cocghe266
Administrator
Trong thời buổi thị trường lao động nhiều cạnh tranh như hiện nay, bạn cần “ngó trước ngó sau” để có chiến lược nghỉ việc tối ưu nhất.
Bạn đã quá chán nản với công việc hiện tại, môi trường làm việc mất tính thử thách, thu nhập thì chưa tương xứng.
Không phải công việc nào cũng là lựa chọn hoàn hảo cho bạn, nhưng cho dù bạn đã rất sẵn sàng để “nhảy” thì cũng nên dành một ít thời gian để hoạch định kỹ lưỡng trước khi nghỉ việc. Quan trọng là bạn cần phải chọn thời điểm nghỉ việc tối ưu để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bản thân và tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo.
Nếu bạn chưa rõ khi nào thì nên “dứt áo ra đi”, hãy tham khảo lời khuyên dưới đây của các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp:
Chạm cột mốc một năm
Nếu bạn chỉ vừa mới chân ướt chân ráo đi làm thì hãy cố gắng nhẫn nhịn và tiếp tục công việc trong ít nhất một năm, thay vì quyết định nhảy việc chỉ sau mấy tháng đầu quân. Theo John Crant, nhà sáng lập Công ty Self Recruiter, “Khi đã chạm mốc một năm làm việc, vị thế của bạn trên thị trường lao động sẽ có lợi hơn vì bạn đã có đủ thời gian để thu thập kỹ năng cơ bản cần thiết, tiếp xúc với môi trường làm việc tương đối đủ lâu để gọt giũa kiến thức nghiệp vụ. Điều này sẽ giúp bạn sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo và chín chắn hơn khi hoạch định bước đi kế tiếp cho sự nghiệp.”
Đợi 4 tháng nếu vừa thăng chức
Bạn có thể sẽ đổi ý nếu vừa được cất nhắc thăng chức. Bên cạnh đó, đa số các nhà tuyển dụng đều có cái nhìn tốt hơn đối với các nhân viên đã dành thời gian cống hiến lại cho công ty cũ sau khi được thăng chức, trước khi họ quyết định nhảy việc. Theo kinh nghiệm của mình, Crant cho biết, “Hãy đợi ít nhất 4 hay 5 tháng rồi mới tiếp nhận cơ hội nghề nghiệp khác ở bên ngoài, hoặc biết đâu bạn sẽ thay đổi ý kiến và ở lại với công ty cũ để phấn đấu cho vị trí cao hơn nữa. Dù sao thì thời gian chờ đợi này cũng không làm bạn tổn hại gì.”
Tìm giải pháp trước khi “nhảy tàu”
Cho dù bạn ra đi lúc vừa thăng tiến hay chỉ mới đầu quân, hãy cố gắng giải quyết triệt để vấn đề trước khi bạn rời khỏi công ty. Theo Heather Huhman, chủ tịch sáng lập công ty Come Recommended, nếu bạn vừa được thăng chức, bạn cần tự hỏi mình liệu đổi việc có phải là lựa chọn tốt nhất trong thời điểm này hay bạn nên tìm cơ hội trình bày với cấp trên về khối lượng cũng như các vấn đề nảy sinh trong công việc?
Tránh mang tiếng “siêu sao nhảy việc”
Nếu bạn đã từng rời bỏ công việc trước đây trong hấp tấp, vội vàng thì bạn nên dành thêm thời gian cho công việc hiện tại, nhất là khi công việc này ít nhiều hợp với bạn. Thay vì mải ngó nghiêng sang những cánh đồng khác xanh hơn, hãy dành thêm hai, ba năm để thử thách chính mình với vị trí hiện có. Như thế, bạn sẽ không bị xem là “siêu sao nhảy việc” trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo.
“Tránh bão” sa thải
Nếu công ty bạn có kế hoạch sa thải nhân viên, bất kể là bạn có lợi thế thâm niên ở công ty như thế nào chăng nữa, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể nhanh chóng tìm được công việc mới trước khi chuyện đó xảy ra. Theo thống kê, các nhân viên vừa bị sa thải thường khó tìm việc hơn các ứng viên đang có công việc trong tay. Taunee Besson, chủ tịch công ty Career Dimensions, cho biết, “Các nhân viên bị sa thải thường mặc cảm vì cho rằng mình không tốt, không làm được việc nên công ty cũ mới đuổi việc. Vì vậy, họ khó mà vượt qua ám ảnh này để thể hiện tốt trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo.”
Tránh ép buộc bản thân
Nếu đã tự thuyết phục mình nhiều lần nhưng vẫn quyết định ra đi dù điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn, đừng buộc mình phải cố. Quan trọng là bạn cần cảm thấy thoải mái trong công việc chứ đừng ép bản thân chọn con đường hoàn hảo nhất. Đôi khi bạn không thể tự chủ thời gian nghỉ việc, và nếu đã không thể nuốt trôi một ngày làm việc nào nữa, hãy làm theo những gì con tim bạn mách bảo.
