Chia sẻ kinh nghiệm đi phỏng vấn

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Phỏng vấn xin việc là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với những bạn sắp ra trường và cả với các bạn sinh viên muốn tìm việc làm thêm, bởi vì sinh viên nếu bạn không đi làm thêm thì sẽ bị coi là kém năng động đó ^^

Có rất nhiều các bạn khi đi phỏng vấn xin việc thì tỏ ra khá lúng túng, với rất nhiều lý do như không tự tin, hay bị run khi phỏng vấn, chưa có nhiều kinh nghiệm,…

Chính vì vậy mình viết bài này hi vọng sẽ giúp các bạn có thể tự tin hơn mỗi khi các bạn đi phỏng vấn xin việc.


Bài viết này được viết dựa vào kinh nghiệm cũng như ý kiến cá nhân của mình cũng như những kinh nghiệm mình học được khi mình làm ở phòng nhân sự ở một công ty.

Trước khi đi vào phân tích từng trường hợp cụ thể các bạn nên ghi nhớ vài điều:

- Hãy ăn mặc thật lịch sự nhé^^

- Bạn phải rèn luyện được sự tự tin, cái này không phải là thứ dễ dàng có được, tuy nhiên nếu các bạn có thể rèn luyện bằng cách hãy nộp hồ sơ thật nhiều nơi, đi phỏng vấn thật nhiều. Nộp hồ sơ và đi phỏng vấn ở một nơi nào đó không có nghĩa là mình sẽ làm cho họ, mà đơn giản mình chỉ mượn họ để giúp mình rèn luyện sự tự tin, và đỡ bị run khi bạn phỏng vấn lần sau. Điều đầu tiên các bạn phải nhớ là: hãy nộp hồ sơ thật nhiều, đi phỏng vấn thật nhiều để tự rèn luyện mình.

- Bạn phải tìm hiểu thật kỹ công ty mà mình ứng tuyển cũng như công việc mà mình làm sẽ là việc gì? Cái này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giúp bạn đề ra chiến lược phỏng vấn và viết CV sao cho phù hợp.

- Tập trả lời câu hỏi giới thiệu về bản thân: Đi phỏng vấn ở bất kỳ nơi đâu cũng vậy, điều đầu tiên mà người ta sẽ hỏi bạn sẽ là: em hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình? Có nhiều bạn trả lời câu hỏi này theo kiểu: Xin chào các anh chị ạ! Em tên là A. Quê em ở…., em học trường,…. Cấp 3 em học ở,…. Bố mẹ em làm nghề,………..Bạn mà trả lời theo kiểu như vậy thì 80% các bạn sẽ bị out, bởi vì đó là những thông tin không cần thiết. Vậy bản phải trả lời như thế nào? Rất đơn giản, bạn chỉ cần nói ngắn gọn là em tên là gì, giờ đang học trường nào, sau đó bạn hãy chỉ giới thiệu về những kinh nghiệm và những môn học mà bạn đã được đào tạo liên quan tới việc đó (về phần kinh nghiệm nên nói gì thì mình sẽ giải thích ở dưới) và nói luôn bạn có những điểm mạnh phù hợp với công việc đó.

- Bạn nên tự tập phỏng vấn và đặc biệt là phần giới thiệu về bản thân ở nhà, bạn có thể tập tự giới thiệu về bản thân, nói trước bạn bè, bạn cùng phòng, anh chị em,… Nên nhớ là phần giới thiệu bản thân cực kỳ quan trọng vì nó là phần đầu tiên để gây ấn tượng với họ mà^^

- Bạn nên chuẩn bị việc trả lời câu hỏi là: Mục tiêu của em sau vài năm nữa là gì? Với câu hỏi này bạn cứ đề ra một mục tiêu nào đó gần với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí Tín Dụng của NH thì mục tiêu bạn phải là: em phấn đấu trong 2 năm nữa sẽ trở thành một cán bộ tín dụng giỏi,… hoặc ứng tuyển vào kế toán thì…

Sau khi tìm hiểu Công ty và công việc mình muốn ứng tuyển thì bạn phải nhanh chóng lập kế hoạch, ở đây mình sẽ phân chia làm hai lại công việc chính:

1.Loại thứ nhất: là loại công việc đòi hỏi sự năng động


Công việc loại này không đòi hỏi bạn có quá nhiều kiến thức hay phải có những chứng chỉ gì đó danh tiếng, nhưng nó đòi hỏi bạn kinh nghiệm, sự khôn khéo trong giao tiếp, năng động.

Một số công việc kiểu như: Nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng (ngân hàng) , quản lý (quản lý nhỏ), bán hàng, ngoại giao, tổ chức sự kiện, MC,… những bộ phận thuộc nhánh Front trong ngân hàng.

