2 con chó ở mỗi cặp được yêu cầu "bắt tay", nhưng chỉ có 1 con được thưởng. Người ta mong đợi là nếu con chó cảm thấy ghen tỵ thì con chó không được thưởng có thể phản ứng trước sự phân phát phần thưởng không công bằng này bằng cách từ chối tiếp tục tuân lệnh. Đó chính xác là điều đã xảy ra. Con chó không được thưởng đã nhanh chóng chấm dứt thực hiện nhiệm vụ. Thêm nữa, con chó không được thưởng bộc lộ những dấu hiệu của stress hoặc tức giận khi bạn của nó được thưởng.

1 số người có thể chống lại, cho rằng điều này không thực sự là sự ghen tỵ. Họ cho rằng con chó không được thưởng dừng đáp ứng lại đơn giản vì tất cả những hành vi không được thưởng cuối cùng sẽ có xu hướng biến mất vì quá trình học hỏi mà các nhà lý thuyết gọi là "sự dập tắt." Để đảm bảo đó là do mối tương tác giữa những con chó, hơn là sự thất vọng vì không được thưởng, 1 thực nghiệm tương tự được tiến hành mà ở đó các chú chó thực hiện nhiệm vụ mà không có bạn của nó, và cũng không nhận được phần thưởng cho sự nỗ lực của nó. Trong những tình huống đó, chú chó vấn tiếp tục "bắt tay" trong 1 khoảng thời gian lâu hơn và không bộc lộ những dấu hiệu của sự thất vọng và tức giận.

1 điều xuất hiện từ những nghiên cứu đó là sự ghen tỵ ở chó không phức tạp như ở con người. Khi con người ở trong những tình huống xã hội có tính cạnh tranh, mọi khía cạnh của phần thưởng được xem xét kỹ để biết người nào nhận được phần thưởng tốt nhất. Chó không nhìn tình huống này bằng kính hiển vi. Điều này có thể được nhìn thấy khi các thực nghiệm viên thay đổi tình huống theo 1 cách tinh tế.

Bây giờ, chúng ta có 2 chú chó ngồi trước thực nghiệm viên, mỗi chú cho được yêu cầu "bắt tay". Cả 2 đều được thưởng cho hoạt động này, tuy nhiên, 1 chú chó nhận được 1 miếng xúc xích ngon hơn, trong khi chú chó kia nhận được 1 miếng bánh mì ít ngon bằng. Ở loài người, điều này có thể là 2 nhân viên của công ty làm việc tốt ngang nhau và cả 2 đều được lên chức. Nhưng 1 người được thưởng nhiều tiền hơn và ngồi ở văn phòng sang trọng hơn. Ở những tình huống như vậy, ta có thể mong đợi là người nhận được ít phần thưởng hơn có thể cảm thấy ghen tỵ. Tuy nhiên, dù 1 con chó nhận được 1 phần thưởng tốt hơn, thì cả 2 con chó vẫn tiếp tục làm việc và có vẻ như khá vui vẻ với tình huống. Điều này có nghĩa là những chú chó nhạy cảm với "sự công bằng" (liệu mọi người đều được thưởng cho những nỗ lực của họ) nhưng không "bình đẳng" (liệu tất cả những phần thưởng là bằng nhau).



Nguồn: PsychologyToday
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,534
Thành viên mới nhất
crucinadtae888
Back
Bên trên