Chỉ dẫn của những nhà tâm lý để quan sát người khác

  • Bắt đầu Bắt đầu May trang
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

May trang

Thành viên tích cực
image4.jpg


Bạn cảm thấy chán khi phải xếp hàng hoặc bị đẩy vào tình cảnh phải chờ hàng tiếng trước phòng chờ của bác sĩ. Bạn làm gì để tự tiêu khiển cho bản thân? Lúc nào cũng vậy, chúng ta thường quay sang dòm ngó người khác như một cách để giết thời gian. Dù có thể bạn không nhận ra, nhưng bạn là người quyết định liệu những người đang chia sẻ khoảng không gian đó với bạn- một cách tạm thời- là thông minh hay ngốc nghếch, thú vị hay nhàm chán, hạnh phúc hay lo lắng. Chúng ta cũng có thể áp đặt định kiến lên họ, dù chẳng biết gì hơn ngoài vẻ mặt, hành động, và cách mà họ di chuyển hay yên vị. Củng cố thêm cho định kiến từ những thông tin có thêm chúng ta lấy được từ quần áo họ đang mặc, trang sức họ đang đeo, và tình trạng đôi giày của họ.

Chỉ bởi vì chúng ta có thể sử dụng cơ thể chúng ta để truyền đạt những thông điệp mà ta muốn gửi đến người khác, chúng ta cũng có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể của họ để biết được tâm lý của họ. Tùy vào nghề nghiệp của bạn, kĩ năng này có thể mang tầm quan trọng đến sống còn, như khi trong một vụ án mà người thám tử muốn tìm ra kẻ tình nghi liệu có đang nói thật hay không. Mặc dù tiền lương bạn nhận được không phụ thuộc vào khả năng bạn có đọc được tín hiệu từ người khác hay không, nó cũng sẽ rất vui và là một tài vặt đáng bỏ thời gian.

Trong một quyển sách xuất bản năm 2013 về đề tài quan niệm về ngôn ngữ cơ thể, chuyên gia của tổ chức UCLA Kerri Johnson và Rutgers của tổ chức Maggie Shiffar đã nói rằng cơ thể con người là một phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc người khác nhìn nhận về ta. Tiến sĩ đại học Tilburg, Beatrice de Gelder, nói trong một chương của cuốn sách rằng chúng ta lấy phần lớn thông tin về người khác, như tình trạng cảm xúc, bằng cách nhìn vào biểu hiện trên khuôn mặt của họ nhưng chúng ta cũng có thể đánh giá họ thông qua ngôn ngữ hình thể miêu tả cảm xúc.

Những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tìm những thông tin về sự nhận thức thông thường từ biểu hiện của cơ thể thông qua nghiên cứu những cá nhân mắc chứng tự kỉ hay chấn thương não. Khả năng của chúng ta để rút ra kết luận về con người thông qua điệu bộ và hành động quá đơn giản đến nỗi dường như có thể kết luận rằng sự khiếm khuyết về khả năng này có thể gây ra những vấn đề lớn trong cuộc sống.

Hãy quay lại câu hỏi làm thế nào mà bạn có thể sử dụng tâm lý học như một cẩm nang cho những người thích quan sát, 6 mảng này có thể giúp bạn tập trung sự chú ý của bạn vào những điều quan trọng mà bạn cần tìm kiếm ở những người đang cùng chung sống trong môi trường của bạn.

Nhân dạng: điều đầu tiên mà bạn có thể chú ý đó là trang phục mà họ đang mặc, đặc biệt là khi họ không được che chắn dưới những lớp áo mưa hoặc những chiếc áo khoác dày. Những người có mang một phần nào đó biểu tượng thể thao, dù đó là một chiếc áo len của một tuyển thủ nào đó, nón, áo khoác, hoặc ba lô, thì họ đang nói với thế giới về một phần quốc gia của họ, trường đại học của họ, và quốc tịch họ đang mang. Họ có thể không thực sự đến từ thành phố, bang, hay quốc gia đó, nhưng bằng cách tự trang điểm cho mình bằng những trang phục như vậy, họ thể hiện với những người quan sát rằng đây là hình tượng mà họ muốn tuyên truyền.

Tương tự như vậy, những người mặc những logo hàng hiệu (dù chúng là hàng nhái) thì thể hiện rằng họ muốn xuất hiện trong mắt người khác một cách sành điệu và kiêu sa. Họ cũng thể hiện những điểm nhận diện như quầy lưu niệm mà họ ghé (dù họ có đi du lịch hay không). Khi họ quyết định mang những túi đồ có đề chữ “Sydney” hay “Florence”, thì thông điệp mà họ muốn truyền tải với thế giới là họ chính là những người thích đi vòng quanh thế giới, là kẻ phiêu bạt và rất thạo về cuộc đời.

Những hình xăm cũng là một nhân tố để nhận định một con người. Đó có thể là hình của một người thương yêu mà họ muốn nhớ mãi, phân đội mà họ phục vụ trong quân ngũ, hoặc nhãn hiệu xe mô tô của họ, một hình xăm là một hình thức trang điểm vĩnh viễn trên cơ thể thể hiện thứ mà họ trân trọng.

Lòng tự trọng: Chính cái cách con người ăn mặc thể hiện lòng tự trọng bên trong họ. Một dáng đi chuẩn, với vai hướng ra sau và đầu giữ thẳng, bước từng bước tự tin thể hiện một con người với cảm giác an toàn, mạnh mẽ, và hài lòng với bản thân. Họ không có gì phải giấu giếm cả.