Đối với loại hình công việc này bạn cần phải nhớ:

- Nếu bạn là người có kết quả học tập khá cao, hay được học bổng hay nghiên cứu khoa học gì đó thì trong CV và lúc bạn chỉ nên nói qua loa không cần nói kỹ về vấn đề này, tương tự nếu bạn đã có kinh nghiệm làm những công việc văn phòng như kế toán, hoặc những công việc liên quan tới sổ sách, giấy tờ và ít phải đi lại. Nguyên nhân là ở chỗ nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không phù hợp, họ cho rằng bạn sẽ chỉ thích hợp với những công việc ít phải hoạt động như nghiên cứu, sách vở,….

- Bạn hãy liệt kê càng nhiều kinh nghiệm đi buôn bán, kinh doanh, hoặc hoạt động CLB càng tốt. Nếu như bạn chưa làm những việc này bao giờ, điều đó không sao cả, bạn có thể tự bịa ra một số việc mà họ không kiểm chứng được, ví dụ như ở nhà bạn hay bán hàng cho mẹ, bạn đã từng đi bán hoa ngày tết, từng đi bán sim thẻ, hồi cấp 3 từng làm lớp trưởng, hoạt động đoàn rất năng nổ, làm trong đoàn trường... tuy nhiên bạn hãy cẩn thận vì nhà tuyển dụng sẽ có thể hỏi sâu hơn, kiểu như họ sẽ hỏi là trải qua những điều đó thì em rút ra được những bài học gì bạn hãy chuẩn bị nhé (lưu ý là ở đây mình không khuyến khích các bạn nói dối, tuy nhiên làm gì cũng phải có nghệ thuật, không thể lúc nào cũng thật được). Bạn nên thể hiện là người nhanh nhẹn trong trả lời và đối đáp.

- Khi bị hỏi về những cái như điểm mạnh điểm yếu thì đối với loại hình công việc này bạn cứ trả lời rằng mình là người hòa đồng, thích giao tiếp, thích nơi đông người, là người hướng ngoại,…

- Khi được hỏi về mức lương bạn mong muốn, hoặc họ hỏi là em nghĩ rằng em sẽ kiếm được bao nhiêu trong vòng 1 tháng. Cái này rất khó đấy. Bạn phải hỏi người quen hoặc nghiên cưu xem công ty đó có trả lương cứng không? Hay là trả lương ăn theo phần trăm. Nếu chỉ trả lương cứng thì bạn nên trả lời câu hỏi này đúng với mức lương mà họ hay trả bình thường cho nhân viên. Nếu như công việc này đòi hỏi bạn ăn theo doanh số và khả năng bạn hãy mạnh dạn, tự tin đưa ra con số thật cao nhé^^. Điều đó chắc chắn sẽ ăn điểm ở nhà tuyển dụng đó.

- Bạn nên tìm hiểu về công ty vì chắc chắn họ sẽ hỏi em biết gì về công ty. Và đặc biệt là các bạn nên đưa ra một giải pháp nào đó cho công ty, có thể họ sẽ không hỏi nhưng các bạn nên tự động đưa ra, cho dù đó là giải pháp lung tung cũng được nhưng họ sẽ nghĩ rằng các bạn rất quan tâm tới công ty nên mới làm vậy^^

- Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi một số tình huống kiểu như: giờ em có một dự án có thể kiếm được 100 triệu/tháng thì bạn có giống Bill Gate bỏ học để làm không? Hoặc rất nhiều câu hỏi liên quan kiểu thế. Nhưng nên nhớ lấy một điều là bạn hãy thể hiện mình là người rất nhiệt huyết và liều lĩnh. Những câu hỏi như thế thì các bạn không cần lằng nhằng chỉ cần nói là “Có”, em sẽ làm. Hãy nhớ là ra vẻ thật liều lĩnh, sẵn sàng mạo hiểm chỉ cần có lợi nhuận.

- Họ có thể hỏi một số câu hỏi gì đó khá lung tung ví dụ như: Bạn có biết Ong đẻ vào mùa nào? Hoặc là bạn biết chân cầu Chương Dương có bao nhiêu chân???… Bạn hãy đưa ra một câu trả lời nào đó thật quyết đoán, không cần biết là đúng hay không nhưng mà mục đích của câu hỏi đó là họ muốn sẽ các bạn có kiên định với ý kiến của mình không, có quyết đoán không, và quan trọng nhất là xem bạn giải thích thuyết phục họ về đáp án của bạn như thế nào. Nhưng nhớ là hãy quyết đoán thật nhanh nhé, đừng do dự^^.