Bạn đã quá chán nản với công việc hiện tại, môi trường làm việc mất tính thử thách, thu nhập thì chưa tương xứng.
Không phải công việc nào cũng là lựa chọn hoàn hảo cho bạn, nhưng cho dù bạn đã rất sẵn sàng để “nhảy” thì cũng nên dành một ít thời gian để hoạch định kỹ lưỡng trước khi nghỉ việc. Quan trọng là bạn cần phải chọn thời điểm nghỉ việc tối ưu để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bản thân và tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo.
Nếu bạn chưa rõ khi nào thì nên “dứt áo ra đi”, hãy tham khảo lời khuyên dưới đây của các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp:
Chạm cột mốc một năm
Nếu bạn chỉ vừa mới chân ướt chân ráo đi làm thì hãy cố gắng nhẫn nhịn và tiếp tục công việc trong ít nhất một năm, thay vì quyết định nhảy việc chỉ sau mấy tháng đầu quân. Theo John Crant, nhà sáng lập Công ty Self Recruiter, “Khi đã chạm mốc một năm làm việc, vị thế của bạn trên thị trường lao động sẽ có lợi hơn vì bạn đã có đủ thời gian để thu thập kỹ năng cơ bản cần thiết, tiếp xúc với môi trường làm việc tương đối đủ lâu để gọt giũa kiến thức nghiệp vụ. Điều này sẽ giúp bạn sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo và chín chắn hơn khi hoạch định bước đi kế tiếp cho sự nghiệp.”
Đợi 4 tháng nếu vừa thăng chức
Bạn có thể sẽ đổi ý nếu vừa được cất nhắc thăng chức. Bên cạnh đó, đa số các nhà tuyển dụng đều có cái nhìn tốt hơn đối với các nhân viên đã dành thời gian cống hiến lại cho công ty cũ sau khi được thăng chức, trước khi họ quyết định nhảy việc. Theo kinh nghiệm của mình, Crant cho biết, “Hãy đợi ít nhất 4 hay 5 tháng rồi mới tiếp nhận cơ hội nghề nghiệp khác ở bên ngoài, hoặc biết đâu bạn sẽ thay đổi ý kiến và ở lại với công ty cũ để phấn đấu cho vị trí cao hơn nữa. Dù sao thì thời gian chờ đợi này cũng không làm bạn tổn hại gì.”
Tìm giải pháp trước khi “nhảy tàu”
Cho dù bạn ra đi lúc vừa thăng tiến hay chỉ mới đầu quân, hãy cố gắng giải quyết triệt để vấn đề trước khi bạn rời khỏi công ty. Theo Heather Huhman, chủ tịch sáng lập công ty Come Recommended, nếu bạn vừa được thăng chức, bạn cần tự hỏi mình liệu đổi việc có phải là lựa chọn tốt nhất trong thời điểm này hay bạn nên tìm cơ hội trình bày với cấp trên về khối lượng cũng như các vấn đề nảy sinh trong công việc?
Tránh mang tiếng “siêu sao nhảy việc”
Nếu bạn đã từng rời bỏ công việc trước đây trong hấp tấp, vội vàng thì bạn nên dành thêm thời gian cho công việc hiện tại, nhất là khi công việc này ít nhiều hợp với bạn. Thay vì mải ngó nghiêng sang những cánh đồng khác xanh hơn, hãy dành thêm hai, ba năm để thử thách chính mình với vị trí hiện có. Như thế, bạn sẽ không bị xem là “siêu sao nhảy việc” trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo.
“Tránh bão” sa thải
Nếu công ty bạn có kế hoạch sa thải nhân viên, bất kể là bạn có lợi thế thâm niên ở công ty như thế nào chăng nữa, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể nhanh chóng tìm được công việc mới trước khi chuyện đó xảy ra. Theo thống kê, các nhân viên vừa bị sa thải thường khó tìm việc hơn các ứng viên đang có công việc trong tay. Taunee Besson, chủ tịch công ty Career Dimensions, cho biết, “Các nhân viên bị sa thải thường mặc cảm vì cho rằng mình không tốt, không làm được việc nên công ty cũ mới đuổi việc. Vì vậy, họ khó mà vượt qua ám ảnh này để thể hiện tốt trong mắt nhà tuyển dụng tiếp theo.”
Tránh ép buộc bản thân
Nếu đã tự thuyết phục mình nhiều lần nhưng vẫn quyết định ra đi dù điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn, đừng buộc mình phải cố. Quan trọng là bạn cần cảm thấy thoải mái trong công việc chứ đừng ép bản thân chọn con đường hoàn hảo nhất. Đôi khi bạn không thể tự chủ thời gian nghỉ việc, và nếu đã không thể nuốt trôi một ngày làm việc nào nữa, hãy làm theo những gì con tim bạn mách bảo.
Theo Dân trí