Cũng có thể rằng, điều đó sẽ đi quá mức cần thiết. Những người tự truyền tải thông điệp rằng họ là những kẻ kiêu kì khi họ giữ đầu quá cao đến nỗi họ như nhìn xuống những người khác. Ngược lại, những con người luộm thuộm, kéo lê từng bước khi đi, và có những lúc thụt vai của họ lại thì họ đang kể với thế giới rằng họ đang bị ám ảnh với những cảm giác bất an và nghi ngờ bản thân.

Đi xa hơn nữa, những xu hướng tôn thờ bản ngã thái quá của một người có thể bị hé lộ qua (một cách dễ thấy) sự chú tâm thái quá trong cách ăn mặc và sửa soạn. Từ góc cạnh của những đôi giày hợp với nhau đến hoàn hảo đến đỉnh của mái tóc đã chải cực kì kĩ lưỡng, những con người quan tâm đến ngoại hình của họ thái quá thì thông báo cho thế giới rằng họ tự nhủ với lòng mình rằng mỗi một phút họ bỏ ra để làm đẹp đều xứng đáng.

Trạng thái cảm xúc. Như đã được đề cập bởi ông de Gelder, một trong những ý kiến đánh giá chủ yếu mà chúng ta áp đặt lên người khác, dựa trên vẻ ngoài của họ, chính là tình trạng cảm xúc. Bạn có thể thấy được điều này trên khuôn mặt của họ, nhưng nếu bạn không đủ gần để nhìn thẳng vào mắt họ, bạn vẫn có thể đoán được những cảm xúc của họ qua dáng đứng, cách mà họ bước đi và sử dụng tay của họ.

Những người đang lo lắng thường dịch chuyển và nhún vai của họ, và hất đầu họ từ phía này sang phía khác. Họ có thể lôi ví hoặc lục cặp sách của mình, hoặc giữ chúng trước cơ thể như một dấu hiệu là họ cần được bảo vệ khỏi những thứ có thể làm tổn hại họ. Sự căng thẳng cũng có thể dẫn con người đến việc thực hiện những dấu hiệu như vậy, nhưng thêm vào đó họ xuất hiện theo kiểu như họ phải gánh vác trách nhiệm của toàn thế giới trên lưng, và vai của họ theo đó cũng chùng xuống. Mối ưu tư cũng có thể được thể hiện qua cái cách mà họ nhìn chăm chú vào điện thoại mà không chú ý đến những điều đang diễn ra xung quanh.

Những người đang trong trạng thái căng thẳng có thể biểu hiện qua một cử chỉ khuôn mặt buồn nhưng một lần nữa, nếu bạn không đủ gần để quan sát được điều đó, bạn có thể phỏng đoán tình trạng này qua những bước chân chậm dần lại của họ. Khi bạn căng thẳng, bạn sẽ không thích di chuyển quá nhanh, và điều này phản ánh trong dáng đi của bạn, Ngược lại thì những người đang hạnh phúc thì bước đi mạnh mẽ hơn, có thể có một số bước nhảy ngắn trong bước đi của họ.

Sự tốt bụng.” Đặc điểm tính cách dễ thương (agreeableness) gắn liền với bầu không khí tổng thể của sự thân thiện, sự ấm áp, và khả năng nắm tay thành nắm đấm. Những người có đặc điểm này cao thể hiện sự quan tâm đến người khác thông qua những hành động không lời. Họ sẽ giữ cửa mở cho bạn, nhường cho bạn đi trước khi vào thang máy hoặc đi trên đường, và họ sở hữu một dáng đi vui vẻ nhưng nhẹ nhàng và thanh thoát.

Tính hướng ngoại. Luôn sẵn sàng tiếp cận những người khác, cảm thấy buồn chán khi ở một mình, luôn tìm kiếm sự kích thích từ môi trường của họ, những người hướng ngoại có thể được nhận ra trong bất cứ cuộc họp mặt nào như một người luôn nhìn vào mắt người khác và bắt chuyện với bất cứ người nào đi ngang qua họ. Còn hơn là rút vào một góc khuất, họ biết cách “xử lí đám đông,” dù ở một buổi tiệc hoặc trong một phòng chờ. Bạn có cảm giác rằng người hướng ngoại đó luôn sẵn sàng bắt tay với một số người, dù là họ có được mời hay không.

Người hướng ngoại cũng có thể là loại người thích mặc những tông màu nổi và sáng. Mặc dù họ cũng có một ngày đen tối và họ lựa chọn những tông màu hợp với tâm trạng một cách có chủ đích, những người hướng ngoại thường phô ra tính cách của họ thông qua những màu nổi bật để khẳng định sự hiện diện của họ đối với tất cả mọi người.



Tham Khảo

de Gelder, B. (2013). From body perception to action preparation: A distributed neuralsystem for viewing bodily expressions of emotion. In K. L. Johnson, M. Shiffrar, K. L. Johnson, M. Shiffrar (Eds.) , People watching: Social, perceptual, and neurophysiological studies of body perception (pp. 350-368). New York, NY, US: Oxford University Press.

Fouhey, D.F., Delaitre, V., Gupta, A., Efros, A.A., Laptev, I., Sivic, J. (2014). People watching: Human actions as a cue for single cue geometry. Int. J. Comput.Vis., 110, 259-274.

Johnson, K. L., & Shiffrar, M. (2013). People watching: Social, perceptual, and neurophysiological studies of body perception. New York, NY, US: Oxford University Press.


Phạm Thành dịch

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/ful...e-watching
 
mình mua áo chả bao giờ quan tâm đến tên in trên áo chỉ quan tâm đến kiểu dáng, màu sắc rùi hình ảnh đó có đẹp ko thoai
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,709
Thành viên mới nhất
saokebuzz1
Back
Bên trên