2. Loại thứ hai: là loại công việc nghiên cứu, ngồi bàn giấy


Những công việc như thế này sẽ đòi hỏi các bạn một điểm số cao, một số chứng chỉ nhất định, kinh nghiệm đối với loại hình này cũng quan trọng những khác so với loại hình kia. Loại hình này khi phỏng vấn ngòai sự tự tin, bạn phải thể hiện bạn là người thật thà, cần cù, hướng nội.

Một số công việc loại này ví dụ như: kế toán, giao dịch viên, kiểm toán, các bộ phận back ở ngân hàng, thư ký,… nói chung là các công việc liên quan tới giấy tờ và phải sử dụng kiến thức đã học.

- Với loại hình công việc này thì ngược lại loại thứ nhất. Việc bạn có điểm số cao hoặc đã từng nghiên cứu khoa học lại khá quan trọng. Về việc giới thiệu bản thân khi bạn nêu ra các kinh nghiệm làm việc của mình bạn nên có cách giới thiệu khác. Ví dụ như ngày xưa bạn là người rất cẩn thận, trước kia bạn khi bạn đi kinh doanh hoặc bán hàng gì gì đó thì bạn luôn tính toán tiền nong rất cẩn thận, khi làm lớp trưởng ngày xưa thì bạn rất cẩn thận với việc quỹ lớp, hoặc mỗi khi làm bài tập gì bạn đều xem đi xem lại xem có nhầm lẫn chỗ nào không, bạn không làm gì hấp tấp mà rất chậm rãi và cẩn thận,…. Khác với loại công việc thứ nhất, ở công việc này bạn nên tỏ ra là người hơi chậm nhưng cẩn thận.

- Bạn nên tỏ ra là người rất thật thà, ví dụ như khi họ hỏi những câu hỏi kiểu như trên: ong đẻ vào mùa nào? Cầu Chương Dương có bao nhiêu chân? Nếu bạn không biết thì đừng đoán bừa, bạn cứ trả lời là em không biết ạ. Họ sẽ nhận ra bạn là người thật thà và phù hợp.

- Khi được hỏi về mức lương, bạn chỉ nên nêu những con số vừa phải, và tốt nhất là gần sát với họ càng tốt, đừng có tỏ ra quá tham vọng.

- Họ sẽ hỏi những câu hỏi kiểu như rất buồn cười, kiểu như: em có người yêu chưa? Hoặc em có bạn trai chưa? Bởi vì những đối tượng loại hình công việc này họ hay đòi hỏi những người có thể làm với họ lâu dài và không không bị bất kỳ cái gì ảnh hường tới tâm lý làm việc. Chính vì vậy nếu bắt gặp những câu hỏi đó, bạn cứ trả lời là “chưa”.

Những phần khác thì tương tự, chỉ ngược so với trường hợp trên, bạn hãy nhớ là loại hình công việc này bạn phải tỏ ra là người: Cẩn thận, chắc chắn, hướng nội,… Trên đây là những kinh nghiệm của mình đúc kết lại, tuy nhiên để lọt vào một công ty nào đó bạn sẽ phải thi nhiều cái khác như teamwork nghiệp vụ, hoặc kể cả phỏng vấn nghiệp vụ nữa. Hoặc nếu bạn đi thi công ty nào đó lớn lớn thì bạn nên luyện tập introduce bằng tiếng anh nhé^^

Còn một điều cuối cùng mình muốn nói với các bạn là: Bây giờ bất kỳ công việc nào cũng thế, họ sẽ áp cho các bạn một mức “doanh số” nhất định, ví dụ như làm tín dụng thì 1 tháng phải huy động được bao nhiêu tỷ, làm nhân sự thì 1 tháng phải tuyển bao nhiêu người, làm kinh doanh thì một tháng phải bán được bao nhiêu,… Nhưng các bạn đừng quá lo khi nhìn thấy hai chữ “doanh số” nhé, hãy cố gắng làm thử tất cả mọi thứ ^^


Chúc các bạn thành công^^


(Sưu tầm)

P/s: Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè nếu bạn thấy bài viết có ích:). Và đừng quên để lại comment để topic được up lên cho nhiều bạn biết để đọc các bạn nhé.

Cảm ơn các bạn!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Họ có thể hỏi một số câu hỏi gì đó khá lung tung ví dụ như: Bạn có biết Ong đẻ vào mùa nào? Hoặc là bạn biết chân cầu Chương Dương có bao nhiêu chân???… Bạn hãy đưa ra một câu trả lời nào đó thật quyết đoán
=)) thế theo ghẻ và các Ubers câu này nên trl ra sao???
Phán đại một mùa, mùa đông chẳng hạn, vì mùa xuân hoa nở nhiều, cần nhiều ong đi lấy mật:))
Cầu Chương Dương có 10 chân (chém thế:D).
 
hi. mình đi phỏng vấn về cũng hay tự rút kinh nghiệm nhưng chưa biết tới những tiêu chí cụ thể thể này để mà so. bài viết rất hữu ích
 
Lựa chọn câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Một điều đáng ngạc nhiên trong quá trình phỏng vấn là ứng viên thường trả lời không cho câu hỏi "Bạn có câu nào cần hỏi chúng tôi không?". Đây không chỉ là câu trả lời sai lầm mà còn khiến bạn bị mất cơ hội tìm hiểu thông tin thêm về công ty.

Việc đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng là rất quan trọng, không thể là những câu hỏi vu vơ mà phải liên quan đến công việc, công ty và ngành nghề mà bạn muốn làm.

Sau đây là một ví dụ khi phỏng vấn hai ứng viên trong vị trí bán hàng với cùng câu hỏi như trên:

Henry đưa ra câu hỏi: "Tôi muốn biết về những lợi ích được hưởng khi vào làm việc cho công ty, khi nào thì được tính lương hiệu quả? Ngoài ra, các khoản trợ cấp, các kỳ nghỉ hằng năm như thế nào?". Nếu đây là câu hỏi đầu tiên, quả là quá sớm khi bạn đề cập ngay đến lợi ích cá nhân bởi nó sẽ gây cho nhà tuyển dụng ấn tượng bạn thiếu quan tâm đến công việc.

Còn với Chris, anh chàng tỏ ra khá thụ động khi trả lời một cách rụt rè: "Không, tôi nghĩ rằng tôi đã biết mọi thứ tôi muốn biết, nhưng tôi sẽ có nhiều câu hỏi nếu tôi được vào làm việc tại công ty". Đây cũng không phải là một ý kiến hay bởi nó thể hiện sự phản ứng thụ động, không thực sự quan tâm đến công việc và trí tưởng tượng thiếu phong phú. Một khi được nhận vào làm mới hỏi thì thực là quá muộn.

Vì thế, việc đưa câu hỏi khi nhà tuyển dụng gợi ý cũng là một thách thức với ứng viên trong quá trình tìm việc. Các nhà tuyển dụng cho rằng, câu hỏi tốt nhất lúc này nên là những câu hỏi đến từ việc bạn lắng nghe thông tin từ người phỏng vấn hoặc những yêu cầu họ đặt ra với ứng viên.

Bạn cần có sự nhanh nhạy trong việc phân tích, xử lý những thông tin vừa nghe từ nhà tuyển dụng để đưa ra những câu hỏi kiểu như: "Vâng, như bạn vừa nói, công ty đang có vấn đề trong việc giữ chân khách hàng lâu năm. Bạn có thể cho tôi biết cụ thể hơn về tình hình này, những thách thức hiện tại cho vị trí tôi đang ứng tuyển?". Những câu hỏi kiểu này cho thấy sự quan tâm của bạn đến công việc và cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn là người đưa giải pháp cho họ.

Dù vậy, không phải lúc nào bạn cũng có thể ứng phó để có câu hỏi ngay lập tức với những thông tin nhà tuyển dụng vừa đưa ra. Bởi vậy, ứng viên nên có sự chuẩn bị, để xem mình cần biết những thông tin gì trước khi đưa ra quyết định có làm việc cho công ty hay không. Bạn nên tạo một danh sách ít nhất khoảng 10 câu hỏi sẽ đặt ra với người phỏng vấn, rồi tùy thuộc vào tình hình để lựa chọn câu hỏi phù hợp.

Nếu người phỏng vấn là người phụ trách nhân sự ở công ty, bạn nên hỏi về yêu cầu của công ty và cơ cấu tổ chức, các bộ phận hoạt động như thế nào.

Nếu đó là người quản lý, bạn có thể đưa ra câu hỏi dự đoán về sự phát triển của ngành công nghiệp trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện kiến thức chuyên ngành.

Nếu là những nhà tuyển dụng chuyên "săn đầu người", câu hỏi nên nghiêng về công việc, phẩm chất mong muốn ở ứng viên cũng như những thách thức công ty đặt ra.

Bạn có thể nêu một hoặc nhiều câu hỏi, tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến thời gian và tình hình buổi phỏng vấn diễn ra như thế nào. Những câu hỏi khác, bạn có thể đợi đến lần gặp tiếp theo, còn lúc này, hãy hỏi điều gì bạn quan tâm nhất. Để an toàn, bạn nên chọn câu hỏi tập trung vào trách nhiệm công việc và làm thế nào để phù hợp với vị trí tuyển dụng. Hãy nghĩ một cách đơn giản rằng, phỏng vấn là quá trình trao đổi hai chiều và tìm hiểu được càng nhiều thông tin càng tốt.


Theo Monster/Bưu Điện Việt Nam
 
Back
Bên trên